Pakistan mua 300 xe tăng VT-4 để đấu với 1000 chiếc T-90S của Ấn Độ

Quân đội Pakistan đã quyết định đã chi 1 tỷ USD để mua 300 xe tăng chiến đấu chủ lực VT-4 từ Trung Quốc. Đây sẽ trở thành xương sống của lực lượng xe tăng chiến đấu chủ lực của Quân đội Pakistan sau năm 2020.

Theo các nguồn tin liên quan tiết lộ, Quân đội Pakistan đã ký hợp đồng đầu tiên mua 176 xe tăng VT-4 của Trung Quốc, với đơn giá trung bình gần 5 triệu USD/ chiếc và lô thứ hai, gồm 124 chiếc VT-4, sắp được ký kết.

Việc mua xe tăng chiến đấu chủ lực VT-4 quy mô lớn của Quân đội Pakistan cũng không có gì là bất ngờ, bởi Pakistan là đồng minh thân cận của Trung Quốc và luôn được Trung Quốc “ưu ái” trong các hợp đồng mua vũ khí; hiện nay các loại xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) của Quân đội Pakistan phần lớn đều có nguồn gốc từ Trung Quốc hoặc hợp tác với Trung Quốc.

Để đối phó với lực lượng xe tăng chiến đấu chủ lực hùng hậu của đại kình địch Ấn Độ, mà hiện nay loại xe tăng chiến đấu chủ lực T-90MS đang chiếm số lượng lớn, có tính năng kỹ chiến thuật vượt trội loại xe tăng hiện đại nhất của Quân đội Pakistan là Al-Khalid, Quân đội Pakistan đã đưa ra một dự án MBT thế hệ mới, đủ sức đương đầu với T-90MS của Ấn Độ.

Cạnh tranh cho dự án này là xe tăng VT-4 của Trung Quốc, T-84M của Ukraine và MBT Altai của Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên Ukraine đang chìm trong vũng lầy của cuộc nội chiến, và nền kinh tế đang trên bờ vực sụp đổ. Ngành công nghiệp xe tăng đang chết dần và rất khó để đáp ứng được cho các dự án quy mô lớn.

Thổ Nhĩ Kỳ đã từng là đối thủ cạnh tranh mạnh nhất của Trung Quốc, nhưng mối quan hệ của Thổ với Mỹ hiện đã đóng băng, Mỹ đã áp đặt lệnh cấm vận vũ khí đối với Thổ Nhĩ Kỳ và xe tăng Altai được sử dụng rất nhiều các linh kiện của phương Tây.

Pakistan đã rút kinh nghiệm trong quá khứ, khi họ mua máy bay trực thăng vũ trang T-129 của Thổ Nhĩ Kỳ. Máy bay trực thăng này sử dụng động cơ cánh quạt T800 của Mỹ, do lệnh cấm vận của Mỹ đối với Thổ, trực thăng T-129 do Pakistan đặt hàng không thể có được động cơ.

Để tránh lặp lại sai lầm tương tự, Quân đội Pakistan cuối cùng đã chọn xe tăng chiến đấu chủ lực VT-4 của Trung Quốc. Đây là đối tác chiến lược quan trọng bậc nhất của Pakistan, ngoài việc không bị sức ép chính trị, Pakistan còn được hỗ trợ tài chính từ phía Trung Quốc để mua xe tăng VT-4.

Các nhà lãnh đạo Quân đội Pakistan cho biết, xe tăng VT-4 sẽ được triển khai tại bang Punjab, bang có nền kinh tế lớn nhất Pakistan, với GDP chiếm 60% của Pakistan và 80% sản lượng ngũ cốc. Đây cũng là hướng chính để Ấn Độ tấn công Pakistan.

