Thuốc cảm: Đây là là loại thuốc cần tích sẵn để phòng trường hợp bị nhức đầu, sổ mũi có thể xảy ra dịp Tết. Trong khi đó, ngày tết, mọi người thường chủ quan đi chơi không đội mũ nón, che khẩu trang… nên rất dễ bị nhức đầu, hắt hơi sổ mũi… Do đó, cần uống thuốc ngay khi mới có dấu hiệu cảm để bệnh không bị nặng hơn.
Thuốc trị tiêu chảy: Cần dự phòng nhiều gói oresol trong tủ thuốc gia đình để đề phòng trong nhà có nhiều người cùng bị tiêu chảy cần được bù lượng nước đã mất bằng oresol. Khi pha oresol phải theo đúng tỷ lệ hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc, tránh tình trạng pha đặc hay loãng đều làm mất tác dụng của thuốc. Cần lưu ý đến hạn sử dụng trước khi dùng thuốc.
Thuốc chống say tàu xe. Rất cần thiết nếu gia đình bạn có kế hoạch đi chơi bằng ô tô, tàu. Có thể lưu ý dùng Diphenylhydramin, Cinnarizine, hoặc Promethazine trước khi lên xe ít nhất 30 phút. Nếu thời gian di chuyển lâu, kéo dài nhiều giờ thì có thể uống thêm theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Thuốc trị táo bón: Dự trữ thuốc dạng bơm vào hậu môn hoặc thuốc chứa hợp chất cao phân tử macrogol, thuốc nhuận tràng… nên chú ý thuốc dùng cho người lớn và thuốc dùng cho trẻ em.
Thuốc trị khó tiêu đầy bụng: Có thể trữ thuốc kháng acid có chứa chất chống đầy hơi thuốc làm tăng nhu động dạ dày. Nên chú ý thuốc dùng cho người lớn và thuốc dùng cho trẻ em.
Thuốc giảm đau, hạ sốt: Trong nhà, nên trữ sẵn thuốc paracetamol dùng cho người lớn và trẻ em. Nếu dùng aspirin thì chỉ dành cho người lớn và không dùng cho người có tiền sử bệnh lý đường tiêu hóa.
Thuốc ho – dị ứng: Nên mua thuốc dạng siro chứa thuốc kháng sinh histamin làm dịu ho (kể cả trị nôn ói) cho trẻ; nếu là thuốc trị ho loại viên có chứa codein thì chỉ dành cho người lớn.
Thuốc dùng cho bệnh mãn tính là thuốc mà bác sĩ đã kê đơn và đã được dùng hằng ngày, ví dụ bệnh tăng huyết áp, thiểu năng mạch vành, hen suyễn, bệnh đái tháo đường, bệnh viêm đại tràng mãn tính, bệnh xương khớp, bệnh gút...
Thuốc bỏng: Trong những ngày Tết, nhu cầu nấu nướng của các gia đình đều gia tăng. Ngoài ra cũng không loại trừ một số nguy cơ bỏng do bô xe, xoong nồi nóng, than lửa,… Cho nên ngoài việc tìm hiểu cách sơ cứu cơ bản, bạn nên mua thêm các loại thuốc trị bỏng đề phòng như Pantenol dạng kem bôi hoặc dạng xịt.
Thuốc giải rượu: Thói quen sử dụng rượu, bia trong ngày Tết khiến không ít người lao vào những cơn say triền miên, sức khỏe bị ảnh hưởng. Do vậy, thuốc giải rượu là thứ không thể thiếu trong dịp tết này.
Ngoài những thuốc kể trên, bạn cũng nên dự trữ một vài miếng urgo phòng khi chế biến thức ăn bị đứt tay; bông băng, dung dịch muối loãng, povidine (bôi ngoài da sát trùng), nước oxy già, cồn 70 độ, bông băng, một số dụng cụ y tế (kéo, nhiệt kế), thuốc nhỏ mắt, thuốc nhỏ mũi, trà gừng…Ảnh: Internet.
Mời độc giả xem video "Sự thật về "tài năng" của thầy lang chữa bệnh ung thư". Nguồn: VTV24.
Thảo Nguyên