Hành trình vòng quanh thế giới của Darwin

Darwin là cái tên không thể thiếu trong khoa học thế giới. Ngày nay chúng ta đều biết lý thuyết tiến hóa nổi tiếng mang tên ông. Nhưng ít ai biết rằng, chuyến hành trình năm năm đầu tiên trên con tàu thám hiểm 'Beagle' đã đem lại cơ hội cho nhà bác học khám phá các loài thực vật và động vật mới mẻ và cung cấp nền tảng đầu tiên cho học thuyết này.

Darwin bốn năm sau khi trở về từ chuyến hành trình vòng quanh thế giới.

Darwin bốn năm sau khi trở về từ chuyến hành trình vòng quanh thế giới.

Vào tháng 8 năm 1831, Charles Darwin ở tuổi 22, đã bị mê hoặc bởi thế giới tự nhiên và được truyền cảm hứng từ những câu chuyện phiêu lưu của nhà tự nhiên học người Đức Alexander von Humboldt. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, nỗ lực tổ chức một cuộc thám hiểm đến Tenerife, thuộc Quần đảo Canary ngoài khơi Tây Bắc châu Phi của ông đã thất bại.

Và rồi một lá thư gửi tới ông của John Stevens Henslow, giáo sư thực vật học tại Cambridge đã mang lại cho Darwin một cơ hội tuyệt vời: Henslow thông báo việc đã đề cử Darwin tham gia cùng thuyền trưởng Robert FitzRoy trong một chuyến thám hiểm trên tàu H.M.S. Beagle nhằm lập bản đồ bờ biển Nam Mỹ và nghiên cứu khoa học.

Trong suốt cuộc hành trình phi thường này, Darwin đã lấp đầy hàng cuốn sổ với những bản phác thảo và quan sát. Ông đã chuyển hàng tá thùng và chai lọ về nhà, trong đó chứa đầy thực vật ép, hóa thạch, đá, da và bộ xương được sưu tầm trong suốt chuyến đi.

Christ’s College, University of Cambridge, nơi Darwin nghiên cứu từ 1828 đến 1831.

Christ’s College, University of Cambridge, nơi Darwin nghiên cứu từ 1828 đến 1831.

Những quan sát đầu tiên

Nơi dừng chân đầu tiên là hòn đảo núi lửa St. Jago (nay là Santiago) thuộc quần đảo Cape Verde. Sau ba tuần say sóng, Darwin đã nhiệt tình tham gia vào công việc thực địa độc lập đầu tiên của mình: xác định các mẫu đá và ghi lại một mặt cắt ngang của tầng núi lửa. Sở hữu những thiết bị tốt nhất mà tiền có thể mua được: kính hiển vi, máy đo độ nghiêng, búa địa chất và ống dẫn (chứa mẫu vật thực vật).

Đến ngày 15/2/1832, họ dừng lại để lấy đồ tiếp tế trên các hòn đảo đá xa xôi của St. Paul, và trong vài tháng tiếp theo khi đoàn khám phá Beagle đi thuyền qua lại dọc theo bờ biển để kiểm tra các biểu đồ hải quân, Darwin đã xây dựng một bộ sưu tập nhện và ong bắp cày.

Thuyền Beagle.

Thuyền Beagle.

Khi con tàu đi về phía Nam vào tháng sáu, Darwin may mắn gặp được cá heo, cá voi, chim cánh cụt và hải cẩu. Cũng tại địa điểm này đoàn thám hiểm đã phải chống lại một cuộc nổi dậy của người dân địa phương do họ cho rằng đoàn thám hiểm mang mầm bệnh dịch tả đến.

Những con chuột bốc mùi

Trong suốt thời gian đó, các bộ sưu tập của Darwin đã gây khó chịu cho thủy thủ đoàn, mọi người phàn nàn vì chúng chiếm nhiều không gian và quá lộn xộn, chưa kể còn bốc mùi. Darwin đã bắt đầu học phân loại từng loài và thử nghiệm các cách khác nhau để bảo quản các mẫu vật lạ bằng sáp, rượu mạnh và các tấm chì mỏng. Darwin coi đó là kho báu và hồ hởi gửi về cho Henslow nhưng cũng thường nhận được nhắc nhở và chỉ trích của Henslow.

