Mới đây, Iran đã tổ chức cuộc tập trận quy mô lớn mang mật danh Zolfagar-1400 trên bờ biển Vịnh Ba Tư; trong cuộc tập trận, lực lượng tên lửa đối hạm Iran một lần nữa trình diễn tên lửa chống hạm Gadir, có tầm bắn đến 300 km, tiêu diệt chính xác tàu mục tiêu.
Bức ảnh đã mang đến cho thế giới bên ngoài một cái nhìn mới về sự phát triển khả năng chống tàu của Iran. Và tên lửa chống hạm Gadir này, thực ra có nguồn gốc từ tên lửa chống hạm C802 của Trung Quốc; nhưng đã được Iran cải tiến.
Theo truyền thông Iran, Quân đội nước này sở hữu tên lửa chống hạm C801 và C802 vào khoảng năm 1995. Vào thời điểm đó, họ đã mua 100 tên lửa loại này từ Trung Quốc, nhưng chưa rõ số lượng giao hàng cuối cùng.
Tuy nhiên đơn đặt hàng này chịu áp lực và sự can thiệp của Mỹ, nên chỉ khoảng 60 tên lửa trong số đó đã được chuyển giao. Sau khi thử nghiệm, người Iran nhận thấy rằng, khả năng hoạt động của C802 là tương đối tiên tiến vào thời điểm đó.
Tên lửa chống hạm C802 của Trung Quốc về thực chất cũng là bản sao tên lửa chống hạm Ecocet (Cá bay) của Pháp; tên lửa có tốc độ cận âm (0,9 Mach), bay bám biển ở độ cao khoảng 5 mét, tầm bắn 120km; trong thập niên 1990, đây cũng được đánh giá là mẫu tên lửa chống hạm tiên tiến.
Dù Iran muốn có thêm tên lửa C802, nhưng dưới sức ép của Mỹ, Trung Quốc cũng không dám bán; Hải quân Mỹ cũng nhận ra mối đe dọa rất lớn của loại tên lửa này ở eo biển Hormuz và vịnh Ba Tư nên đã ra sức ngăn cản.
Nhưng với quan điểm của người Iran “Không mua được thì tự làm ra”; lệnh cấm vận của Mỹ đã thúc đẩy Iran quyết tâm sao chép ngược lại C802, để có được khả năng tự sản xuất loại tên lửa và họ đã khai sinh ra tên lửa chống hạm Noor nổi tiếng.
Lúc đầu Iran chưa sản xuất được động cơ tuốc bin phản lực cho tên lửa, vì vậy loại tên lửa chống hạm Nuer đời đầu, được sao chép theo tên lửa C801, sử dụng động cơ tên lửa rắn, với tầm bắn chỉ 40km, tương đương tên lửa C801.
Mẫu tên lửa C801 và C802 khác nhau chủ yếu là do sử dụng động cơ phản lực, để tăng tầm bắn; do đó người Iran cũng đi theo lộ trình này trong việc cải tiến tên lửa Nuer của họ.
Mẫu tên lửa C802 của Trung Quốc đầu tiên sử dụng động cơ tuốc bin phản lực TRI 60-2 của Công ty Microturbine của Pháp. Sau đó họ mới sử dụng động cơ tuốc bin phản lực CTJ-2 sản xuất trong nước. Iran cũng học Trung Quốc, chọn động cơ TRI 60-2 thông qua các hợp đồng mua sắm bí mật từ Pháp.
Vào cuối thập niên 1990, các phương tiện truyền thông liên tục phanh phui các cuộc tiếp xúc và giao dịch bí mật giữa các nhà buôn vũ khí của Pháp và Iran, liên quan đến động cơ phản lực TRI 60-2. Vụ việc này khiến việc mua bán dừng lại, nhưng Iran cũng nắm được bí mật của động cơ.
Năm 2005, Iran lần đầu tiên công khai động cơ phản lực Toloue-4 được sử dụng cho tên lửa Nuer; đồng thời không né tránh, họ trực tiếp nhận động cơ Toloue-4 là sản phẩm nhái TRI 60-2, nên hiệu suất của hai động cơ giống nhau.
Với động cơ Toloue-4, tầm bắn của tên lửa Nuer cuối cùng đã được mở rộng lên 130 km, tương đương tên lửa C802. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành việc nhái C802, người Iran không hài lòng, họ sử dụng tên lửa C802A có tầm bắn 180 km làm đối tượng tham chiếu, để cải tiến tên lửa Nuer.
Những cải tiến lớn đối với tên lửa Nuer đó tối ưu hóa khả năng chống nhiễu của đầu dò radar monopulse DM-3B và mức tiêu hao nhiên liệu của động cơ. Vào năm 2006, tên lửa Nuer với tầm bắn tối đa 170 km, được xem là tương đương với tên lửa C802A của Trung Quốc. Nhưng Iran vẫn chưa muốn dừng lại.
Năm 2011, Iran phóng tên lửa chống hạm tầm bắn 200 km mang tên Ghader, thiết kế khí động học của tên lửa này giống Noor nên vẫn là sự phát triển thêm của nền tảng C802 ở Iran. Điểm khác biệt lớn nhất giữa Gadder và C802 và Nur là thân đạn của nó đã được kéo dài ra rất nhiều.
Chiều dài thân đạn Gadder từ 6,38 mét lên 7,4 mét. Đường kính đạn không đổi ở mức 0,36 mét. Đầu đạn cũng được tăng từ 155 kg lên 200kg. Do kích thước dài hơn nên chứa được nhiều nhiên liệu hơn, tầm bắn đã tăng lên 200 km và khả năng dẫn đường được cải thiện rõ rệt.
Ba năm sau, Iran đã giới thiệu tên lửa chống hạm Gadir, trên cơ sở cải tiến sâu mẫu Ghadir; hai loại tên lửa này thường bị nhầm lẫn vì cách phát âm gần giống nhau. Mặc dù về cơ bản, Gadir có cùng kích thước với Gadel, nhưng tầm hoạt động đã tăng vọt lên 300 km do sử dụng động cơ mới tiết kiệm nhiên liệu hơn.
Đồng thời radar của tên lửa cũng đã được thay thế và cải thiện hơn nữa khoảng cách khóa và khả năng chống nhiễu. Tầm bắn của Gadir đã đạt đến mức tương đương với mẫu cải tiến mới nhất tên lửa C802 của Trung Quốc là CM802B.
Nhìn vào quá trình phát triển của tên lửa Iran từ Nur đến Gadr và sau đó là tên lửa Gadir, có thể thấy rằng họ đã hiểu rất rõ về tên lửa C802, và sự phát triển của nền tảng này ở Iran thực sự vẫn chưa đến hồi kết.
Người Iran dường như vẫn tập trung vào việc cải tiến và phát triển dòng tên lửa có nguồn gốc từ tên lửa C802 của Trung Quốc; vì vậy trong tương lai, sau những đột phá về công nghệ có liên quan, có thể Iran sẽ tung ra một biến thể mới sử dụng dẫn đường hỗn hợp và có thể có tính năng hiện đại vượt tính năng của tên lửa chống hạm Trung Quốc. Nguồn anh: RINA.
Video giơi thiệu tên lửa chống hạm Ghadir của Iran có tầm bắn 300km.
Tiến Minh