Sư đoàn 6 thiết giáp sẽ là sư đoàn đầu tiên của Quân đội Pakistan được trang bị MBT VT-4. Sư đoàn này hiện được trang bị xe tăng Al-Zarrar, đây là biến thể của xe tăng chiến đấu chủ lực Type 59 của Trung Quốc (bản sao của xe tăng T-54 Liên Xô). Mặc dù được Pakistan nâng cấp, nhưng không thể đấu lại với các loại MBT của Quân đội Ấn Độ.

Phiên bản VT-4 có trọng lượng của chiến đấu khoảng 52 tấn (T90MS khoảng 50 tấn), với công suất 1.500 mã lực, tỷ lệ công suất trên trọng lượng là 28,8 mã lực/tấn, trong khi đó T90MS chỉ có công suất 1.200 mã lực và tỷ lệ công suất trên trọng lượng là 24 mã lực/tấn. Tuy nhiên, T-90MS của Ấn Độ được mệnh danh là “xe tăng bay”, với khả năng cơ động tốt hơn nhiều với các loại xe tăng của phương Tây.

Phiên bản VT-4 có trọng lượng của chiến đấu khoảng 52 tấn (T90MS khoảng 50 tấn), với công suất 1.500 mã lực, tỷ lệ công suất trên trọng lượng là 28,8 mã lực/tấn, trong khi đó T90MS chỉ có công suất 1.200 mã lực và tỷ lệ công suất trên trọng lượng là 24 mã lực/tấn. Tuy nhiên, T-90MS của Ấn Độ được mệnh danh là “xe tăng bay”, với khả năng cơ động tốt hơn nhiều với các loại xe tăng của phương Tây.

Quân đội Pakistan hy vọng, với các loại giáp mới này, VT-4 có thể chống lại loại đạn xuyên giáp ổn định bằng cánh 3BM44 do xe tăng T90MS bắn ra ở khoảng cách 2.000 mm. Cùng với đó, giáp phản ứng nổ cũng được đặt trên nóc xe, có thể chống lại đạn tên lửa chống tăng Javelin, thường tiến công theo kiểu “đột nóc”, mà Ấn Độ mới mua của Mỹ.

Quân đội Pakistan hy vọng, với các loại giáp mới này, VT-4 có thể chống lại loại đạn xuyên giáp ổn định bằng cánh 3BM44 do xe tăng T90MS bắn ra ở khoảng cách 2.000 mm. Cùng với đó, giáp phản ứng nổ cũng được đặt trên nóc xe, có thể chống lại đạn tên lửa chống tăng Javelin, thường tiến công theo kiểu “đột nóc”, mà Ấn Độ mới mua của Mỹ.

Cùng với gói hỗ trợ về tài chính và hậu cần, Quân đội Pakistan cũng hy vọng rằng họ sẽ có thể lắp ráp và sản xuất xe tăng chiến đấu chủ lực VT-4 tại Pakistan trong tương lai như loại xe tăng chiến đấu chủ lực Al-Khalid, được thiết kế dựa trên cơ sở là xe tăng chủ lực Type 90-IIM của Trung Quốc, hay còn được gọi với cái tên khác là MBT-2000 do tập đoàn Norinco thiết kế.

Giới phân tích quân sự nhận định, việc Pakistan lựa chọn MBT VT-4 để nâng cao năng lực cho binh chủng tăng thiết giáp của nước này là bước đi hợp lý, khi chiếc MBT này thậm chí còn có một số tính năng kỹ chiến thuật ưu việt hơn T-90MS của Nga đang được Quân đội Ấn Độ sử dụng.

Tuy nhiên hiện tại số lượng T-90MS của Lục quân Ấn Độ đã trên 1.000 chiếc, thừa sức áp đảo số VT-4 của Pakistan nếu chiến tranh giữa hai quốc gia xảy ra.

Video Giải mã vũ khí: VT4 - Vua xe tăng Đông Nam Á - Nguồn: QPVN

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/pakistan-mua-300-xe-tang-vt-4-de-dau-voi-1000-chiec-t-90s-cua-an-do-1381185.html