NASA tiết lộ ảnh cận cảnh 'hành tinh khí' lớn nhất hệ Mặt Trời

Lần đầu tiên con người được nhìn ngắm vẻ đẹp sao Mộc - 'hành tinh khí' của hệ Mặt Trời ở cự ly gần qua hình ảnh những tầng mây đầy màu sắc, điểm đỏ bí ẩn,... chụp từ tàu vũ trụ NASA.

Được phóng lên quỹ đạo sao Mộc từ tháng 7/2016, Juno là tàu vũ trụ thứ hai quay quanh Sao Mộc, bên cạnh con tàu Galileo từ năm 1995 - 2003.

Kể từ đó nó đã giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về "hành tinh khí" lớn nhất trong hệ Mặt Trời qua loạt ảnh chụp cận cảnh gửi về Trái Đất.

Mới đây. NASA đã tiết lộ loạt hình ảnh đặc biệt nhất, cho thấy diện mạo đẹp tuyệt mỹ nhưng không kém phần bí ẩn của sao Mộc. Nhìn toàn cảnh, hành tinh này trông như một viên đá cẩm thạch rực rỡ.

Tàu vũ trụ Juno của NASA tiến gần với sao Mộc để chụp được cận cảnh hành tinh tuyệt đẹp này.

Những đám mây trên sao Mộc sẽ có hình dạng như thế này, khác xa với tưởng tượng của con người.

Nơi được gọi là "khu vực hoàng hôn" Jovian cho thấy những đám mây xoáy quanh cực nam của Sao Mộc.

Cận cảnh "hành tinh khí" của hệ Mặt Trời là màu xanh nhìn siêu thực như một tác phẩm nghệ thuật.

Sao Mộc không có bề mặt rắn giống như Trái Đất và đây là khu vực hỗn loạn, bão tố trên bán cầu bắc của hành tinh.

Bóng của Mặt Trăng trên sao Mộc.

Sao Mộc cũng có sương mù như hành tinh chúng ta đang sống.

Hình ảnh khiến người ta liên tưởng đến viên ngọc lấp lánh này là Nam cực của sao Mộc

Vực thẳm cũng đáng sợ như ở bất kỳ hành tinh nào trong vũ trụ.

Great Red Spot hay còn gọi là Điểm Đỏ của sao Mộc, là một cơn bão siêu bão kéo dài trên hành tinh này, cách xích đạo 22 độ về phía nam, đã kéo dài ít nhất 340 năm.

Một cơn bão ở phía Bắc.

Những vành đai mây đa sắc ở bán cầu Nam.

Mộc Nhiên

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/nasa-tiet-lo-anh-can-canh-hanh-tinh-khi-lon-nhat-he-mat-troi-1417229.html