Hành trình di cư ngoạn mục của những người chăn cừu

Vào mùa thu hằng năm, một trong những cuộc di cư động vật ngoạn mục nhất diễn ra tại vùng hẻo lánh ở Georgia.

Nhiếp ảnh gia Amos Chapple đã nhập cùng 6 người chăn cừu và 1.200 con cừu của họ trong hành trình di cư nguy hiểm từ núi xuống vùng đồng bằng ở Georgia.

Mùa hè trên dãy núi Tusheti ở Georgia có nhiều đồng cỏ xanh tốt, cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho đàn cừu.

...nhưng mùa thu đến sớm với ngôi làng trên núi của những người chăn cừu.

Vào đầu tháng 10, những người chăn cừu bắt đầu lùa đàn gia súc của họ xuống núi để tránh rét trước khi mùa đông tới.

Trưởng nhóm của những người chăn cừu là Sulkhan Gigoidze.

Với lối đi trên núi Abano cao 2.800 m ở phía trước, ngày thứ hai của hành trình di cư được dự báo là căng thẳng nhất.

Đối với chú chó chăn cừu 3 tháng tuổi tên Georgik, hành trình di cư là trải nghiệm hoàn toàn mới.

Chó chăn cừu Georgia là giống chó lâu đời và chịu khắc nghiệt tốt. Chúng có thể giúp bảo vệ đàn cừu khỏi chó sói.

Chó có kích cỡ và màu giống với những con cừu mà chúng bảo vệ.

Ông Dato Chkhareuli tập hợp đàn cừu bị mất phương hướng khi di chuyển qua một khúc cua.

Những người chăn cừu ngồi nghỉ để tiếp năng lượng. Thức ăn của họ là bơ cừu, bánh mì và cá đóng hộp.

Họ cũng chia nhau loại rượu truyền thống ở đây có tên là “chacha”.

Georgik bắt đầu cảm thấy lạnh và chui vào áo mưa để giữ ấm cơ thể.

Sau bữa trưa, hành trình leo núi bắt đầu.

Chiếc xe tải chở theo một phương tiện bị hư hỏng trên lối đi Abano.

Trời mưa cùng với tuyết rơi khiến đường rất trơn trượt.

Khoảng 85% thành viên trong đàn cừu là con cái. Loài cừu Tusheti nổi tiếng với khả năng hồi phục nhanh và giàu sữa, thịt.

Gió mạnh khiến hành trình vượt Abano càng trở nên khó khăn hơn.

Người đàn ông lùa đàn cưu di chuyển theo sườn núi dọc lối đi.

Những chú chó tranh thủ ngủ bất cứ lúc nào trong khi chờ đàn cừu di chuyển.

Con đường cũng chạy qua những dòng suối với nước chảy xiết.

Khi một ngày dần trôi qua, đàn cừu cũng sắp hoàn thành những đoạn cuối cùng trên cung đường Abano.

Những con cừu chết trong hành trình di cư có thể bị sói tha đi hoặc được đưa tới lò mổ để lấy thịt.

Một trong những người chăn cừu phải dùng ủng cao su làm mồi lửa vì củi quá ướt.

Những người đàn ông và chó ngồi sưởi ấm bên đống lửa.

Ngày hôm sau, đàn cừu đã di chuyển xuống vùng đồng bằng với thời tiết ấm áp.

Với dãy núi lùi xa ở phía sau, đàn cừu sẽ dành 1 tuần dưỡng sức trên đồng cỏ trước khi tiếp tục hành trình dài 200 km tới đồng cỏ mùa đông ở giáp biên giới Azerbaijan.

Georgik đã có trải nghiệm khó khăn đầu tiên trong đời và những điều mới mới mẻ vẫn chờ đón nó ở phía trước.

Huy Phong (Theo BP)

Nguồn Dân Việt: http://danviet.vn/du-lich/hanh-trinh-di-cu-ngoan-muc-cua-nhung-nguoi-chan-cuu-824975.html