Lệnh cấm dầu Nga của EU bất ngờ giáng đòn nặng nề vào Mỹ

EU đã ra lệnh cấm dầu Nga đúng vào thời điểm cực kỳ không phù hợp với Mỹ, khi tồn kho sản phẩm chưng cất bao gồm dầu diesel và dầu sưởi đang ở mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ.

Lệnh cấm vận của EU đối với việc nhập khẩu các sản phẩm dầu mỏ của Nga sẽ sớm có hiệu lực, nhưng đây là thời điểm không thích hợp nhất đối với nước Mỹ. Nhà báo Tsvetana Paraskova của tờ OilPrice đưa ra nhận xét nói trên.

Lệnh cấm vận của EU đối với việc nhập khẩu các sản phẩm dầu mỏ của Nga sẽ sớm có hiệu lực, nhưng đây là thời điểm không thích hợp nhất đối với nước Mỹ. Nhà báo Tsvetana Paraskova của tờ OilPrice đưa ra nhận xét nói trên.

Tác giả của bài viết trên ấn phẩm Mỹ cho biết: “Sản phẩm chưng cất của Mỹ tăng nhẹ vào tuần trước nhưng chúng vẫn ở mức thấp nhất kể từ năm 1951”.

Dự trữ nhiên liệu thấp đã khiến giá dầu diesel tăng vọt ở Mỹ. Điều này đi kèm với sự sụt giảm công suất của các nhà máy lọc dầu, vốn chưa đạt đến mức của những năm trước đại dịch. Xem xét việc dầu diesel là nhiên liệu chính trong vận tải đường dài, việc tăng giá sẽ đẩy nhanh lạm phát.

Tình hình với nhiên liệu diesel ở Mỹ và ở nhiều quốc gia khác dự kiến sẽ trở nên tồi tệ hơn trong tương lai. Vào tháng 12/2022, lệnh cấm vận của EU đối với các sản phẩm dầu mỏ của Nga sẽ có hiệu lực và điều này sẽ dẫn đến thâm hụt, cũng như một đợt tăng giá mới.

Báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết: “Cuộc cạnh tranh nhằm giành các thùng nhiên liệu diesel không phải của Nga sẽ trở nên cực kỳ khốc liệt".

Các chuyên gia dự báo giá dầu diesel cao sẽ đẩy nhanh lạm phát và làm chậm tăng trưởng kinh tế ở nhiều nước. Việc tăng công suất các nhà máy lọc dầu sẽ giúp giảm căng thẳng, nhưng điều này không xảy ra trong một sớm một chiều.

Không chỉ gây ra tác động đối với Mỹ vì lệnh cấm vận dầu mỏ, EU còn cố gắng hạ gục Nga thông qua việc sử dụng một "boomerang kinh tế", nhưng nó bất ngờ quay trở lại và tấn công các nước châu Âu.

Kể từ khi cuộc xung đột Ukraine bùng nổ, các nước phương Tây đã áp đặt những biện pháp trừng phạt sâu rộng nhất đối với Nga. Hầu hết tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế Nga đều bị ảnh hưởng: năng lượng, kỹ thuật, kinh doanh nhà hàng...

Không chỉ có vậy, ngay cả vật nuôi cũng trở thành nạn nhân của các lệnh trừng phạt, bởi vì nguồn cung cấp thức ăn chăn nuôi cũng bị hạn chế, đi kèm theo đó là một số loại thuốc hay vaccine chuyên dụng.

Các nước EU còn cố gắng hạn chế thu nhập của Nga và gây áp lực lên công dân của nước này. Khi rơi vào tình cảnh khó khăn như vậy, Moskva đã thực hiện nhiều biện pháp ổn định, và nền kinh tế đất nước bắt đầu thích ứng.

Nhưng hiện tại, tập thể phương Tây bắt đầu nhận thấy rằng những lệnh trừng phạt nhằm vào Nga trong 8 tháng qua, cho dù vô cùng khắc nghiệt nhưng đã không đạt được hiệu quả như mong muốn.

Nhiều công ty Mỹ và châu Âu rời thị trường Nga, nhưng các nhà sản xuất địa phương đã nhanh chóng lấp đầy khoảng trống này. Bây giờ ở Nga, ngay cả đồ uống và bánh mì kẹp thịt cũng do họ tự sản xuất.

Tất nhiên, đồ ăn thức uống không phải là chỉ số chính cho thấy các biện pháp trừng phạt chưa mang lại kết quả như mong muốn. Các chuyên gia cho rằng dấu hiệu chính của điều này là chi phí sinh hoạt tăng cao ở châu Âu.

Vì vậy sau khi EU bắt đầu cuộc chiến kinh tế, một cuộc khủng hoảng năng lượng đã nổ ra khiến lạm phát tăng mạnh. Kết quả là không chỉ nhiên liệu và điện trở nên đắt hơn, mà cả những hàng hóa và sản phẩm quen thuộc nhất.

Trong khi đó, người Nga có thể sử dụng dầu và khí đốt với giá rẻ mà không phải lo lắng về chi phí sinh hoạt leo thang do giá năng lượng trên thế giới tăng mạnh

Đáng chú ý là hầu hết các nước châu Âu từ lâu đã được coi là giàu có và có nền kinh tế phát triển cao, họ từ bỏ tiết kiệm và quen với sự xa xỉ thì dễ dàng, nhưng từ bỏ sự xa xỉ và quen với việc tiết kiệm trở lại thì khó hơn nhiều.

Nhưng đó là cái giá mà Liên minh châu Âu phải trả khi cố gắng hạ bệ nền kinh tế Nga. Bây giờ, khi đang vướng mắc vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng, người dân phương Tây có lẽ rất nhớ về thời kỳ nồng ấm giữa đôi bên.

Người dân châu Âu không thể nhanh chóng thích ứng tình hình hiện tại và thường xuống đường biểu tình. Cuối cùng, chiếc boomerang kinh tế do Liên minh châu Âu ném sang Nga đã tự tấn công chính họ.

Giờ đây, Nga có một chiến lược phát triển đầy hứa hẹn: từ bỏ định hướng sang phương Tây và chuyển hướng sang phương Đông. Điều này áp dụng cho cả việc xuất khẩu năng lượng và nguyên liệu thô, cũng như nhập khẩu nhiều loại hàng hóa.

Đây cũng là tiền đề cho việc xây dựng một thế giới đa cực, trong đó không tồn tại sự thống trị tuyệt đối bởi các giá trị mà phương Tây thiết lập nên.

Bạch Dương

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/lenh-cam-dau-nga-cua-eu-bat-ngo-giang-don-nang-ne-vao-my-post523675.antd