Đến tháng 9/1832, họ tiếp tục khảo sát bờ biển Argentina. Darwin cũng khám phá ra loài động vật có xương sống hóa thạch lớn đầu tiên của mình, một con lười khổng lồ đã tuyệt chủng. Darwin đã rất tò mò vì nó giống với agouti - một loài gặm nhấm có nguồn gốc từ Nam Mỹ.

Lộ trình của chuyến đi.

Lộ trình của chuyến đi.

Một năm sau khi rời bến đến Ponsonby Sound, Darwin đã lập biểu đồ của Kênh Beagle - được đặt theo tên chuyến phiêu lưu đầu tiên của FitzRoy. Những lá thư Darwin gửi về nhà đầy lấp lánh với những mô tả về vẻ đẹp sông băng. Nhưng chúng cũng rình rập đầy nguy hiểm, khi cả đoàn đang khám phá, một tảng băng lớn rơi xuống nước và tạo một đợt sóng lớn về phía thuyền của đoàn, chính Darwin đã dẫn đầu chỉ huy cuộc đua tuyệt vọng kéo cả đoàn đến nơi an toàn. Vì lẽ đó mà FitzRoy đặt tên cho nơi này là Darwin Sound để vinh danh ông.

Ngày 1/3/1833, họ đặt chân đến Quần đảo Falkland nơi hải quân rất muốn khám phá các bến cảng. Nhưng lo ngại rằng một mình đoàn Beagle không thể hoàn thành nhiệm vụ, FitzRoy đã mua một chiếc thuyền khác và đặt tên là The Adventure. Cả hai tàu trở lại Montevideo vào tháng tư và Darwin có trong tay những mẫu vật đầu tiên để khởi thảo học thuyết tiến hóa sinh học quyết định tới nền khoa học ngày nay như chúng ta đã thấy.

Các mẫu vật được Darwin mang về từ hải trình. Trong ảnh là tắc kè được bảo quản và trưng bày ở Bảo tàng lịch sử tự nhiên London.

Các mẫu vật được Darwin mang về từ hải trình. Trong ảnh là tắc kè được bảo quản và trưng bày ở Bảo tàng lịch sử tự nhiên London.

Darwin đã rất ngạc nhiên khi thấy nhiều rùa khổng lồ ở đảo Galápagos, Ecuador ngày nay.

Darwin đã rất ngạc nhiên khi thấy nhiều rùa khổng lồ ở đảo Galápagos, Ecuador ngày nay.

Thuyền Beagle ở ngoài khơi Tierra Del Fuego vào năm 1834, trong một bức tranh của Conrad Martens.

Thuyền Beagle ở ngoài khơi Tierra Del Fuego vào năm 1834, trong một bức tranh của Conrad Martens.

Vịnh nước xanh này được Darwin ghi chép lại. Còn dãy núi được đặt tên là “dãy núi Darwin” – do thuyền trưởng FitzRoy đặt tên vào năm 1834.

Vịnh nước xanh này được Darwin ghi chép lại. Còn dãy núi được đặt tên là “dãy núi Darwin” – do thuyền trưởng FitzRoy đặt tên vào năm 1834.

Những hiện vật Darwin mang về sau hải trình, ngày nay được trưng bày ở bảo tàng lịch sử tự nhiên London.

Những hiện vật Darwin mang về sau hải trình, ngày nay được trưng bày ở bảo tàng lịch sử tự nhiên London.

Một hóa thạch Megatherium mà Darwin phát hiện. Nhờ phát hiện hóa thạch, các nhà khoa học biết các loài động vật hiện đã tuyệt chủng từng tồn tại từ rất xa xưa và từ đó giúp hình thành ý tưởng về việc các loài động vật tiến hóa theo thời gian. Những hóa thạch đã có tác động rất lớn tới việc Darwin định hình các giả định rằng các loài dần dần bị biến đổi.

Theo Hạnh Duyên/KH&PT

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/hanh-trinh-vong-quanh-the-gioi-cua-darwin/20200825082122294