Rực rỡ mùa hồng trên cao nguyên

Hồng vốn là một loại cây ưa khí hậu mát mẻ vùng ôn đới. Khoảng những năm đầu thế kỷ 20, người Pháp đã đưa loài cây này đến Đà Lạt. Có lẽ, do hợp thổ nhưỡng và khí hậu nơi đây nên cây hồng đã không ngừng phát triển.

Với thổ nhưỡng của vùng cao nguyên mát mẻ, cây hồng không những phát triển rất mạnh mẽ ở Tp.Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) và vùng ngoại ô, mà còn đem lại hiệu quả kinh tế cao và trở thành trái cây đặc sản được yêu thích.

Với thổ nhưỡng của vùng cao nguyên mát mẻ, cây hồng không những phát triển rất mạnh mẽ ở Tp.Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) và vùng ngoại ô, mà còn đem lại hiệu quả kinh tế cao và trở thành trái cây đặc sản được yêu thích.

Hàng năm cứ vào khoảng cuối tháng 8 là hồng bắt đầu kết trái. Mùa hồng Đà Lạt sẽ kéo dài cho đến hết tháng 11, sang đầu tháng 12. Thời gian này, tiết trời mát dịu, nắng không còn chói chang, những quả hồng mới bắt đầu chín rộ.

Hàng năm cứ vào khoảng cuối tháng 8 là hồng bắt đầu kết trái. Mùa hồng Đà Lạt sẽ kéo dài cho đến hết tháng 11, sang đầu tháng 12. Thời gian này, tiết trời mát dịu, nắng không còn chói chang, những quả hồng mới bắt đầu chín rộ.

Khi tháng 10 và 11 đến, lá cây thưa dần, nhường chỗ cho những quả hồng chín mọng hiện ra rực rỡ. Khu vườn như bừng sáng với sắc đỏ cam bắt mắt của trái hồng, tạo nên một khung cảnh đầy sức sống và tươi mới. Đây cũng là lúc những vườn hồng Đà Lạt trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách, khi trái cây đã chín đủ độ, căng tròn và ngọt lịm.

Khi tháng 10 và 11 đến, lá cây thưa dần, nhường chỗ cho những quả hồng chín mọng hiện ra rực rỡ. Khu vườn như bừng sáng với sắc đỏ cam bắt mắt của trái hồng, tạo nên một khung cảnh đầy sức sống và tươi mới. Đây cũng là lúc những vườn hồng Đà Lạt trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách, khi trái cây đã chín đủ độ, căng tròn và ngọt lịm.

Đến tháng 12, khi mùa hồng chín đã qua, khung cảnh vườn hồng trở nên vắng vẻ hơn. Lá cây gần như rụng hết, chỉ còn lại những cành cây khẳng khiu với vài quả hồng đỏ rực treo lơ lửng. Mặc dù, không còn sự rực rỡ của những ngày đầu mùa, nhưng hình ảnh này lại mang một vẻ đẹp trầm lắng, có chút đượm buồn, gợi nhớ về sự kết thúc của một mùa vụ, như một lời chào khép lại mùa thu yên bình của Tp.Đà Lạt.

Đến tháng 12, khi mùa hồng chín đã qua, khung cảnh vườn hồng trở nên vắng vẻ hơn. Lá cây gần như rụng hết, chỉ còn lại những cành cây khẳng khiu với vài quả hồng đỏ rực treo lơ lửng. Mặc dù, không còn sự rực rỡ của những ngày đầu mùa, nhưng hình ảnh này lại mang một vẻ đẹp trầm lắng, có chút đượm buồn, gợi nhớ về sự kết thúc của một mùa vụ, như một lời chào khép lại mùa thu yên bình của Tp.Đà Lạt.

Xen lẫn trong những tán lá xanh là từng chùm quả đỏ xum xuê, đong đưa theo gió. Từ màu xanh khi còn non, hồng dần chuyển sang màu vàng rồi ngã màu đỏ cam rực rỡ. Từ xa, trông như những đốm lửa thắp sáng cả một góc trời.

