Ong bắp cày 'ma cà rồng' ở Amazon có khuôn mặt đáng sợ, ăn con mồi từ trong ra ngoài

Các nhà khoa học vừa phát hiện ra một loài con ong bắp cày trong rừng nhiệt đới Amazon có biệt danh 'ma cà rồng' vì ăn sạch con mồi từ trong ra ngoài.

Theo Metro, mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra một con ong bắp cày trong rừng nhiệt đới Amazon. Loài ong bắp cày này được mệnh danh là "ma cà rồng" với cái đầu khổng lồ cùng "giao diện" trông khá đáng sợ.

Phát hiện loài ong bắp cày khổng lồ mới ở Nam Mỹ được mệnh danh là" quái vật ma cà rồng". Ảnh Metro

Phát hiện loài ong bắp cày khổng lồ mới ở Nam Mỹ được mệnh danh là" quái vật ma cà rồng". Ảnh Metro

Loài ong bắp cày này có tên Capitojoppa amazonica - “capito” là biệt danh tiếng Tây Ban Nha dành cho người có đầu to, là một trong 100 loài mới được xác định tại Khu bảo tồn quốc gia Allpahuayo-Mishana của Peru. Đây là một khu bảo tồn sinh học nổi tiếng lớn nhất thế giới.

Tờ New York Post cho biết, loài ong bắp cày mới có thể đốt, hút máu và ăn thịt con mồi từ trong ra ngoài - bằng cách ký sinh ấu trùng bên dưới da "nạn nhân". Sinh vật đáng sợ màu vàng sáng này có chiều dài 1,7 cm, đặc điểm nhận dạng dễ dàng nhất chính là phần đầu to bất thường.

Dù nguy hiểm và đáng sợ là thế nhưng con người may mắn không nằm trong danh sách trở thành con mồi của sinh vật này. Ong bắp cày cái theo dõi các con mồi tiềm năng như sâu bướm, nhện và bọ cánh cứng trước khi dùng vòi chích vào con mồi và đẻ trứng vào bên trong.

May mắn là con người không phải con mồi yêu thích của chúng. Ảnh Metro

May mắn là con người không phải con mồi yêu thích của chúng. Ảnh Metro

Brandon Claridge, một nghiên cứu sinh tiến sĩ về sinh học tại Đại học bang Utah, người đã phát hiện ra ong bắp cày, nói trên Live Science: “Sau khi xác định được vật chủ, ong bắp cày cái sẽ dùng vòi 'âu yếm' con mồi. Nếu được chấp nhận, con cái sẽ đẻ trứng vào bên trong vật chủ bằng cách dùng cơ quan đẻ trứng - một cơ quan đẻ trứng hình ống đâm vào vật chủ".

Trứng chỉ mất vài ngày để nở thành ấu trùng, sau đó chúng ăn vật chủ từ trong ra ngoài. Một số loài Capitojoppa cũng ăn chất lỏng giống như máu của vật chủ - thường thậm chí không đẻ trứng.

Ong bắp cày màu vàng sáng cũng được mô tả là có đầu to, hàm lớn và răng hơi không đều nhau. Ông Claridge - đến từ Đại học bang Utah, cho biết: “Cái tên Capitojoppa cho các nhà khoa học biết rất nhiều về đặc điểm của loài ong bắp cày mới được phát hiện ở Amazon.

Những con ong bắp cày thuộc chi này có cái đầu lớn, điều này được phản ánh ở phần đầu của tên. Nó cũng đề cập đến loài chim barbet Capito được tìm thấy ở Nam Mỹ, có mỏ to và khỏe. Từ joppa trong tên đề cập đến chi ong bắp cày Joppa giống với Capitojoppa. Tên loài cụ thể amazonica đề cập đến Amazon.

Ong bắp cày châu Âu. Ảnh Internet.

Ong bắp cày châu Âu. Ảnh Internet.

Ong bắp cày khổng lồ châu Á. Ảnh Internet..

Ong bắp cày khổng lồ châu Á. Ảnh Internet..

Ong bắp cày vừa được phát hiện ở Amazon khác với ong bắp cày châu Âu (Vespa crabro) hay ong bắp cày khổng lồ châu Á (Vespa mandarinia). Ong bắp cày châu Âu có kích thước khoảng 2 - 3.5 cm, phân bố chủ yếu ở châu Âu, Nga, Bắc Mỹ và Bắc Á. Ở Việt Nam, ong bắp cày còn có các tên khác như ong vò vẽ, ong bò, ong bò vẽ, ong bồ vẽ, ong vẽ, ong vàng.

Khác với ong bắp cày ở Amazon, ong bắp cày châu Âu là loài nguy hiểm, hay tấn công người. Trên thế giới ghi nhận nhiều trường hợp bị ong bắp cày châu Âu đốt.

Trong khi đó, ong bắp cày khổng lồ châu Á có chiều dài lớn nhất là 5 cm, được xem là loài ong lớn nhất và nguy hiểm nhất. Nọc độc của chúng tấn công vào hệ thần kinh và đe dọa tính mạng nếu không điều trị kịp thời sau khi bị chúng đốt. Đối với loài người, ong bắp cảy khổng lồ châu Á cũng bị liệt vào danh sách những động vật sát thủ khi gây ra nhiều cái chết cho nạn nhân là con người. Năm 2013, 41 người chết và hàng trăm người bị thương vì ong bắp cày khổng lồ châu Á.

Theo Văn hóa và Phát triển

Nguồn Doanh Nghiệp: https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/ong-bap-cay-ma-ca-rong-o-amazon-co-khuon-mat-dang-so-an-con-moi-tu-trong-ra-ngoai/20240904073838981