Ngày lễ Vu Lan và những điều có thể bạn chưa biết

Lễ Vu Lan - ngày rằm tháng 7 hàng năm theo lịch âm, là một ngày có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt.

Lễ Vu Lan là ngày nào trong năm?

Rằm tháng 5 (15/5 âm lịch)
Rằm tháng 6 (15/6 âm lịch)
Rằm tháng 7 (15/7 âm lịch)

Lễ Vu Lan là ngày rằm tháng 7 hàng năm theo lịch âm, là một ngày có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt. Là ngày báo hiếu, nhắc nhở các thế hệ con cháu nhớ tới công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, ông bà, tổ tiên cũng như những thế hệ người đi trước. Theo giáo lý đạo Phật, việc báo hiếu ở đây là báo hiếu đối với cha mẹ, không chỉ ở kiếp này mà còn ở nhiều kiếp khác, bởi Phật giáo luôn nhìn nhận con người trong vòng luân hồi nhân quả. Đồng thời, hướng con người đến “chân, thiện, mỹ” với những giá trị nhân văn như: “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Nguồn gốc của ngày lễ Vu Lan?

Sự tích Ngưu Lang - Chức Nữ
Sự tích về Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu cứu mẹ
Sự tích Thánh Gióng

Đồ đệ của Đức Phật (Mục Kiền Liên) vì muốn cứu mẹ khỏi ngạ quỷ vì ác nghiệp của những kiếp trước quá nặng nhưng không thể dùng pháp lực của mình để hóa giải, chỉ còn cách nhờ sự hợp lực của chu tăng khắp mười phương mới thành công. Vào ngày rằm tháng 7, nhân lúc chư tăng mãn hạ (sau 3 tháng an cư kiết hạ) thì sửa một cái lễ đặt vào trong chiếc chậu để dâng cúng và thành khẩn cầu xin mới có thể cứu rỗi vong nhân khỏi địa ngục tăm tối. Mục Kiền Liên thành tâm làm theo lời Phật dạy và không những cứu được mẹ mà còn giải thoát được tất cả vong hồn bị giam cầm ở âm cung.

Người ta thường nhầm lễ Vu Lan với ngày nào trong năm?

Ngày xá tội vong nhân
Ngày Tết tháng 7
Ngày tết nguyên tiêu

Rất nhiều người trong chúng ta nhầm lẫn điều này và cho rằng, lễ Vu Lan chỉ là tên gọi khác của ngày Xá tội vong nhân - Rằm tháng 7. Trên thực tế đây thực sự là 2 lễ khác nhau, tuy có chung nguồn gốc Phật giáo song xuất phát từ những điển tích riêng biệt. Lễ Vu Lan, còn được gọi là lễ “Vu Lan bồn” mang tính chất là ngày lễ báo hiếu - một trong những lễ vô cùng quan trọng của Phật giáo. Truyền thuyết kể về sự ra đời của ngày nay liên quan tới bồ tát Mục Kiền Liên. Trong khi đó, lễ Xá tội vong nhân lại đề cao sự ban phước cho các cô hồn chưa được siêu thoát còn lảng vảng trên trần gian. Theo tín ngưỡng dân gian, ngày 15/7 âm lịch là ngày "mở cửa địa ngục", các cô hồn được xá tội, thoát về dương thế, vảng vất khắp nhân gian. Vì vậy, mọi người đều cúng chúng sinh bằng cháo loãng, gạo, bỏng, muối… để siêu sinh cho những linh hồn không nơi nương tựa. Riêng ở nước ta, người dân thường tổ chức cả hai lễ ấy vào cùng ngày Rằm tháng 7.

Thông thường, người ta thường cài hoa gì lên ngực áo vào lễ Vu Lan?

Hoa hồng
Hoa cúc
Hoa ban

Bông hồng cài áo trong lễ Vu Lan xuất phát từ một phong tục của người Nhật được hòa thượng Thích Nhất Hạnh đưa về nước từ những năm 1960. Vì đây là một phong tục đẹp, nên dần dần người Việt học theo, làm theo trong mùa lễ Vu Lan báo hiếu.

