"Siêu Trăng Dâu tây" là một trong những hiện tượng thiên văn kỳ thú, được nhiều người quan tâm. Cái tên này được cho là do các bộ lạc người Mỹ bản địa đặt tên để đánh dấu mùa dâu tây chín mọng, khi nó trông to và sáng hơn cả trăng tròn bình thường, xảy ra một ngày sau ngày Hạ chí.
Theo NASA, khi xuất hiện "siêu Trăng dâu Tây" cũng thể hiện một ảo ảnh nhẹ trên bầu trời, bay lên theo "đường đi thấp hơn mức trung bình" và sẽ phản chiếu một màu cam từ phía chân trời. Sở dĩ hiện tượng này xảy ra là vì ngày Hạ chí là ngày mà Mặt Trời xuất hiện cao nhất trên bầu trời ở Bắc bán cầu và trăng tròn nằm đối diện với Mặt Trời.
Hiện tượng "siêu Trăng Dâu tây" (Ảnh: Getty Images)
Hiệu ứng ảo ảnh là "kết quả của việc ánh sáng phản xạ của Mặt Trăng phải di chuyển một quãng đường dài hơn trong bầu khí quyển của Trái đất, làm tán xạ hầu hết các bước sóng màu xanh lam (ngắn hơn bước sóng màu đỏ)". Chúng ta sẽ thấy Mặt Trăng ở vị trí thấp hơn trên bầu trời so với trước đây nên nó cũng trông lớn hơn và sáng hơn hẳn.
Nhiều người tại Việt Nam thích thú chụp ảnh siêu trăng tối qua 22/6. Ảnh: Trung Hiếu.
Khá nhiều người đã chụp lại khoảnh khắc Mặt Trăng to, sáng nhất năm 2024.
Siêu trăng xuất hiện phía trên đồi Acropolis ở Athens, Hy Lạp năm 2018 (Ảnh: Getty Images)
Khang Nhi (Tổng hợp)