Nga bảo vệ Vùng Cực bằng vũ khí bất bình thường

Xin giới thiệu cùng bạn đọc bài viết cung cấp nhiều thông tin với tiêu đề trên (thay lời giới thiệu) của chuyên gia quân sự Nga Nikolai Protopopov.

Bài và ảnh đăng trên báo RIA Novosti ngày 23/03/2021:

Ngày 22/ 3 - RIA Novosti/ Pavel Lvov

Khả năng vượt chướng ngại vật siêu việt, độ chính xác cực cao khi bắn, có có thể hoạt động ở những khu vực mà các trang thiết bị kỹ thuật quân sự thông thường khác đơn giản là không thể tồn tại- (đó là những tính năng kỹ- chiến thuật) của tổ hợp pháo tự hành “Magnolia” mà Quân đội Nga đang chuẩn bị tiếp nhận để đưa vào trang bị.

Tổ hợp này sẽ sớm được bàn giao cho những phân đội Bắc Cực đang thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện khí hậu cực kỳ khắc nghiệt.

Sau đây, RIA Novosti cung cấp một số thông tin về tổ hợp pháo tự hành mới nhất nói trên và một số mẫu vũ khí- khí tài “độc nhất vô nhị” khác đang và sẽ có trong trang bị của các căn cứ quân sự Nga tại Bắc Cực.

Những yêu cầu đặc biệt

Thông tin về kiểu pháo tự hành mới trang bị cho các đơn vị đóng quân tại vùng Cực Bắc này đã được biết đến vào năm 2017.

Khi đó, Bộ Quốc phòng Nga chỉ tuyên bố rằng tổ hợp pháo tự hành cỡ nòng 120 ly “Magnolia” sẽ được lắp đặt trên khung gầm xe đầu kéo bánh xích bọc thép hai cabin riêng biệt (hai modul- xem ảnh dưới).

Các nguyên mẫu thử nghiệm đang được kiểm tra sơ bộ, và những kết quả kiểm tra ban đầu cho thấy rằng tổ hợp pháo tự hành này có thể hoạt động hiệu quả trên các loại địa hình có nền đất không ổn định, kể cả các khu vực đầm lầy và tuyết phủ dày.

Còn động cơ của nó- có thể vận hành ổn định trong điều kiện nhiệt độ cực thấp. Đây là một dự án được các chuyên gia của Viện Khoa học- Nghiên cưúTrung ương mang tên "Burevestnik" thực hiện trong khuôn khổ công trình thiết kế- thử nghiệm "Nabrocok”.

Ngoài tổ hợp pháo tự hành trên, trong chương trình dự kiến sẽ còn nội dung sản xuất cả một dòng vũ khí pháo và súng cối có khả năng cơ động cao lắp đặt trên nhiều khung gầm xe chuyên dụng khác nhau cho các hoạt động quân sự ở Vùng Cực.

Các tính năng kỹ thuật của tổ hợp “Magnolia” đã được tiết lộ một phần tại diễn đàn “Army-2019”. Xe kéo- là xe địa hình bọc thép bánh xích DT-10PM "Vityaz" nặng 27 tấn với sức tải hơn 10 tấn trang bị động cơ diesel 800 mã lực.

Tốc độ - lên đến 45 km/ giờ, vượt qua chướng ngại vật nước - đến 6 km / giờ. Cự ly hoạt động không cần tiếp nhiên liệu- khoảng 700 km. Kíp xe – 4 người, khoang chiến đấu bố trí ở phía sau.

Phương tiện vận chuyển hai khoang (ca bin) bánh xích trong quá trình thử nghiệm các mẫu vũ khí mới, các trang thiết bị kỹ thuật quân sự và kỹ thuật chuyên dụng trong các điều kiện Bắc Cực. RIA Novosti / Bộ Quốc phòng Liên bang Nga.

Pháo bán tự động nòng xoáy tích hợp các chức năng của lựu pháo và súng cối. Nó có thể bắn nhiều loại đạn, kể cả đạn của tổ hợp pháo tự hành "Nona".

Cũng có thể sử dụng đạn có điều khiển “Kitolov-2” được thiết kế để phá hủy các phương tiện bọc thép hạng nhẹ và các công trình kỹ thuật. Nhờ có hệ thống dẫn đường bằng laser bán chủ động, xác suất bắn trúng mục tiêu cố định không cần bắn hiệu chỉnh tới gần bằng một (1).

Cơ số đạn - 80 quả. Pháo tấn công các mục tiêu bằng đạn bộc phá- nổ mảnh ở cự ly hơn 8 km, nếu sử dụng đạn có điều khiển- lên đến 10 km. Tốc độ bắn- 10 phát/ phút.

Ảnh: Viện Khoa học- Nghiên cứu Trung ương "Burevestnik". Tổ hợp pháo tự hành "Magnolia"

"Pantsir " của Bắc Cực

Các nhiệm vụ chính của "Magnolia" - phá hủy các mục tiêu của hệ thống phòng không và tác chiến điện tử, các bệ phóng tên lửa, phương tiện kỹ thuật bọc thép, công sự, các tàu đổ bộ và tiêu diệt sinh lực của đối phương.

Tuy nhiên, tổ hợp pháo tự hành triển vọng này- hoàn toàn không phải là mẫu phương tiện kỹ thuật chiến đấu duy nhất được thiết kế để hoạt động trong các điều kiện khí hậu khắc nghiệt của Bắc Cực.

Lấy ví dụ,để trang bị cho các đơn vị phòng không, các kỹ sư Nga đã thiết kế một phiên bản Bắc Cực từ tổ hợp tên lửa phòng không “Pantsir”.

