Người dân xót xa khi nước lũ 'xóa sổ' vườn đào Nhật Tân

Hàng loạt hàng hóa kinh doanh, hoa màu bị hư hại sau trận lũ, người dân Hà Nội nhanh chóng dọn dẹp nhà cửa, vườn cây trong chiều 13/9 để ổn định cuộc sống.

 Những ngày qua, nước lũ sông Hồng dâng cao khiến làng gốm sứ Bát Tràng (huyện Gia Lâm, Hà Nội) chìm trong biển nước.

Những ngày qua, nước lũ sông Hồng dâng cao khiến làng gốm sứ Bát Tràng (huyện Gia Lâm, Hà Nội) chìm trong biển nước.

 Hơn 8.000 người dân tại xã này bị ảnh hưởng do lũ, cuộc sống và công việc kinh doanh buôn bán bị tác động mạnh.

Hơn 8.000 người dân tại xã này bị ảnh hưởng do lũ, cuộc sống và công việc kinh doanh buôn bán bị tác động mạnh.

 Ghi nhận vào chiều 13/9 tại những địa điểm ngập sâu, nước đã rút hơn 70 cm so với lúc đỉnh lũ.

Ghi nhận vào chiều 13/9 tại những địa điểm ngập sâu, nước đã rút hơn 70 cm so với lúc đỉnh lũ.

 Nhiều đoạn thuộc phố Giang Cao (Gia Lâm, Hà Nội) vẫn ngập sâu tầm 50 cm, người dân buộc phải lội nước hoặc đi thuyền nếu muốn di chuyển qua đây.

Nhiều đoạn thuộc phố Giang Cao (Gia Lâm, Hà Nội) vẫn ngập sâu tầm 50 cm, người dân buộc phải lội nước hoặc đi thuyền nếu muốn di chuyển qua đây.

 Toàn bộ khu vực ngập hiện vẫn bị mất điện.

Toàn bộ khu vực ngập hiện vẫn bị mất điện.

 Hiện nước lũ vẫn đang rút chậm, nhiều hộ dân và các cửa hàng kinh doanh bắt đầu tiến hành dọn dẹp, thống kê thiệt hại. "Từ lúc lấy chồng về đây, đã gần 20 năm, đây là lần đầu tôi thấy Bát Tràng ngập sâu như vậy. Mấy ngày qua, gia đình tôi luôn phải túc trực và làm mọi cách để các loại hàng gốm sứ được an toàn. Rất may vì chẩn bị kỹ nên thiệt hại không đáng kể", chị Duyên, chủ một cơ sở kinh doanh trên phố gốm Giang Cao, cho biết.

Hiện nước lũ vẫn đang rút chậm, nhiều hộ dân và các cửa hàng kinh doanh bắt đầu tiến hành dọn dẹp, thống kê thiệt hại. "Từ lúc lấy chồng về đây, đã gần 20 năm, đây là lần đầu tôi thấy Bát Tràng ngập sâu như vậy. Mấy ngày qua, gia đình tôi luôn phải túc trực và làm mọi cách để các loại hàng gốm sứ được an toàn. Rất may vì chẩn bị kỹ nên thiệt hại không đáng kể", chị Duyên, chủ một cơ sở kinh doanh trên phố gốm Giang Cao, cho biết.

 "Tính đến thời điểm này, gia đình tôi ước tính tổng thiệt hại hơn 600 triệu đồng. Nặng nề nhất là vỡ mất 5 cặp lục bình cỡ lớn, mỗi cặp này đã có giá trị gần 100 triệu đồng", chị Vũ Thị Minh Nguyệt, chủ một cửa hàng kinh doanh gốm sứ tại xã Bát Tràng, cho biết.

"Tính đến thời điểm này, gia đình tôi ước tính tổng thiệt hại hơn 600 triệu đồng. Nặng nề nhất là vỡ mất 5 cặp lục bình cỡ lớn, mỗi cặp này đã có giá trị gần 100 triệu đồng", chị Vũ Thị Minh Nguyệt, chủ một cửa hàng kinh doanh gốm sứ tại xã Bát Tràng, cho biết.

 Các gia đình và hộ kinh doanh khẩn trương khắc phục hậu quả mặc dù nước lũ chưa rút hết. Gốm sứ bị vỡ nằm la liệt trên đường.

Các gia đình và hộ kinh doanh khẩn trương khắc phục hậu quả mặc dù nước lũ chưa rút hết. Gốm sứ bị vỡ nằm la liệt trên đường.

 Nước lũ khắp các ngõ ngách khiến việc di chuyển khó khăn, công việc kinh doanh bị ngưng trệ.

Nước lũ khắp các ngõ ngách khiến việc di chuyển khó khăn, công việc kinh doanh bị ngưng trệ.

 Phía trước Trường THCS Bát Tràng, nước vẫn ngập sâu hơn 1 m.

Phía trước Trường THCS Bát Tràng, nước vẫn ngập sâu hơn 1 m.

 Các đơn vị chuẩn bị dụng cụ, đồ đạc để tiến hành dọn dẹp trường học ngay khi nước rút.

Các đơn vị chuẩn bị dụng cụ, đồ đạc để tiến hành dọn dẹp trường học ngay khi nước rút.

