Những cách sơ cứu trong trường hợp khẩn cấp mà ai cũng nên biết

Chúng ta thường biết một vài cách sơ cứu trong trường hợp khẩn cấp nhưng rất có thể, những cách bạn biết lại không đúng như bạn đã từng nghĩ.

Sơ cứu cho người bị sốt

Nếu dùng rượu và giấm đánh gió cho người đang sốt, những chất này có thể ngấm vào máu của họ. Rượu khi bị cọ xát sẽ càng tăng tính độc, trong khi đó, giấm cũng bị tăng tính axit, điều này sẽ trở nên rất nguy hiểm, đặc biệt là với trẻ nhỏ.

Thay vì sử dụng rượu và giấm, hãy giải nhiệt cơ thể cho người sốt cao bằng cách cho họ uống nhiều nước, có thể là nước cam. Đặc biệt, phải luôn để họ ở trong phòng có nhiệt độ từ 16 tới 17 độ C.

Rửa vết thương

Xử lý sai: Dùng nước hydrogen peroxide (nước oxy già) hay cồn để rửa vết thương là cách sơ cứu hoàn toàn sai lầm. Peroxide phá hủy tế bào mô liên kết, khiến vết thương chậm lành, trong khi đó cồn đốt cháy các tế bào khỏe mạnh có thể gây ra đau, sốc và bỏng vết thương.

Xử lý đúng: Rửa vết thương bằng nước sạch hoặc nước đun sôi để nguội, rồi bôi thuốc mỡ lên vết thương. Không nên dùng băng gạc khi không cần thiết, bởi nó gây ẩm ướt khiến vết thương lâu lành.

Chảy máu cam

Xử lý sai: Khi bị chảy máu cam, mọi người thường nằm ngửa xuống hoặc ngửa cổ lên để máu không chảy ra ngoài. Song, đây là một cách làm sai khiến huyết áp tăng lên, không biết được mức độ chảy máu nghiêm trọng đến đâu, máu có thể xâm nhập vào phổi gây nôn, nguy hiểm.

Xử lý đúng: Giữ đầu thẳng để máu chảy xuôi xuống, chườm lạnh ngăn máu chảy nhiều. Sau đó, dùng ngón tay giữ chặt mũi trong vòng 15 phút. Nếu máu không ngừng chảy hoặc vết thương quá nặng do chấn thương thì hãy gọi xe cứu thương.

Tim ngừng đập

Sai lầm thường gặp: Làm các hành động y hệt nhau cho những người ở lứa tuổi khác nhau.

Khi ép tim ngoài lồng ngực cho người lớn: Hai tay đè lên nhau, dùng phần phía dưới lòng bàn tay của tay bên dưới ép vào ngực bệnh nhân, ngón tay cái của bàn tay bên dưới cần đối diện với cằm hoặc chân của người bệnh. Nếu đối tượng là thanh thiếu niên, thì bạn cần dùng hết cả lòng bàn tay. Nếu đối tượng là em bé, thì bạn chỉ nên dùng 2 ngón tay mà thôi.

Chú ý: Chỉ thực hiện ép tim ngoài lồng ngực khi bạn đã đặt bệnh nhân lên một mặt phẳng vững chắc.

Video: Sai lầm khi sơ cứu người bị điện giật

Nguồn Gia Đình VN: https://giadinhvietnam.com/nhung-cach-so-cuu-trong-truong-hop-khan-cap-ma-ai-cung-nen-biet-d134890.html