Nguyễn Trãi với Côn Sơn

Nhân ngày giỗ 578 năm người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa Thế Giới Nguyễn Trãi (16/8/1442-16/8/2020), tôi viết bài này tỏ lòng nhớ thương, tôn kính người anh hùng giải phóng dân tộc đã gắn bó một thời gian dài với Côn Sơn- Chí Linh- Hải Dương, mà cách đây 18 năm UBND tỉnh Hải Dương đã Khánh thành đền thờ, vào dịp kỷ niệm 560 ngày mất của ông.

Côn Sơn là nơi phong cảnh thiên nhiên vừa hùng vĩ, nên thơ, vừa thanh khiết, u tịch.Thiên nhiên kỳ thú của Côn Sơn lại được Trần Nguyên Đán cho sửa sang,tôn tạo; ông cho dựng Động Thanh Hư, khiến cho cảnh sắc Côn Sơn đã đẹp càng đẹp như trong cõi thần tiên, đủ để người ẩn sĩ tìm được sự hòa hợp tột cùng với thiên nhiên. Côn Sơn đã trở thành thắng tích của quốc gia. Cảnh đẹp trong lành, thân thiết, gần gũi đáng yêu, đủ muôn màu, dáng vẻ đã tác động mạnh mẽ đến con người ông.

Đây chính là nơi bồi đắp tinh yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước và là nơi hình thành nhân cách lớn của bậc vĩ nhân. Dáng trúc ngay thắng giữa rừng già, tư thế vững chãi hiên ngang của thông trên sườn núi, màu xanh dịu dàng của cành mai bên khe suối luôn gần gũi, gắn bó như bồi dưỡng tài năng, giữ gìn tâm hồn trong sáng, nhân cách thanh cao, khí phách hiên ngang của bậc chính nhân quân tử. Đáng tiếc nơi đây chưa có một ngôi đền thờ người, để tỏ lòng tôn kính và ước vọng của muôn dân.

Vè Côn Sơn nghĩ đến việc lập đền thờ Nguyễn` Trãi

Ngày mồng 2 Tết Đinh Sửu (1997) tôi tìm về Côn Sơn thắp hương cho Ức Trai Tiên sinh, tôi đến nhà truyền thống, sau đó lên nhà tổ chùa Côn Sơn mới tìm được bức ảnh Nguyễn Trãi ngồi cùng các vị sư tổ chùa Côn Sơn, chùa có tên CÔN SƠN THIÊN TƯ PHÚC TỰ (Trời ban riêng Phúc cho chùa Côn Sơn), dân gian thường gọi là chùa Hun. Nguyễn Trãi ngự ở nhà tổ, trong khuôn viên nhà chùa, Tại sao lại có thể như thế được?

Câu hỏi xót thương quyện mãi trong lòng, khi tôi bước vào mái chùa năm ấy. Nỗi oan khiên day dứt ùa về, khiến lòng tôi ứ nghẹn.

Làm thế nào để có một ngôi đền thờ Danh nhân văn hóa Thế Giới riêng biệt, rộng lớn, nguy nga xứng với danh xưng vĩ đại người đời sau đã phong tặng cho ông: ”Ức Trai tâm thượng Quảng Khuê tảo”, cứ day dứt mãi trong lòng tôi, khiến tôi nung nấu ấp ủ từ một ngày đầu Xuân năm ấy.

Ngay sau khi về, tôi báo cáo với anh Nguyễn Đức Kiên, Chủ Tịch UBND, tỉnh sau này là Phó Chủ Tịch Quốc Hội. Anh Kiên bảo tôi: “Bác lên báo cáo với anh Nguyễn Khoa Điềm, bộ trưởng bộ Văn Hóa xin ý kiến bộ. Có ý kiến của bộ rồi, anh em mình cùng bàn ”. Lúc bấy giờ anh em chúng tôi mới có 48 tuổi, bằng tuổi nên hay gọi nhau bằng “bác xưng tôi “để tỏ lòng tôn trọng lẫn nhau .

Tôi đăng ký với anh Phạm Việt Long lúc đó là Chánh văn phòng bộ Văn Hóa, lên làm việc với Bộ Trưởng, một tuần sau có hẹn, tôi lên báo cáo bộ trưởng, Nguyễn Khoa Điềm, anh ngạc nhiên- cứ ngỡ Nguyễn Trãi có đền thờ rồi, vì vậy nghe tôi báo cáo xong, không chần chừ nửa phút, anh đồng ý ngay và cho lập quy hoạch tổng thể, đề nghị làm riêng cho Trần Nguyên Đán một ngôi đền thờ ở ngay vị trí ngày xưa ông về nghi hưu ở Côn Sơn, vì ông cũng là nhà văn hóa lớn, trước mắt bộ chưa có vốn, nhưng nhất định sẽ cấp vào năm tới.

