Ngủ 7- 8 tiếng mỗi đêm nhưng sao vẫn buồn ngủ vào ban ngày?

Dưới đây là hàng loạt nguyên nhân khiến bạn buồn ngủ 'la liệt' vào ban ngày dù đã ngủ đủ 8 tiếng trước đó.

1. Chế độ ăn nhiều chất béo

Một nghiên cứu về tình trạng trầm cảm và sức khỏe thần kinh ở Châu Âu nhận định, những người ăn nhiều chất béo có nhiều khả năng cảm thấy buồn ngủ hơn vào ban ngày, vì họ thường là những người béo phì, tăng cân, có nguy cơ bị rối loạn giấc ngủ hay dễ bị ngưng thở khi ngủ vào ban đêm.

Ngoài ra, nghiên cứu cũng lưu ý cảm giác buồn ngủ vào ban ngày liên quan đến tình trạng thiếu năng lượng và chứng thèm ăn thực phầm giàu chất béo, có hàm lượng carbohydrate cao. Đồng nghĩa, thói quen này khiến bạn có giấc ngủ kém hơn vào ban đêm.

Vậy nên, mô hình ăn uống và giấc ngủ ban đêm với tình trạng buồn ngủ ban ngày tương tác với nhau thành một vòng luẩn quẩn.

2. Rối loạn giấc ngủ

Nhiều người mắc các bệnh mãn tính, tim mạch, bệnh thần kinh kinh niên, trầm cảm hay chịu quá nhiều áp lực trong công việc hằng ngày cũng dễ bị rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, mất ngủ vào ban đêm. Dù bạn nằm trên giường đủ từ 7-8 giờ đồng hồ tuy nhiên, chất lượng giấc ngủ ở bạn là không đủ. Điều đó cũng khiến bạn buồn ngủ hơn vào ban ngày.

3. Dùng cần sa

Một số nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng cần sa có liên quan đến nguy cơ buồn ngủ quá mức vào ban ngày ở các thanh thiếu niên.

Các nhà nghiên cứu Anh nhận thấy, có 10% thanh thiếu niên được khảo sát là thường xuyên mắc chứng buồn ngủ vào ban ngày quá mức. Và tình trạng này tương quan với kết quả cho thấy, có nhiều chất cần sa trong nước tiểu.

4. Suy giảm nhận thức

Nghiên cứu của Viện Institut National de la Sante et de la Recherche Medical (Inserm), Pháp nhận định, các tình trạng bệnh lý liên quan tới suy giảm nhận thức như Alzheimer và chứng mất trí có thể là nguyên nhân gây buồn ngủ vào ban ngày quá mức ở người già.

BÌNH MINH (Theo Thehealthsite)

Nguồn TGTT: http://thegioitiepthi.vn/p/ngu-7-8-tieng-moi-dem-nhung-sao-van-buon-ngu-vao-ban-ngay-12269.html