Những mảnh số phận của thợ mỏ Chile

"Hãy đưa chúng tôi ra khỏi đây ngay lập tức. Họ làm quá lâu". Mario Gúmez, 63 tuổi, đã từng xuống đến đáy của sự suy sụp.

Mặc dù là người già nhất và có lẽ là kinh nghiệm nhất trong số 33 thợ mỏ Chile bị kẹt dưới 700 m dưới lòng đất, những ngày ấy, Gúmez cảm thấy những tiếng nổ lớn trong các mảng tường xung quanh mình. Ông hoảng hốt nghĩ rằng một lỗ hổng khổng lồ giống cái hang đã giam họ trong hai tháng qua đang dần hiện ra. Cuối cùng khi ngoi lên được mặt đất hôm qua, ông khuỵu chân xuống đất và cầu nguyện. Vợ ông, người liên tục nói trong nhiều tuần nay là muốn chồng mình nghỉ hưu, phải cúi xuống nâng ông dậy trước khi ông được nhập viện với bệnh viêm phổi. Khi những thợ mỏ đang được giải cứu và hàng tỷ người trên thế giới rung động dõi theo, thì những mảnh đời tư, cuộc vật lộn tinh thần trong suốt tháng ngày giam cầm, cùng cuộc sống chờ đợi các thợ mỏ trước mắt, cũng bắt đầu hé lộ. Victor Segovia, 48 tuổi, đã đảm nhiệm vai trò "người viết sử" của cả nhóm bằng cách ghi lại nhật ký về những gian khổ dưới mặt đất. Ông bước lên khỏi mặt đất với tư cách là một nhà văn tiềm năng bởi chính phủ đang đề nghị ông viết một quyển sách. Carlos Mamani, 24 tuổi, người Bolivia duy nhất trong nhóm, nhận được lời mời về thăm quê hương từ đích thân Tổng thống Evo Morales. Ông cũng đề nghị kiếm một công việc mới cho anh thợ này tại Bolivia. Esteban Rojas, 44 tuổi, sẽ dành cho người vợ 25 năm của mình một đám cưới trong nhà thờ mà cô hằng mong ước, trong khi Yonny Barrios, 50 tuổi, khá rắc rối với tương lai của mình. Người phụ nữ mà ông ôm chầm khi thoát khỏi ống cứu hộ là người tình của ông, chứ không phải vợ. "Ông ta đã có một người khác", Marta Salinas, người vợ 28 năm của ông nói và cho biết vẫn chờ ông ở nhà. "Tôi mừng cho ông ấy. Nếu ông ấy muốn làm lại cuộc đời thì cũng tốt thôi". Còn Mario Sepylveda, 39 tuổi, đột ngột trở thành sao truyền thông khi chỉ huy đám công nhân hò reo và còn tặng các hòn đá cho các quan chức chính phủ và thực hiện ngay cuộc phỏng vấn tại chỗ với đài truyền hình Chile. "Làm ơn đừng đối xử với chúng tôi như những ngôi sao", Sepỳlveda nói khi vẫn đang đeo kính râm. "Tôi muốn được coi như một Mario Sepỳlveda bình thường và tôi muốn tiếp tục công việc của mình. Đó là tất cả những gì tôi muốn". Khi Victor Zamora, 34 tuổi, nhoi lên và ôm chầm lấy người vợ đang mang thai, bất chấp đám đông đang hò reo xung quanh và ánh mắt của cả thế giới đang dán vào, khoảnh khắc đó chỉ là của riêng họ. Một vài người thợ, giống Gúmez, người đã mất 3 ngón tay trong một tai nạn đào mỏ, đều là kỳ cựu. Nhưng những người khác thì thậm chí không định có mặt trong mỏ vào ngày 5/8 định mệnh đó. Rojas ngẫu nhiên đi làm vào ngày đó bởi ông làm thay một đồng nghiệp phải đi viếng đám ma. Ông dự định nghỉ hưu vào ngày 18/9 nhưng cuối cùng phải ở lại trong hầm lâu hơn dự định rất nhiều, cùng với ba anh em họ: Pablo Rojas, Darớo Segovia and Ariel Ticona. Ràyl Bustos, 40 tuổi, một thợ cơ khí đã thoát chết trong một thảm họa - trận động đất vào tháng 2, cuối cùng lại bị rơi vào một thảm kịch khác. Ông từng làm việc cho một xưởng đóng tàu tại quê hương nhưng sau đó bỏ việc bởi bờ biển bị tàn phá. Một ông chú bảo ở đây có việc cho ông, vậy là Bustos quyết định chuyển tới. Ông vừa làm việc ở mỏ được hai tháng thì bị giam luôn dưới hầm hơn hai tháng. Điều trớ trêu hơn nữa là thực ra ông đã hoàn thành ca trực của mình vào hôm xảy ra tai nạn nhưng lại nán thêm một chút để sửa chữa một chiếc xe. "Đúng là định mệnh", Carlos Narvoẻz, một người họ hàng của Bustos nhận xét. Jimmy Sỏnchez, 19 tuổi, thợ mỏ trẻ nhất và là fan cuồng nhiệt của bóng đá. Anh chỉ định làm việc tại mỏ trong một thời gian ngắn bởi muốn kiếm tiền do bạn gái đã có thai, bà Norma Lagues, mẹ anh cho biết. Khi nhìn thấy con trai mình ngoi lên từ mặt đất, bà cảm thấy như con mình được sinh ra một lần nữa. Bà nói nó "hoàn toàn thay đổi, một con người hoàn toàn khác, trưởng thành hơn rất nhiều". "Tôi sẽ không bao giờ cho nó làm việc tại mỏ nữa. Nó cũng bảo tôi là không muốn thế. Chúng đều biết biết là làm việc tại mỏ rất nguy hiểm". Tương lai của ông Gúmez, người đã làm việc trong mỏ hơn 30 năm, thì vẫn chưa chắc chắn. Vợ ông, Lilian Ramớrez, muốn ông bỏ việc ngay, nhưng anh trai ông thì muốn ông tiếp tục theo nghề này bởi đó là truyền thống gia đình. Hai anh em cùng hồi tưởng ngày hầm bị sập, rằng họ đã cố gắng trèo lên mọi thang trong hầm để leo lên mức cao nhất có thể, và về những ngày tuyệt vọng khi các thợ mỏ không còn gì để ăn. Người chị của Mamani đã đi xe buýt 36 tiếng từ Bolivia tới để gặp anh hôm qua. "Nó nói với tôi rằng: "Chị, em tưởng mình đã bị bỏ mặc rồi", Parciana Mamani, 43 tuổi, kể lại. "Tôi bảo với nó rằng chúng tôi không bao giờ bỏ mặc nó. Tôi cầm tay nó một lúc lâu và trấn an nó rằng chúng tôi đã đến đây rồi". Theo VnExpress

Nguồn GĐ&XH: http://giadinh.net.vn/20101016090448772p0c1006/nhung-manh-so-phan-cua-tho-mo-chile.htm