Sau khi có được văn bản thỏa thuận của bộ Văn Hóa, tôi mừng vui khôn xiết, về báo cáo Chủ Tịch Nguyễn Đức Kiên và bí thư Phạm Văn Thọ (anh Thọ sau này là Trưởng ban Bảo vệ Chính Tri nội bộ TW Đảng).

Về chủ trương như thế là xong, công việc về sau các anh giao toàn quyền cho tôi quyết định, tiếp tục cuộc hành trình đi tìm nguồn vốn và các cộng việc còn lại.

Hai tháng sau tôi liên lạc được với anh Nguyễn Xuân Thảo, thứ trưởng bộ KHĐT,rồi gặp anh. Anh rất vui vẻ đón tiếp tôi. Nghe tôi trình bày xong, anh nói: “Nghe anh trao đổi làm tôi xúc động quá, anh như truyền lửa cho tôi, phải bắt tay ngay vào việc thôi, không thề để chậm hơn được nữa, tôi coi việc này cũng là việc của chính mình, khó khăn ở khâu nào anh em mình cùng tháo gỡ “. Anh Thảo hẹn tôi ngay tuần sau về khảo sát địa hình, nghe quy hoạch. Thế là từ đấy, mọi việc lớn nhỏ tôi đều bàn với anh Thảo, chúng tôi trở thành đôi bạn thân. Công trình này có công lao to lớn của anh Nguyễn Xuân Thảo. Tôi biết ơn anh Thảo, đáng tiếc anh đã đi vào cõi vĩnh hằng sớm quá, anh mất khoảng tháng 5 -2004, lúc đó anh mới 61 tuổi, tuy nhiên anh còn kịp về cắt băng Khánh thành đền thờ vào tháng 8-2002. Công việc từ đấy cứ tiến hành nhẹ nhàng theo tiến độ, có lẽ ai cũng muốn bày tỏ lòng thành kính với Ức Trai tiên sinh, và dường như mọi công việc đều được Ngài đưa đường chỉ lối.

Chọn hướng đền

Vì là việc lớn và khó, tôi đề nghị Chủ Tịch cho thành lập ban chỉ đạo cho khách quan và thận trọng, tổ chức đi khảo sát lựa chọn địa điểm, chọn hướng đền, quy hoạch tổng thể, hình thức từng hạng mục công trình, kiểu dáng kiến trúc, thiết kế nội thất, hoành phi câu đối, chữ nghĩa, mẫu tượng vv...

Công trình nào cũng khó, đòi hỏi phải có kiến thức Lịch sử, Đia Lý, Phong Thủy, Kiến trúc cổ, Hán Nôm, Điêu khắc, Hội họa, nghiên cứu đia hình, địa mạo, môi trường vv...Tổ chức các cuộc hội thảo, tranh thủ ý kiến các nhà khoa học trên các lĩnh vực nói trên, công việc nào cũng phải thận trọng, không được phép “trót nhỡ” sai một ly đi một dặm, đúng như các cụ ngày xưa nói: “Khó nhất là chọn hướng đền”, phải bảo đảm các nguyên tắc đầu tựa Sơn, chân đạp Thủy, tả Thanh long, hữu Bạch hổ, Minh đương, Tiền án, Hậu chầm... việc gì cũng phải học, mà mình thì thiếu kiến thức. Không biết thì phải học: học Thầy, học bạn, học dân, học người thợ, quan trọng nhất là các chuyên gia, các nhà khoa học, mình khiêm tốn, cầu thị thì họ dạy cho mình, càng có nhiều ý kiến khác nhau càng phải biết lắng nghe và đặc biệt phải quyết đoán và chịu trách nhiệm về vấn đề mình quyết. May mắn tôi đã chú ý lắng nghe và quyết đúng, ngày Khánh thành 22-9-2002 tức16-8- năm Nhâm Ngọ, ai cũng khen ngôi đền ấm cúng, vị trí đẹp, bài trí nội thất khoa học,đặc biệt pho tượng Ngài giống y trang bức ảnh và rất có thần thái, tôi mới thở phào nhẹ nhõm.

Khi lên khảo sát ai cũng tham gia lấy đỉnh núi Phường Hoàng làm Tiền án.

