Ngày 30/4/1975 - Dấu ấn thép khắc vào lịch sử

Trưa 30/4/1975, hai chiếc xe tăng mang số hiệu 843 và 390 húc đổ cánh cổng Dinh Độc Lập, đánh dấu thắng lợi trọn vẹn của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử và khép lại một thời kỳ chiến tranh đau thương, mở ra kỷ nguyên hòa bình, thống nhất đất nước.

Khoảnh khắc lịch sử ấy đã khắc sâu hình ảnh những người lính quả cảm-biểu tượng bất diệt của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Họ chính là những người mở đường cho tự do, thắp sáng niềm tin và ý chí quật cường trong trái tim cả dân tộc Việt Nam.

Trong thời khắc thiêng liêng đó, Trung sĩ Ngô Sỹ Nguyên-pháo thủ số 1 trên xe tăng T59 mang số hiệu 390 - cùng đồng đội húc tung cổng Dinh Độc Lập. Người lính trẻ năm ấy đã góp phần làm nên chiến thắng lịch sử, ghi dấu tên mình trong một thời kỳ “hoa lửa vinh quang”.

Gần nửa thế kỷ trôi qua, ký ức về ngày toàn thắng vẫn sống mãi trong tâm khảm người cựu chiến binh. Dù đã trở về đời thường, ông vẫn là chứng nhân sống động của chiến thắng vĩ đại - ngọn lửa hào hùng chưa bao giờ tắt trong trái tim ông và những đồng đội năm xưa.

Ngày ấy, chàng trai Ngô Sỹ Nguyên, 23 tuổi rắn rỏi tiến vào Dinh Độc Lập. Hôm nay, ông là người cựu chiến binh trầm lặng, trong hành trình lịch sử, ông vẫn ánh lên hào quang của chiến công bất tử.

Ngày ấy, chàng trai Ngô Sỹ Nguyên, 23 tuổi rắn rỏi tiến vào Dinh Độc Lập. Hôm nay, ông là người cựu chiến binh trầm lặng, trong hành trình lịch sử, ông vẫn ánh lên hào quang của chiến công bất tử.

Với ông, ngày 30/4/1975 không chỉ là một mốc son chiến thắng, mà còn là thời khắc thiêng liêng khi những người lính được bước ra khỏi lằn ranh bom đạn để trở về với gia đình. “Khi ấy, tôi chỉ nghĩ đến nhiệm vụ. Động cơ gầm rú, khói lửa mịt mù, đồng đội ngã xuống… rồi xe tăng lao qua cổng Dinh Độc Lập. Giây phút đó, chúng tôi biết Tổ quốc đã thuộc về nhân dân”. Ông xúc động nhớ lại.

Với ông, ngày 30/4/1975 không chỉ là một mốc son chiến thắng, mà còn là thời khắc thiêng liêng khi những người lính được bước ra khỏi lằn ranh bom đạn để trở về với gia đình. “Khi ấy, tôi chỉ nghĩ đến nhiệm vụ. Động cơ gầm rú, khói lửa mịt mù, đồng đội ngã xuống… rồi xe tăng lao qua cổng Dinh Độc Lập. Giây phút đó, chúng tôi biết Tổ quốc đã thuộc về nhân dân”. Ông xúc động nhớ lại.

Tiếp nối dòng chảy lịch sử, những hình ảnh hào hùng của ngày 30/4/1975 được lưu giữ trang trọng tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam - nơi ghi lại những trang sử vàng được viết bằng sự hy sinh, mất mát và lòng quả cảm, hun đúc bởi ý chí bất khuất của dân tộc Việt Nam.

Tiếp nối dòng chảy lịch sử, những hình ảnh hào hùng của ngày 30/4/1975 được lưu giữ trang trọng tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam - nơi ghi lại những trang sử vàng được viết bằng sự hy sinh, mất mát và lòng quả cảm, hun đúc bởi ý chí bất khuất của dân tộc Việt Nam.

Chiếc xe tăng T54B số hiệu 843 - một trong hai chiếc xe tiên phong tiến vào Dinh Độc Lập được công nhận là Bảo vật Quốc gia, trở thành hiện vật quý giá của dân tộc.

Chiếc xe tăng T54B số hiệu 843 - một trong hai chiếc xe tiên phong tiến vào Dinh Độc Lập được công nhận là Bảo vật Quốc gia, trở thành hiện vật quý giá của dân tộc.

Cùng đó, xe tăng T59 số hiệu 390-Bảo vật Quốc gia, nhân chứng thép của thời khắc lịch sử được lưu giữ trang trọng tại Bảo tàng Tăng-Thiết giáp, Hà Nội.

Cùng đó, xe tăng T59 số hiệu 390-Bảo vật Quốc gia, nhân chứng thép của thời khắc lịch sử được lưu giữ trang trọng tại Bảo tàng Tăng-Thiết giáp, Hà Nội.

Trước khi tiến vào Dinh Độc Lập, xe 390 từng tham gia các trận đánh khốc liệt tại Huế, Đà Nẵng và các tỉnh Nam Trung Bộ, mang trên mình đầy vết tích bom đạn kẻ thù.

Trước khi tiến vào Dinh Độc Lập, xe 390 từng tham gia các trận đánh khốc liệt tại Huế, Đà Nẵng và các tỉnh Nam Trung Bộ, mang trên mình đầy vết tích bom đạn kẻ thù.

Bốn thành viên của kíp xe tăng 390 trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, gồm Trung úy Vũ Đăng Toàn, Chính trị viên đại đội kiêm Trưởng xe; Trung sĩ Ngô Sỹ Nguyên, pháo thủ số 1; Thiếu úy Lê Văn Phượng, Phó Đại đội trưởng kỹ thuật kiêm pháo thủ số 2; Trung sĩ Nguyễn Văn Tập, lái xe, thăm lại Dinh Độc Lập. (Ảnh nhân vật cung cấp)

Bốn thành viên của kíp xe tăng 390 trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, gồm Trung úy Vũ Đăng Toàn, Chính trị viên đại đội kiêm Trưởng xe; Trung sĩ Ngô Sỹ Nguyên, pháo thủ số 1; Thiếu úy Lê Văn Phượng, Phó Đại đội trưởng kỹ thuật kiêm pháo thủ số 2; Trung sĩ Nguyễn Văn Tập, lái xe, thăm lại Dinh Độc Lập. (Ảnh nhân vật cung cấp)

Ngày 30/4/2025 - mốc son tròn 50 năm thống nhất là dịp để lịch sử một lần nữa gọi tên những người “giữ lửa” thầm lặng. Trung sĩ Ngô Sỹ Nguyên và các đồng đội năm xưa, những người lính kiên trung trên chiếc xe tăng lịch sử, mãi là biểu tượng bất diệt trong tâm khảm dân tộc. Họ là hiện thân cho một thời kỳ rực lửa mà vinh quang, cho ngày non sông liền một dải, đất nước trọn niềm vui.

Ngày 30/4/2025 - mốc son tròn 50 năm thống nhất là dịp để lịch sử một lần nữa gọi tên những người “giữ lửa” thầm lặng. Trung sĩ Ngô Sỹ Nguyên và các đồng đội năm xưa, những người lính kiên trung trên chiếc xe tăng lịch sử, mãi là biểu tượng bất diệt trong tâm khảm dân tộc. Họ là hiện thân cho một thời kỳ rực lửa mà vinh quang, cho ngày non sông liền một dải, đất nước trọn niềm vui.

NGUYỄN DƯƠNG

Nguồn Nhân Dân: https://nhandan.vn/anh-ngay-3041975-dau-an-thep-khac-vao-lich-su-post874997.html