Máy bay Yak-130M Nga là 'món hời' cho không quân các nước?

Tại sao dòng máy bay huấn luyện kiêm cường kích Yak-130M được không quân nhiều nước săn đón?

Với tiềm lực đầu tư cho quân sự còn hạn chế của một số nước, việc có trong tay máy bay huấn luyện kiêm chiến đấu sẽ giúp tận dụng tối đa nguồn lực của không quân.

Nhận ra xu thế này, hãng Yakovlev (Nga) đã tiết lộ về kế hoạch phát triển dòng Yak-130M với nhiều cải tiến vượt trội tại diễn đàn Army-2024.

Theo đó, phiên bản mới này ngoài khả năng dùng để huấn luyện thì có thể biến thành một cường kích hạng nhẹ đầy uy lực.

Nhà máy hàng không Irkutsk bật mí rằng hiện họ đã sản xuất 3 nguyên mẫu Yak-130M.

Phiên bản này được phát triển nhằm hướng tới thị trường xuất khẩu, nơi mà tiềm năng về một máy bay huấn luyện kiêm chiến đấu vẫn đang rất "nóng".

Các máy bay huấn luyện kiêm chiến đấu được coi là giải pháp hiệu quả cho các quốc gia vốn có đầu tư cho không quân còn hạn chế.

Theo những thông tin ban đầu, Yak-130M sẽ tập trung vào việc nâng cấp hệ thống điện tử nhằm tăng hiệu suất tác chiến.

Thông thường các máy bay huấn luyện vẫn có thể kiêm nghiệm chiến đấu khi cần thiết, dù vậy chúng không được trang bị hệ thống điện tử hàng không nên còn rất hạn chế so với chiến đấu cơ thực thụ.

Vì thế ở phiên bản Yak-130M, nhà sản xuất đến từ Nga đã trang bị hệ thống điện tử tân tiến cho dòng chiến đấu cơ này.

Một trong những nâng cấp chính đối với Yak-130M là lắp đặt hệ thống điều khiển fly-by-wire (FBW) tiên tiến giúp cho việc điều khiển máy bay được dễ dàng.

Hệ thống này tăng cường khả năng cơ động và độ ổn định của máy bay, cho phép mô phỏng các đặc điểm bay của nhiều loại máy bay chiến đấu khác nhau, điều này rất quan trọng đối với việc đào tạo phi công.

Yak-130M cũng được trang bị hệ thống radar hàng không tân tiến, nhằm phát hiện, theo dõi và dẫn đường cho vũ khí chính xác tiêu diệt mục tiêu.

Về mặt vũ khí, Yak-130M đã được nâng cấp để mang theo nhiều loại vũ khí hơn.

Hệ thống phòng thủ của Yak-130M cũng được tăng cường với hệ thống tác chiến điện tử [EW] tiên tiến, máy thu cảnh báo radar [RWR] và hệ thống mồi bẫy giúp tăng khả năng sống sót của máy bay.

Ngoài ra Yak-130M cũng được trang bị động cơ AI-222-25 cải tiến giúp tăng lực đẩy trong khi lại tiết kiệm nhiên liệu.

Với động cơ cải tiến này không những cải thiên lực nâng mà còn giúp máy bay dễ dàng tăng tốc, tăng tầm bay nhưng lại tiết kiệm nhiên liệu hơn.

Hệ thống liên lạc của Yak-130M được hiện đại hóa không những giúp làm tốt nhiệm vụ huấn luyện, mà còn tăng hiệu suất thông tin chia sẻ dữ liệu trong khi chiến đấu.

Ngoài ra, Yak-130M cũng được cải thiện khung thân để tăng độ bền cơ học, tiện lợi cho việc nâng cấp sau này.

Yak-130 là máy bay huấn luyện phản lực tiên tiến và máy bay chiến đấu hạng nhẹ đa năng do Cục thiết kế Yakovlev của Nga phát triển.

Nó đã thu hút sự quan tâm và áp dụng của nhiều lực lượng không quân trên thế giới do hệ thống điện tử hàng không tiên tiến, khả năng cơ động và hiệu quả về chi phí.

Nó đã thu hút sự quan tâm và áp dụng của nhiều lực lượng không quân trên thế giới do hệ thống điện tử hàng không tiên tiến, khả năng cơ động và hiệu quả về chi phí.

Không quân Nga là đơn vị vận hành chính của Yak-130, sử dụng rộng rãi cho mục đích huấn luyện phi công và nhiệm vụ tấn công nhẹ.

Không quân Algeria cũng đã đưa Yak-130 vào đội bay của mình. Việc Algeria mua lại Yak-130 nhấn mạnh cam kết hiện đại hóa lực lượng không quân và nâng cao cơ sở hạ tầng đào tạo phi công của mình.

Không quân Belarus cũng đang sử dụng Yak-130. Belarus đã đầu tư vào Yak-130 để cải thiện các chương trình huấn luyện và duy trì một lực lượng không quân mạnh mẽ và có năng lực.

Không quân Bangladesh cũng đã bổ sung Yak-130 vào kho vũ khí của mình. Việc mua lại này là một phần trong chiến lược rộng lớn hơn của Bangladesh nhằm nâng cấp năng lực quân sự và đảm bảo đào tạo phi công hiệu quả.

Không quân Bangladesh cũng đã bổ sung Yak-130 vào kho vũ khí của mình. Việc mua lại này là một phần trong chiến lược rộng lớn hơn của Bangladesh nhằm nâng cấp năng lực quân sự và đảm bảo đào tạo phi công hiệu quả.

Không quân Lào là một trong những đơn vị sử dụng Yak-130 để huấn luyện phi công của mình.

Không quân Lào là một trong những đơn vị sử dụng Yak-130 để huấn luyện phi công của mình.

Không quân Ả Rập Syria đã nhận được Yak-130 như một phần trong nỗ lực tái thiết và tăng cường năng lực không quân của mình trong bối cảnh xung đột đang diễn ra.

Không quân Ả Rập Syria đã nhận được Yak-130 như một phần trong nỗ lực tái thiết và tăng cường năng lực không quân của mình trong bối cảnh xung đột đang diễn ra.

Không quân Myanmar và Việt Nam cũng đã mua Yak-130 để bổ sung cho không quân của mình.

Không quân Myanmar và Việt Nam cũng đã mua Yak-130 để bổ sung cho không quân của mình.

Việt Hùng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/may-bay-yak-130m-nga-la-mon-hoi-cho-khong-quan-cac-nuoc-post585947.antd