Hôm ấy là 15-10-2000 tức 16-8-năm Canh Thìn tôi đang họp ở Hà Nội, ruột nóng ran như lửa đốt, hình như có chuyện gì ở nhà đền, tôi phóng thắng về Côn Sơn, lúc ấy là 4h chiều, nhìn thợ đang giác móng, chiếu thắng ra đỉnh núi Phương Hoàng thì lại đâm vào sườn núi Kỳ Lân, Minh đường lệch vào góc hồ Côn Sơn (góc áo đao đình) là phạm về phong thủy. Tôi cho người sang chùa ngắm lại, tôi tự nhủ: tại sao lại không học theo cách của các cụ? Tôi quyết định chọn theo hướng chùa như các cụ đã lựa chọn, ngày xưa các cụ giỏi phong thủy lắm, quả nhiên sau này Mình đường nhìn thắng vào hồ, tiền án nhìn ra núi Cao Yên Phụ, trong Văn Tế đã mô tả.

Chúng con:

Dốc lòng chọn được đất thiêng

Thành tâm dựng lên tòa Ngọc

Hữu Bạch Hổ là cổ Sơn Kỳ Lân

Tả Thanh Lòng là linh sơn Ngũ Nhạc

Liền kề dòng suối ngân Nga

Phía trước rừng Thông bát ngát.

Ngày nay ai về thắp hương đền thờ Ức Trai Linh Từ cũng khen hướng đền đẹp viên mãn, đầu tựa núi Cao Sơn, tả Thanh Lòng, hữu Bạch Hổ, cân đối hài hòa. Quả là một quyết định sáng suốt.

Tạc tượng Nguyễn Trãi

Pho tượng là linh hồn của ngôi đền, tượng lớn hơn người bình thường, hình dáng phải giống như ảnh vốn có, lại phải thể hiện được thần thái của nhân vật, đặt ở trung tâm chính tòa, bằng chất liệu đồng Nguyên chất.

Khi hội thảo có một số người cho ý kiến: Cuộc đời Nguyễn Trãi gian lao và bi tráng, hai vai gánh vác Sơn hà, bởi vậy dáng ông phải gầy, lưng hơi gù, đôi mắt hơi sâu, như âu lo việc nước, như cuộc đời ông được miêu tả trong lịch sử, (không làm theo bức ảnh lưu truyền), tôi phải cho tạc thử bằng đất sét, khi lên duyệt bản thảo, bức tượng trông chẳng giống ai, tôi lo quá, sau này duyệt chính thức tôi mới cả Bí thư, chù tịch tỉnh, các nhà khoa học cùng tham dự để quyết đinh, anh Nguyễn Văn Chiền lúc đó là BTTU sau anh lên làm chủ nhiệm Văn Phòng Chủ Tịch nước trực tiếp tham dự.

Như có người mách bảo, trước khi đi duyệt mẫu tượng, theo thông lệ, tôi lên ban thờ nhà tôi thắp hương, không biết có từ bao giờ, tự nhiên xuất hiện một bài của báo Phụ nữ Thủ Đô trên ban thờ nhà tôi của tác giả Ức Cung, mô tả rõ: Người này bị quân ta truy lùng, nghe tiếng đồn Ức Trai tiên sinh là người nhân hậu, ông tìm đến cửa nhà ngài xin ẩn náu, ông có khả năng hội họa, thấy cảnh trí Côn Sơn đẹp, ông xin họa hiến bức tranh Côn Sơn và họa tặng nhà Ngài bức ảnh chân dung, như vậy bức tranh Nguyễn Trãi là bức tranh có thật, có tác giả hẳn hoi, không như ý kiến của người nào đó trong hội thảo (tôi xin miễn nói tên). Tôi cho phô tô thành 24 bản gửi cho mỗi người một bản. Đọc xong bài báo có in chân dung Nguyễn Trãi, GS Trần Quốc Vượng và GS Phan Khanh reo lên: Nguyễn Trãi đây rồi, người thật việc thật cứ thế này mà làm thôi, không phải bàn cãi gì thêm nữa. Mọi người có mặt hôm ấy đều mừng vui thống nhất cao' Thế là bức tượng Nguyễn Trãi được làm lại y nguyên mẫu ảnh đã từng lưu truyền, (tôi nói điều này ai tin hay không tin thì tùy). Hình như Ngài đã về mách bảo. Ngày nay trong khám thờ có được một pho tượng cực kỳ đẹp và giống y trang ngài trong bức tranh lưu truyền, với dáng vẻ vửa uy nghi vừa nhân từ.

Nguyễn Hữu Oanh

Nguồn Văn Hiến: http://vanhien.vn/news/nguyen-trai-voi-con-son-79496