 Ghi nhận trong chiều 13/9. mực nước sông Hồng đã xuống nhiều so với hai ngày trước tại vùng trồng đào Phú Thượng (quận Tây Hồ). Tuy vậy, nhiều vườn đào vẫn chìm trong nước lũ.

Ghi nhận trong chiều 13/9. mực nước sông Hồng đã xuống nhiều so với hai ngày trước tại vùng trồng đào Phú Thượng (quận Tây Hồ). Tuy vậy, nhiều vườn đào vẫn chìm trong nước lũ.

 Những gốc đào sau nhiều ngày chìm trong nước đã hoàn toàn bị hỏng và thối rữa.

Những gốc đào sau nhiều ngày chìm trong nước đã hoàn toàn bị hỏng và thối rữa.

 Mực nước tại nhiều vườn trồng đào Phú Thượng vẫn còn lên quá đầu người. Nhiều người muốn tiếp cận các lều lán ở xa để trục vớt nông cụ sản xuất nhưng không thể làm gì được, chỉ biết đứng nhìn các lều lán chìm sâu trong làn nước đục ngầu.

Mực nước tại nhiều vườn trồng đào Phú Thượng vẫn còn lên quá đầu người. Nhiều người muốn tiếp cận các lều lán ở xa để trục vớt nông cụ sản xuất nhưng không thể làm gì được, chỉ biết đứng nhìn các lều lán chìm sâu trong làn nước đục ngầu.

 "Tôi định lội ra lều để vớt lại một số đồ đạc nhưng nước sâu quá đành quay về. Vụ đào năm nay coi như mất trắng rồi, chẳng còn phương án nào khắc phục đâu. Thiệt hại tại vườn nhà tôi ước tính khoảng 200 triệu đồng", cô Nguyễn Thị Thu Hằng (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ) nói.

"Tôi định lội ra lều để vớt lại một số đồ đạc nhưng nước sâu quá đành quay về. Vụ đào năm nay coi như mất trắng rồi, chẳng còn phương án nào khắc phục đâu. Thiệt hại tại vườn nhà tôi ước tính khoảng 200 triệu đồng", cô Nguyễn Thị Thu Hằng (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ) nói.

 Ông Nguyễn Văn Thắng (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ) bần thần sau khi chèo thuyền ra vườn xem xét tình hình. "Cả vườn đào mất trắng, chẳng làm gì được nữa rồi. Nhiều hộ kinh doanh to còn mất hàng tỷ bạc".

Ông Nguyễn Văn Thắng (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ) bần thần sau khi chèo thuyền ra vườn xem xét tình hình. "Cả vườn đào mất trắng, chẳng làm gì được nữa rồi. Nhiều hộ kinh doanh to còn mất hàng tỷ bạc".

 "Sau trận lũ này, chắc chắn phải 1-2 năm nữa chúng tôi mới khôi phục lại giống đào Nhật Tân như trước đây, phải bỏ tiền mua lại cây giống, dọn dẹp vườn, phân bón... Còn năm nay thì đúng là gia đình tôi chưa biết phải như thế nào, còn bao nhiêu chi phí sinh hoạt, học phí cho các con", chị Nguyễn Thị Thảo (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ) nghẹn ngào.

"Sau trận lũ này, chắc chắn phải 1-2 năm nữa chúng tôi mới khôi phục lại giống đào Nhật Tân như trước đây, phải bỏ tiền mua lại cây giống, dọn dẹp vườn, phân bón... Còn năm nay thì đúng là gia đình tôi chưa biết phải như thế nào, còn bao nhiêu chi phí sinh hoạt, học phí cho các con", chị Nguyễn Thị Thảo (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ) nghẹn ngào.

 Nước lũ rút đi để lại những hàng cây đào, hoa màu xác xơ, thối rữa. Nhiều người còn nói đùa rằng mùa lũ năm nay "xóa sổ" đào Nhật Tân.

Nước lũ rút đi để lại những hàng cây đào, hoa màu xác xơ, thối rữa. Nhiều người còn nói đùa rằng mùa lũ năm nay "xóa sổ" đào Nhật Tân.

 Các hộ nuôi trồng tiến hành thu dọn rác thải trôi trên mặt nước, vớt bèo kẹt trên những thân cây đào, chặt và đốt những cây đào bị hỏng để dọn dẹp khuôn viên vườn.

Các hộ nuôi trồng tiến hành thu dọn rác thải trôi trên mặt nước, vớt bèo kẹt trên những thân cây đào, chặt và đốt những cây đào bị hỏng để dọn dẹp khuôn viên vườn.

 Một chủ vườn đào bơi trong biển nước đục ngầu để vớt bèo. "Mùa Tết sắp tới không còn hy vọng gì ở cây đào rồi, chuẩn bị cho vụ Tết năm tới nữa thôi".

Một chủ vườn đào bơi trong biển nước đục ngầu để vớt bèo. "Mùa Tết sắp tới không còn hy vọng gì ở cây đào rồi, chuẩn bị cho vụ Tết năm tới nữa thôi".

Thế Bằng - Việt Hà

Nguồn Znews: https://znews.vn/nguoi-dan-xot-xa-khi-nuoc-lu-xoa-so-vuon-dao-nhat-tan-post1497645.html