Ninh Bình, họa tiết thiên nhiên trên từng đôi cánh

Ninh Bình sở hữu một hệ sinh thái vô cùng phong phú, những cánh rừng ngập mặn, những vách đá vôi dựng đứng, những dòng sông uốn lượn đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ, thu hút rất nhiều loài chim quý về đây trú ngụ.

Ninh Bình-Nơi "đất lành chim đậu".

Ninh Bình-Nơi "đất lành chim đậu".

Báo Ninh Bình xin giới thiệu hình ảnh một số loài chim ghi nhận ngoài thiên nhiên hoang dã ở Ninh Bình của anh Bùi Đức Tiến-một người nghiên cứu về chim đồng thời cũng là một nhiếp ảnh gia chuyên chụp ảnh về thiên nhiên hoang dã.

Anh Tiến từng có 10 năm làm việc tại Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương, am hiểu thiên nhiên và đã theo dấu chụp hàng nghìn bức ảnh về các loài chim Việt Nam.

Anh cũng có nhiều bức ảnh tham gia vào sách ảnh có tên là Các loài chim Việt Nam, do Tiến sỹ Lê Mạnh Hùng làm chủ biên, xuất bản năm 2020, giới thiệu 731 loài chim thuộc 22 bộ, 93 họ ghi nhận tại Việt Nam thông qua 1.205 bức ảnh.

1. Chim Đuôi cụt bụng vằn có ngoại hình rất thú vị với cái đuôi cụt ngủn như bị ai đó vặt trụi. Sinh cảnh của chúng là rừng lá rộng thường xanh, bán thường xanh, rừng hỗn giao rụng lá, rừng tre nứa (Ảnh chụp tại VQG Cúc Phương).

1. Chim Đuôi cụt bụng vằn có ngoại hình rất thú vị với cái đuôi cụt ngủn như bị ai đó vặt trụi. Sinh cảnh của chúng là rừng lá rộng thường xanh, bán thường xanh, rừng hỗn giao rụng lá, rừng tre nứa (Ảnh chụp tại VQG Cúc Phương).

2. Chim Cà kheo với mỏ đen dài, đầu và bụng trắng, cánh đen, đôi chân siêu dài đỏ hồng nổi bật (Ảnh chụp tại xã Trường Yên, Hoa Lư).

2. Chim Cà kheo với mỏ đen dài, đầu và bụng trắng, cánh đen, đôi chân siêu dài đỏ hồng nổi bật (Ảnh chụp tại xã Trường Yên, Hoa Lư).

3. Chim Hút mật đỏ, là một loài chim thuộc họ Hút mật có kích thước khá nhỏ-chiều dài cơ thể chúng chỉ chừng 11 cm. Chúng chủ yếu sống nhờ vào mật hoa, mặc dù đôi khi côn trùng cũng nằm trong khẩu phần của loài chim này. (Ảnh chụp tại Khu du lịch Tuyệt Tịnh Cốc, huyện Hoa Lư).

3. Chim Hút mật đỏ, là một loài chim thuộc họ Hút mật có kích thước khá nhỏ-chiều dài cơ thể chúng chỉ chừng 11 cm. Chúng chủ yếu sống nhờ vào mật hoa, mặc dù đôi khi côn trùng cũng nằm trong khẩu phần của loài chim này. (Ảnh chụp tại Khu du lịch Tuyệt Tịnh Cốc, huyện Hoa Lư).

