Những lưu ý khi dùng thuốc chữa sởi bạn cần phải biết
Sởi là một căn bệnh có tính truyền nhiễm rất cao do virus gây ra. Bệnh sởi không có thuốc đặc trị mà chỉ có thể điều trị hỗ trợ và điều trị biến chứng. Vì vậy, người bệnh cần biết những lưu ý khi dùng thuốc chữa sởi để tránh ảnh hưởngh tới sức khỏe.
Nội dung:
1. Sử dụng thuốc chữa sởi cho người lớn cần lưu ý điều gì?
2. Lưu ý khi dùng thuốc chữa sởi đối với trẻ em
Hiện nay vẫn chưa có cách điều trị chính xác dành cho bệnh sởi. Thông thường các dấu hiệu của bệnh sẽ tự biến mất sau 2 đến 3 tuần. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân cảm thấy các triệu chứng trầm trọng hơn thì cần phải đến gặp bác sĩ ngay để tránh những biến chứng nguy hiểm về sau.
Điều trị bệnh sởi chủ yếu là điều trị hỗ trợ và điều trị biến chứng. Ví thế, có những lưu ý khi dùng thuốc chữa trị sởi bệnh nhân cần phải nắm vững để hỗ trợ quá trình điều trị sởi cũng như khả năng hồi phục cơ thể sau bệnh.
1. Sử dụng thuốc chữa sởi cho người lớn cần lưu ý điều gì?
Khi người lớn mắc bệnh sởi, bệnh nhân cần hiểu biết về những lưu ý khi dùng thuốc chữa sởi, để tránh những triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn. Cụ thế như sau:
- Nếu người bệnh có biến chứng viêm não thì tiến hành dùng thuốc và các phương pháp chống viêm, chống co giật, chống phù não.
- Nếu bệnh nhân sởi xuất hiện tình trạng nhiễm khuẩn, lúc này bệnh nhân cần được dùng kháng sinh để tránh tình trạng biến chứng trở nên nặng nề hơn.
.- Bên cạnh những lưu ý khi dùng thuốc chữa sởi khi bệnh nhân mắc biến chứng viêm não và nhiễm khuẩn, khi bệnh nhân bị suy hô hấp, cần ngay lập tức hút thông đờm dãi, cung cấp nước điện giải và thở oxy hoặc hỗ trợ hô hấp. Những phương pháp này chỉ áp dụng cho viêm long, phù nề thanh quản nặng.
2. Lưu ý khi dùng thuốc chữa sởi đối với trẻ em
Một trong những lưu ý quan trọng khi bệnh nhân mắc sởi là trẻ em là cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để xem phác đồ chữa trị phù hợp nhất, không được tự ý chữa trị theo các phương pháp dân gian, truyền miệng. Theo đó, phác đồ điều trị sẽ bao gồm các lưu ý sau:
- Khi trẻ bị sốt, cần hạ sốt cho trẻ. Sử dụng thuốc paracetamol, thuốc kháng histamine, loratadin, diphenhydramin, thuốc ho, long đờm hoặc dùng cách hạ sốt thông thường như lau mát. Kem bôi ngoài da.
- Sát trùng mũi họng: nhỏ mũi, nhỏ mắt bằng các dung dịch có tính sát khuẩn…
- Trong trường hợp trẻ bị bội nhiễm thì dùng kháng sinh hoặc corticoid, dễ xảy ra trường hợp biến chứng như viêm thanh quản, sởi ác tính, viêm não. Lưu ý bệnh nhân cần tuyệt đối tuân theo liều lượng mà bác sĩ chỉ định.
Trên đây là một số lưu ý khi dùng thuốc chữa sởi đối với người lớn và trẻ em. Ngoài ra, khi điều trị sởi, còn có những lưu ý chung.
- Khi điều trị các biến chứng của bệnh sởi, cần hạn chế truyền dịch nếu người bệnh có các biểu hiện viêm phổi, não, hoặc cơ tim.
- Trong trường hợp bệnh nhân mắc viêm màng não cấp tính cần tích cực điều trị theo phương pháp chức năng sống.
- Bệnh nhân không được tự tiện dùng các loại thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Bệnh sởi thường bắt đầu với các dấu hiệu sốt nhẹ, kèm theo các triệu chứng ho, chảy nước mũi, đau họng, mắt đỏ. Sau hoảng 2-3 ngày mới bắt đầu xuất hiện các ban đỏ. Trong trường hợp này, bệnh nhân không nên tự ý mua kháng sinh để uống. Vì như vậy bệnh sởi không những không khỏi mà còn khiến cơ thể mệt mỏi hơn, hậu quả lâu dài là bị kháng kháng sinh, đặc biệt là với những bệnh nhân là trẻ em.
Bên cạnh nắm vững các lưu ý khi dùng thuốc điều trị sởi trên đây, bệnh nhân cần được vệ sinh răng miệng, thân thể sạch sẽ và giữ ấm khi trời đang lạnh. Không gãi xước các vết ban. Người bệnh cũng cần hết sức thận trọng khi tắm thuốc nam hay tắm lá thuốc bởi nếu không cẩn thận sẽ gây ra bội nhiễm, gây khó khăn trong việc điều trị bệnh sởi.
Bị sởi uống thuốc gì để nhanh khỏi bệnh?
Nguồn: #