Quốc gia nào sau đây cũng có ngày lễ Vu Lan?

Nga
Mỹ
Nhật Bản

Nếu như ở Việt Nam có lễ Vu Lan diễn ra vào ngày 15 tháng 7 âm lịch hàng năm, thì ở Nhật Bản cũng có lễ Obon báo hiếu diễn ra vào tháng 8 dương lịch hàng năm. Obon hay còn được gọi là Bon (Ngày của người chết), là một phong tục truyền thống của người Nhật theo Phật giáo.
Ban đầu, lễ hội Obon được tổ chức với ý nghĩa dâng phẩm vật lên linh hồn của tổ tiên, ông bà đã quá cố, dần dần lễ hội này trở thành một sự kiện thường niên. Đây cũng là dịp để mọi người đoàn tụ với người thân trong gia đình, bày tỏ lòng thành kính tri ân, lòng hiếu thảo đến tổ tiên, ông bà cũng như tặng quà cho người thân, bạn bè, ân nhân, cấp trên. Cũng giống các nước châu Á, trong mùa Vu Lan, phật tử Nhật Bản thường dâng cúng phẩm vật lên chư tăng để nhờ họ cầu nguyện và hồi hướng phước đức cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ.

Ở Malaysia, lễ Vu Lan có tên gọi khác là gì?

Ngày tổ tiên
Ngày báo hiếu
Ngày tưởng nhớ

Tại Malaysia, đại lễ Vu Lan còn gọi là ngày tổ tiên hay lễ hội tháng bảy. Những việc làm thể hiện tinh thần hiếu đạo trong lễ Vu Lan gồm thăm viếng mộ người thân, tảo mộ, dâng cúng phẩm vật, cúng dường Tam bảo để hồi hướng công đức cho ông bà, cha mẹ. Bên cạnh đó, người dân Malaysia còn tổ chức nhiều sinh hoạt tôn giáo, văn hóa mang những sắc thái riêng. Theo phong tục của Malaysia, trong ngày lễ Vu Lan, người dân đều dừng các công việc đồng áng để lên chùa tham gia vào nghi thức siêu độ vong linh, cầu cho những người thân đã mất sớm siêu thoát tới miền cực lạc.

Theo quan điểm của người Đài Loan, khi thả đèn hoa đăng vào dịp Vu Lan, đèn trôi càng xa có ý nghĩa gì?

Linh hồn cha mẹ được siêu thoát
Gia chủ có nhiều tài lộc
Gia đình có sức khỏe tốt

Vào ngày rằm tháng 7 âm lịch hàng năm, người Đài Loan luôn giữ truyền thống lâu đời đó là thả đèn hoa đăng để soi sáng những linh hồn người đã khuất. Người Đài Loan quan niệm rằng, đèn trôi càng xa, gia chủ càng gặp nhiều tài lộc.

Món ăn truyền thống trong ngày lễ Vu Lan?

Chân giò
Thịt gà luộc
Ăn chay

Theo quan niệm của nhiều người, việc ăn chay trong tháng Vu Lan thể hiện sự báo đáp công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ, đồng thời cũng là một dịp để cầu phúc cho cha mẹ luôn sống khỏe mạnh, thanh bình và an nhiên. Cũng vào ngày Vu lan, những người con đang sinh sống ở phương xa sẽ trở về nhà, nấu cho bố mẹ những bữa cơm chay thơm ngon, bổ dưỡng với bằng cả tình yêu thương. Việc dành tình cảm cho bố mẹ còn thể hiện ở chỗ lựa chọn những thực phẩm, nguyên liệu, gia vị tự nhiên như nước tương đậu nành, hạt nêm nấm để bữa cơm tốt cho sức khỏe của bố mẹ và cả nhà.

Trúc Ly

Nguồn Znews: http://news.zing.vn/ngay-le-vu-lan-va-nhung-dieu-co-the-ban-chua-biet-post968920.html