Xen lẫn trong những tán lá xanh là từng chùm quả đỏ xum xuê, đong đưa theo gió. Từ màu xanh khi còn non, hồng dần chuyển sang màu vàng rồi ngã màu đỏ cam rực rỡ. Từ xa, trông như những đốm lửa thắp sáng cả một góc trời.

Khi trái vừa già và đang chuyển dần sang màu vàng nhạt, hồng được người dân bắt đầu thu hoạch. Vì thế, hồng giòn Đà Lạt là một loại đặc sản nổi tiếng và hấp dẫn không chỉ bởi sự thơm giòn, thanh ngọt, mà còn bởi sự độc đáo trong cách chế biến.

Khi trái vừa già và đang chuyển dần sang màu vàng nhạt, hồng được người dân bắt đầu thu hoạch. Vì thế, hồng giòn Đà Lạt là một loại đặc sản nổi tiếng và hấp dẫn không chỉ bởi sự thơm giòn, thanh ngọt, mà còn bởi sự độc đáo trong cách chế biến.

Khi tiết trời vào đông, nắng lạnh và khô ráo, lá hồng đổi sang màu vàng cam và bắt đầu rụng, những trái hồng cũng chuyển màu cam (thường là khoảng tháng 11 đến hết tháng 12) thì người dân Tp.Đà Lạt bắt đầu làm treo hồng gió theo công nghệ Nhật Bản.

Khi tiết trời vào đông, nắng lạnh và khô ráo, lá hồng đổi sang màu vàng cam và bắt đầu rụng, những trái hồng cũng chuyển màu cam (thường là khoảng tháng 11 đến hết tháng 12) thì người dân Tp.Đà Lạt bắt đầu làm treo hồng gió theo công nghệ Nhật Bản.

Trái hồng vừa chín tới vẫn còn độ cứng được gọt vỏ, để lại cuống và treo lên giàn thành từng chuỗi các dây hồng có khoảng cách đều nhau, dây này so le với dây kia để các trái hồng không chạm vào nhau.

Trái hồng vừa chín tới vẫn còn độ cứng được gọt vỏ, để lại cuống và treo lên giàn thành từng chuỗi các dây hồng có khoảng cách đều nhau, dây này so le với dây kia để các trái hồng không chạm vào nhau.

Các dây hồng được treo trong nhà kính nhằm tránh mưa, tránh côn trùng, hong nắng và tránh ánh nắng quá gắt chiếu trực tiếp nhưng vẫn thoáng gió.

Các dây hồng được treo trong nhà kính nhằm tránh mưa, tránh côn trùng, hong nắng và tránh ánh nắng quá gắt chiếu trực tiếp nhưng vẫn thoáng gió.

Sau khoảng 5-7 ngày treo, các trái hồng sẽ được xoa bóp nhẹ nhàng đều đặn 2 ngày một lần để tiết mật và trở nên mềm dẻo. Quả hồng sẽ bắt đầu chuyển màu cam đậm và nâu dần. Nếu trời nắng đều, thì khoảng 3 tuần là quá trình treo gió hoàn tất, các trái hồng có màu nâu mật sẽ được hạ giàn, cắt cuống và đóng gói thành phẩm.

Sau khoảng 5-7 ngày treo, các trái hồng sẽ được xoa bóp nhẹ nhàng đều đặn 2 ngày một lần để tiết mật và trở nên mềm dẻo. Quả hồng sẽ bắt đầu chuyển màu cam đậm và nâu dần. Nếu trời nắng đều, thì khoảng 3 tuần là quá trình treo gió hoàn tất, các trái hồng có màu nâu mật sẽ được hạ giàn, cắt cuống và đóng gói thành phẩm.

Trái hồng treo gió có bề mặt dai nhẹ, bên trong mềm, lên mật óng ánh, thơm và ngọt hơn cả quả tươi. Ngoài hồng giòn và hồng treo gió, hồng trái Đà Lạt vẫn được thưởng thức theo 2 cách ăn truyền thống là hồng ủ chín và hồng sấy. Nhưng, sản phẩm hồng treo gió Đà Lạt theo công nghệ Nhật Bản trở thành một thức quà độc đáo của xứ lạnh bởi vị ngon ngọt, dinh dưỡng; đồng thời, góp phần nâng cao giá trị của trái hồng Tp.Đà Lạt.

