Hành trình khởi nghiệp gian nan của Stewart Butterfield

Năm 2004, Stewart Butterfield tạo ra Flickr và bán lại cho Yahoo với giá hơn 20 triệu USD. Mới đây, nền tảng Slack cũng gây sửng sốt khi được Salesforce mua với giá 27,7 tỷ USD.

 Stewart Butterfield, người được xem là Elon Musk mới của làng công nghệ, sinh năm 1973 tại một làng chài nhỏ ở British Columbia. Cabin nhỏ của gia đình ông thậm chí không có nước sinh hoạt cho đến khi ông 3 tuổi. Khi Butterfield 5 tuổi, gia đình vị tỷ phú chuyển đến Victoria, British Columbia, để ông có thể đi học. Ảnh: Getty.

Stewart Butterfield, người được xem là Elon Musk mới của làng công nghệ, sinh năm 1973 tại một làng chài nhỏ ở British Columbia. Cabin nhỏ của gia đình ông thậm chí không có nước sinh hoạt cho đến khi ông 3 tuổi. Khi Butterfield 5 tuổi, gia đình vị tỷ phú chuyển đến Victoria, British Columbia, để ông có thể đi học. Ảnh: Getty.

Năm 7 tuổi, Butterfield sở hữu chiếc máy tính đầu tiên của mình, một chiếc Apple II và tự học code. Dù chưa học đại học, ông đã tự thiết kế trang web để kiếm thêm tiền. Tuy nhiên, Butterfield không theo học công nghệ thông tin, ông tốt nghiệp Đại học Victoria năm 1996 với bằng triết học. Sau đó, ông nhận thêm bằng Thạc sĩ Triết học tại Đại học Cambridge. Vị tỷ phú này nói rằng bản thân là "một trong số những đứa trẻ đầu tiên lớn lên với máy tính". Ảnh: Getty.

Năm 2000, Butterfield tham gia startup của bạn mình, Jason Classon, tại Gradfinder.com. Dù thời điểm đó, "bong bóng Internet" vừa vỡ, nhưng bộ đôi này vẫn bán được Gradfinder cho tập đoàn Highwired với giá hời chỉ sau 6 tháng khởi nghiệp. Classon bắt đầu làm việc cho Highwired và Butterfield quay trở lại công việc thiết kế web tự do. Ảnh: Getty.

Butterfield kết hôn cùng Caterina Fake, một nữ blogger năm 2007 và ly hôn chỉ sau 6 tháng. Ngay sau tuần trăng mật, Butterfield cùng Classon thành lập Ludicorp, một công ty game trực tuyến. Tuy nhiên, startup của bộ đôi không thể huy động vốn do ảnh hưởng của sự kiện 11/9 và bong bóng công nghệ khác bùng nổ. Ảnh: Getty.

Vị tỷ phú này có ý tưởng cho Flickr, startup tiếp theo khi ngất vì ngộ độc thực phẩm. Nền tảng chia sẻ này là một cuộc cách mạng vào thời điểm đó khi hệ thống đám mây là một khái niệm mới. Năm 2005, Yahoo thâu tóm công ty này với giá 25 triệu USD. Butterfield gia nhập Yahoo như một phần của thương vụ. Nhưng sau 3 năm, ông chán nản và cố gắng bỏ việc. Giữa năm 2008, Butterfield viết lá thư từ chức và phê phán hệ thống vận hành lạc hậu của Yahoo. Ảnh: Getty.

Sau khi rời Yahoo, Butterfield tìm một số đồng nghiệp cũ của mình từ Flickr và Ludicorp để thành lập startup Tiny Speck và xây dựng game "Glitch". Glitch sớm sở hữu một lượng người chơi khổng lồ và gọi được khoản đầu tư mạo hiểu trị giá 17 triệu USD. Năm 2012, trò chơi này chính thức bị dừng hoạt động, tuy nhiên, nhiều tính năng của Glitch được tận dụng và phát triển cho Slack. Ảnh: Getty.

Năm 2013, Tiny Speck chính thức ra mắt nền tảng làm việc nhóm trực tuyến, Slack. Tiềm năng của Slack đã gây ấn tượng với Andreessen Horowitz và Kleiner Perkins, những công ty đầu tư mạo hiểm nổi tiếng nhất của Thung lũng Silicon. Slack trở thành một trong những startup phát triển nhanh nhất cho đến nay và được định giá 1 tỷ USD trong chưa đầy một năm. Ảnh: Getty.

Năm 2018, Slack có hơn 8 triệu người dùng hoạt động hàng ngày, Amazon được đồn đoán sẽ mua lại công ty của Butterfield. Slack đã huy động được hơn 1,2 tỷ USD và đạt mức định giá 7,1 tỷ USD trong vòng gọi vốn cuối cùng của mình. Tháng 6/2019, Slack chính thức IPO. Trong ngày giao dịch đầu tiên, cổ phiếu Slack đã tăng gần 50%. Do dịch Covid-19, giá cổ phiếu của Slack cũng tăng 5 lần từ đầu năm 2020. Ảnh: Getty.

Vào tháng 12/ 2019, gã khổng lồ đám mây Salesforce thông báo mua lại Slack với giá 27,7 tỷ USD, đây là thương vụ mua lại lớn nhất của Salesforce cho đến nay. Qua đó bày tỏ tham vọng tấn công vào nền tảng liên lạc doanh nghiệp, cạnh tranh cùng Facebook Workplace và Microsoft Teams. Ảnh: Getty.

Phúc Đăng

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/hanh-trinh-khoi-nghiep-gian-nan-cua-elon-musk-moi-post1135514.html