4. Chim Oanh Nhật Bản-một loài chim di cư hiếm gặp (Ảnh chụp tại VQG Cúc Phương).

4. Chim Oanh Nhật Bản-một loài chim di cư hiếm gặp (Ảnh chụp tại VQG Cúc Phương).

5. Chim Choi choi xám, một loài chim ven biển di cư qua Ninh Bình (Ảnh chụp tại Hoa Lư).

5. Chim Choi choi xám, một loài chim ven biển di cư qua Ninh Bình (Ảnh chụp tại Hoa Lư).

6. Chim Te vàng, là loài chim nước quý hiếm, lông có màu xám, mỏ và chân có màu vàng, thường sống ở phía Bắc Trung Quốc, hàng năm di cư về phía Nam vào mùa đông. (Ảnh chụp tại Hoa Lư)

6. Chim Te vàng, là loài chim nước quý hiếm, lông có màu xám, mỏ và chân có màu vàng, thường sống ở phía Bắc Trung Quốc, hàng năm di cư về phía Nam vào mùa đông. (Ảnh chụp tại Hoa Lư)

7. Chim Mỏ rộng hung thuộc họ Mỏ rộng. Môi trường sống của chúng là tầng tán của các khu rừng ẩm ướt, vì thế mặc dù có màu sặc sỡ nhưng vẫn khó quan sát được chúng. (Ảnh chụp tại VQG Cúc Phương)

7. Chim Mỏ rộng hung thuộc họ Mỏ rộng. Môi trường sống của chúng là tầng tán của các khu rừng ẩm ướt, vì thế mặc dù có màu sặc sỡ nhưng vẫn khó quan sát được chúng. (Ảnh chụp tại VQG Cúc Phương)

Chim Đớp ruồi cằm đen, loài chim di cư trú đông ở vùng Bắc Bộ (Ảnh chụp ở núi Đá Hàn, huyện Gia Viễn)

Chim Đớp ruồi cằm đen, loài chim di cư trú đông ở vùng Bắc Bộ (Ảnh chụp ở núi Đá Hàn, huyện Gia Viễn)

9. Cò ngàng lớn dài khoảng 83-103 cm và nặng 0,7-1,2 kg, toàn thân màu trắng. Mỏ chim có màu vàng trong mùa sinh sản và màu đen trong thời gian còn lại (Ảnh chụp tai Khu đất ngập nước Vân Long, huyện Gia Viễn)

9. Cò ngàng lớn dài khoảng 83-103 cm và nặng 0,7-1,2 kg, toàn thân màu trắng. Mỏ chim có màu vàng trong mùa sinh sản và màu đen trong thời gian còn lại (Ảnh chụp tai Khu đất ngập nước Vân Long, huyện Gia Viễn)

10. Chim Cú mèo khoang cổ là một loài định cư khá phổ biến trong cả nước, chúng nổi tiếng với giác quan tinh tường, bộ vuốt sắc bén và khả năng bay không tiếng động.

10. Chim Cú mèo khoang cổ là một loài định cư khá phổ biến trong cả nước, chúng nổi tiếng với giác quan tinh tường, bộ vuốt sắc bén và khả năng bay không tiếng động.

11. Gà lôi trắng, một loài hiếm gặp, sống trong rừng già (Ảnh chụp tại VQG Cúc Phương).

11. Gà lôi trắng, một loài hiếm gặp, sống trong rừng già (Ảnh chụp tại VQG Cúc Phương).

12. Gà so ngực gụ, là loài chim đặc hữu, sống trong rừng rậm (Ảnh chụp tại VQG Cúc Phương).

12. Gà so ngực gụ, là loài chim đặc hữu, sống trong rừng rậm (Ảnh chụp tại VQG Cúc Phương).

Vườn chim hàng nghìn con tại xã Gia Lạc, huyện Gia Viễn.

Vườn chim hàng nghìn con tại xã Gia Lạc, huyện Gia Viễn.

Có thể thấy, mỗi loài chim là một tác phẩm nghệ thuật sống động, minh chứng rõ nét cho những nỗ lực không ngừng nghỉ của tỉnh Ninh Bình trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học.

Mỗi chúng ta hãy chung tay để Ninh Bình mãi là một điểm đến du lịch hấp dẫn, một thiên đường cho các loài chim sinh sống và phát triển.

Nguyễn Lựu - Đức Tiến

Nguồn Ninh Bình: https://baoninhbinh.org.vn/ninh-binh-hoa-tiet-thien-nhien-tren-tung-doi-canh/d20240828211452124.htm