Hát Xẩm, hướng tới di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Vừa qua, một sự kiện văn hóa gây được sự chú ý rộng rãi của công chúng, giới học thuật đó là Liên hoan các câu lạc bộ hát Xẩm khu vực phía Bắc được tổ chức tại Ninh Bình. Liên hoan là dịp để những người yêu Xẩm gặp gỡ, giao lưu, thưởng thức nét đẹp mộc mạc dân dã của Xẩm, đồng thời chung sức đưa bộ môn nghệ thuật này đến gần hơn với đời sống công chúng.
Buổi tập của CLB hát Xẩm Kim Ngân (Yên Mô). Ảnh: Trường Giang
Hiếm có dịp nàomà có tới 150 nghệ nhân, nghệ sỹ, diễn viên, nhạc công gồm những người nặnglòng với hát Xẩm thuộc khu vực phía Bắc lại có dịp hội ngộ đông đủ như vậy.Điều ý nghĩa hơn nữa là họ được hội ngộ ngay trên quê hương của cố nghệ nhân,NSƯT Hà Thị Cầu- người được mệnh danh là “báu vật sống” “người hát rong cuôícùng của thế kỷ XX”. Xẩm không chỉ là “đặc sản tinh thần” được NSƯT Hà Thị Câùdành cả cuộc đời, tâm huyết để lưu giữ và sáng tạo mà những điệu Xẩm còn manglinh hồn, hơi thở của vùng đất đã sản sinh ra nó.
Vùng quê Yên Mô nói riêng vàrộng hơn là vùng đất Ninh Bình nói chung với bề dày lịch sử, văn hóa truyềnthống, chiều sâu các tầng, vỉa trầm tích nhân văn đã mang lại giá trị độc đáo,đa dạng cho Xẩm. Liên hoan không chỉ giới thiệu tới công chúng bản sắc riêngcủa “Xẩm U Cầu” qua điệu Phồn Huê, Riềm Huê, Chênh boong, Thập ân...mà còn giúpngười nghe nhận thấy sự đa dạng, lắm hình nhiều vẻ của nhịp sống các vùng đấtqua các điệu Dạt nước cánh bèo, Nhị tình, Mục hạ vô nhân, Nhắn khách vườn đào,Đại phú do thiên, Tính mới gặp tình, Cho thiếp theo cùng... Nghệ sỹ Đào BạchLinh, nhóm Xẩm Hải Thành (Hội Văn nghệ dân gian Hải Phòng) bày tỏ: “Từ góc độmột người đang trực tiếp hoạt động chuyên môn, tôi thấy Liên hoan các câu lạcbộ hát Xẩm đã có tác dụng khuấy động phong trào, giúp cho những người yêu mếnhát Xẩm có thêm những đam mê để tiếp tục hoạt động.
Liên hoan cũng là dịp đểnhững người làm chuyên môn có sự định giá chính xác, toàn diện về phong tràohát Xẩm, từ đó có những kế hoạch phát triển Xẩm trong tương lai”. Nhạc sỹ ThaoGiang (Giám đốc Trung tâm Phát triển nghệ thuật, âm nhạc Việt Nam), giám khảocủa Liên hoan chia sẻ: Liên hoan các câu lạc bộ hát Xẩm khu vực phía Bắc- NinhBình năm 2019 là sự trở lại của nghệ thuật hát Xẩm sau khoảng thời gian dàiloại hình này chưa được nhìn nhận một cách đúng mức giá trị và những đóng gópcủa nó. Liên hoan cũng được xem như một cuộc tổng rà soát những gì chúng tacòn, chúng ta có về Xẩm, những gì cần phải gìn giữ. Mỗi lần Liên hoan là mộtlần giúp các nhà chuyên môn có thể hệ thống các làn điệu Xẩm, nâng cấp, khaithông môn nghệ thuật này, thúc đẩy việc đưa loại hình diễn xướng này đến gầnhơn với công chúng. Việc có nhiều người trẻ yêu mến Xẩm sẽ giúp nghệ thuật hátXẩm có thêm sức sống mới, vì những người trẻ là những người kế thừa, vừa lànhững công chúng tương lai của Xẩm. Quá trình nối tiếp dòng chảy của Xẩm cũngcần tỉnh táo tránh biến Xẩm thành cái khác, mất đi tính độc đáo của Xẩm.
Nêúmuốn phát triển hơn nữa nghệ thuật hát Xẩm, cần các cơ quan quản lý về văn hoácó một cuộc tổng kiểm kê phân loại các làn điệu Xẩm, từ đó mới có thể phân biệtđược nét độc đáo của nghệ thuật hát Xẩm so với các loại hình nghệ thuật diễnxướng dân gian khác, thấy được giá trị, đóng góp của Xẩm. Để làm được điều này,nhạc sỹ Thao Giang “hiến kế”: “Cần kêu gọi sự tham gia của các chuyên gia, cácnhà nghiên cứu âm nhạc, các nghệ sỹ, nghệ nhân, những người am hiểu sâu về nghệthuật hát Xẩm và những chuyên gia này sẽ giúp những nhóm Xẩm, câu lạc bộ Xẩmphát triển đúng hướng, tránh lai căng, pha tạp, làm mất đi tính độc đáo củaXẩm”.
Qua những ngày tham dự Liên hoan có thể thâýnhiều bạn trẻ đã rất nặng lòng với hát Xẩm, đó là một tín hiệu vui, giúp nhữngngười yêu Xẩm kỳ vọng vào một tương lai lạc quan hơn đối với bộ môn nghệ thuậtnày: “Qua Liên hoan này chắc chắn sẽ giúp nghệ thuật Xẩm lan tỏa rộng rãi đến côngchúng ở nhiều tỉnh, thành, là nguồn động viên để những người yêu Xẩm tiếp tụccon đường nghệ thuật của mình” - ông Nguyễn Hồng Vĩnh, Phó Giám đốc điều hànhTrung tâm Văn hóa điện ảnh tỉnh Quảng Ninh nói. Thêm nữa Xẩm cũng là một thànhtố của văn nghệ dân gian, chúng ta hoàn toàn có thể nghĩ tới việc tìm cách đưaloại hình nghệ thuật này vào khai thác phục vụ kinh tế du lịch tựa như ca Huế,Quan họ Bắc Ninh, hát Bài chòi Hội An...
Những chia sẻ tâm huyết từ những nhà nghiêncứu, các nghệ nhân, diễn viên...về tham dự Liên hoan sẽ là những gợi ý rất tốtcho những người làm công tác văn hóa tại Ninh Bình trong quyết tâm phục hồi vàphát triển nghệ thuật hát Xẩm và xa hơn là việc lập hồ sơ đề nghị ghi danh nghệthuật hát Xẩm là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, tiến tới đề nghị UNESCOcông nhận nghệ thuật hát Xẩm là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhânloại.
Phương Nam