Tổ hợp tên lửa- pháo phòng không này đã chứng minh một cách xuất sắc các khả năng của mình trong một số cuộc xung đột quân sự gần đây, tuy nhiên, để có thể hoạt động được tại vùng Bắc Cực, cần phải có một số thay đổi khá cơ bản trong thiết kế.

Phần tác chiến của "Pantsir-SA" cũng được bố trí trên xe đầu kéo bọc thép "Vityaz", nhưng súng máy phòng không đã bị loại bỏ, vì ở nhiệt độ cực thấp Bắc Cực, hiệu quả bắn của nó giảm nghiêm trọng. Thay cho pháo, đã lắp thêm sáu bệ phóng tên lửa với tầm bắn lên tới 20 km.

Còn một phương tiện phòng không khác nữa có khả năng cơ động cao tại Bắc Cực- đó là tổ hợp tên lửa phòng không “Tor-M2DT” vừa được đưa vào trang bị vào mùa hè năm ngoái (2020).

Phương tiện kỹ thuật này có thể hoạt động ở nhiệt độ dưới âm 50 độ, di chuyển trên địa hình chia cắt và vượt qua các chướng ngại vật nước. Tổ hợp này cũng được lắp trên xe địa hình bọc thép hai khoang kết nối với nhau.

Trong khoang đầu là mô-đun dành riêng cho kíp xe, còn tổ hợp phóng bố trí ở khoang sau, trong mô-đun thứ hai.

RIA Novosti / Vitaly Timkiv. Tổ hợp phòng không Bắc Cực "Tor-M2DT" trên xe địa hình DT-30 trong doanh trại của Trung tâm huấn luyện số 726 Bộ đội Phòng không tại thành phố Yeisk

Các tính năng kỹ- chiến thuật của "Tor-M2DT" (Bắc Cực) cũng tương tự như các tính năng kỹ- chiến thuật của "Tor" thông thường.

Nó tiêu diệt tất cả các kiểu mục tiêu trên không: máy bay, máy bay lên thẳng, tên lửa hành trình (có cánh) , đạn có điều khiển và máy bay không người lái cỡ nhỏ ở cự ly đến 16 km và độ cao đến 12 km.

Cơ số đạn - 16 quả tên lửa phòng không, được phóng với giãn cách 2,5 giây/ lần phóng. Thêm nữa, "Tor" hoạt động theo nguyên tắc "mỗi tên lửa - một mục tiêu", và điều này đã được khẳng định qua độ chính xác cực kỳ cao của nó.

Còn để tiến hành các hoạt động tác chiến trên mặt đất, các phân đội Bắc Cực được trang bị xe tăng T-80BVM hiện đại hóa, cũng như các khẩu lựu pháo lắp trên các xe vận tải bọc thép MT-LB.

RIA Novosti / Vladimir Pesnia/ Các tổ hợp tên lửa- pháo phòng không "Pantsir-SA"

Cácphươngtiệnvậnchuyển

Các binh sĩ của cụm quân Bắc Cực cũng còn di chuyển trên các phương tiện kỹ thuật đặc biệt khác. Lấy ví dụ, máy bay lên thẳng Mi-8AMTSh-VA.

Một trong những đặc điểm của "số tám" ( Mi-8) này là sau khi hệ thống dầu và bộ truyền động được làm nóng, động cơ có thể khởi động mà không gặp vấn đề gì ngay cả khi nhiệt độ đang ở mức âm 60 độ.

Khoang hàng của máy bay lên thẳng này cũng được làm nóng. Cự ly bay của Mi-8 Bắc Cực với thùng nhiên liệu phụ vượt quá 1.400 km và máy bay có thể bay liên tục trên không trong hơn 7 giờ liền.

Trên mặt đất, các quân nhân cũng sử dụng các xe "motolygi” nổi tiếng (tức xe kéo-vận tải bọc thép hạng nhẹ đa năng của Liên Xô hay còn gọi là MT-LB như đã nói ở trên-ND) , nhưng với các bánh xích đặc biệt có lực ép xuống mặt đất chỉ 0,28 kg trên một cm2, còn nhỏ hơn cả lực ép của một người đi bộ.

Có cả các xe chạy trên tuyết và trên đầm lầy với các bánh lốp lớn có lực ép cực nhỏ. Các binh sỹ Nga sử dụng những xe này để tiến hành trinh sát thực địa, mở các tuyến đường, đánh giá tình hình băng giá, hộ tống các đoàn xe chiến đấu.

Ngoài ra, các binh sĩ và sĩ quan di chuyển trên các xe trượt tuyết với một cabin có hệ thống sưởi ấm, các xe tải bốn bánh "Ural" và KAMAZ , và các tàu đệm khí thích hợp với điều kiện nhiệt độ cực thấp.

Một số phân đội thậm chí còn sử dụng xe trượt tuyết do chó hoặc tuần lộc kéo – những phương tiện di chuyển lâu đời nhất và có khả năng vượt qua được những nơi mà ngay cả một chiếc xe địa hình hiện đại nhất cũng bị mắc kẹt.

Tất nhiên, các phân đội Bắc Cực cũng nhận được những bộ quân phục đặc biệt. Một bộ quân trang tiêu chuẩn có khoảng 20 “món đồ”. Quần áo được làm từ chất liệu nhiều lớp, rất ấm, rất nhẹ và không cản trở việc di chuyển của chiến binh Bắc Cực Nga.

RIA Novosti / Pavel Lvov

Các binh sỹ của Lữ đoàn Pechenga thuộc Hạm đội Phương Bắc tập trận trên xe địa hình Bắc Cực “Aleut”

Lê Hùng- Nguyễn Hoàng (dịch)

Nguồn Đất Việt: http://datviet.trithuccuocsong.vn/quoc-phong/luc-luong-vu-trang/nga-bao-ve-vung-cuc-bang-vu-khi-bat-binh-thuong-3429492/