Trái hồng treo gió có bề mặt dai nhẹ, bên trong mềm, lên mật óng ánh, thơm và ngọt hơn cả quả tươi. Ngoài hồng giòn và hồng treo gió, hồng trái Đà Lạt vẫn được thưởng thức theo 2 cách ăn truyền thống là hồng ủ chín và hồng sấy. Nhưng, sản phẩm hồng treo gió Đà Lạt theo công nghệ Nhật Bản trở thành một thức quà độc đáo của xứ lạnh bởi vị ngon ngọt, dinh dưỡng; đồng thời, góp phần nâng cao giá trị của trái hồng Tp.Đà Lạt.

Mùa hồng treo gió cũng là khoảng thời gian các vườn hồng đẹp nhất, trở thành điểm đến yêu thích thu hút du khách. Những vườn hồng trên đường Khe Sanh, đèo Mimosa, Triệu Việt Vương; hay các xã, thị trấn: Xuân Trường, D'ran, Đạ Sar, Đạ Nhim, Đạ Chais... đều có thể thấy thấp thoáng những cây hồng ở hai bên đường bởi màu cam sum suê nổi bật. Du khách có thể xin vào vườn chụp ảnh, thưởng thức những trái hồng chín cây ngọt lịm, để có những trải nghiệm thú vị về loài cây được cho là không kỳ công chăm sóc, ít sâu bệnh và mỗi mùa đều cho trái ngọt bất kể nắng mưa, gió sương...

Mùa hồng treo gió cũng là khoảng thời gian các vườn hồng đẹp nhất, trở thành điểm đến yêu thích thu hút du khách. Những vườn hồng trên đường Khe Sanh, đèo Mimosa, Triệu Việt Vương; hay các xã, thị trấn: Xuân Trường, D'ran, Đạ Sar, Đạ Nhim, Đạ Chais... đều có thể thấy thấp thoáng những cây hồng ở hai bên đường bởi màu cam sum suê nổi bật. Du khách có thể xin vào vườn chụp ảnh, thưởng thức những trái hồng chín cây ngọt lịm, để có những trải nghiệm thú vị về loài cây được cho là không kỳ công chăm sóc, ít sâu bệnh và mỗi mùa đều cho trái ngọt bất kể nắng mưa, gió sương...

Vườn hồng Đà Lạt mỗi thời điểm trong mùa chín lại mang đến một vẻ đẹp riêng biệt, biến đổi theo từng giai đoạn của thiên nhiên. Vào đầu vụ, khoảng cuối tháng 9, khi lá cây còn xanh và tươi tốt, những trái hồng vàng óng ánh thấp thoáng giữa tán lá tạo nên một khung cảnh dịu dàng, thanh bình.

Vườn hồng Đà Lạt mỗi thời điểm trong mùa chín lại mang đến một vẻ đẹp riêng biệt, biến đổi theo từng giai đoạn của thiên nhiên. Vào đầu vụ, khoảng cuối tháng 9, khi lá cây còn xanh và tươi tốt, những trái hồng vàng óng ánh thấp thoáng giữa tán lá tạo nên một khung cảnh dịu dàng, thanh bình.

Đó là bức tranh mùa thu yên ả, khi những trái hồng non còn lấp ló giữa những nhánh cây, đem đến cảm giác ấm áp và trong lành. Trải qua năm tháng, số lượng không còn tính bằng cây nữa mà được tính bằng vườn. Những vườn hồng đã dần trở thành một phần gắn bó của mảnh đất này.

Đó là bức tranh mùa thu yên ả, khi những trái hồng non còn lấp ló giữa những nhánh cây, đem đến cảm giác ấm áp và trong lành. Trải qua năm tháng, số lượng không còn tính bằng cây nữa mà được tính bằng vườn. Những vườn hồng đã dần trở thành một phần gắn bó của mảnh đất này.

Nguyễn Phi Long

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/ruc-ro-mua-hong-tren-cao-nguyen-204241110123700621.htm