DZS Việt Nam đem giải pháp FiberLAN giúp đơn giản quá trình chuyển đổi số nhắm đến doanh nghiệp vừa và nhỏ

CEO DZS Việt Nam Nguyễn Mạnh Bằng cho biết, DZS Việt Nam đã đưa ra giải pháp FiberLAN với tính năng đơn giản hóa 'cắm và chạy' có khả năng cung cấp mạng tự động và quản lý tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình chuyển đổi số.

DZS Việt Nam giới thiệu công nghệ FiberLAN, một xu hướng đổi mới và sáng tạo trong hệ thống hạ tầng viễn thông, điều kiện thiết yếu cho tiến trình chuyển đổi số trong các tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Ngày 11/12/2019, tại Diễn đàn Internet Việt Nam 2019 với chủ đề “Đổi mới Sáng tạo để Chuyển đổi số”, công ty DASAN Zhone Solutions Việt Nam (DZS Việt Nam) đã giới thiệu công nghệ FiberLAN, một xu hướng đổi mới và sáng tạo trong hệ thống hạ tầng viễn thông, điều kiện thiết yếu cho tiến trình chuyển đổi số trong các tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Hiện nay, chuyển đổi số không còn là xu hướng trên thế giới mà đóng vài trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế của một quốc gia, một khu vực. Tại Diễn đàn Kinh tế ASEAN lần thứ 27 diễn ra tại Hà Nội, ASEAN đã được dự đoán sẽ có sự tăng trưởng vượt bậc trong việc áp dụng những công nghệ mới cho sự phát triển của nền kinh tế số, từ 31 tỷ đô la Mỹ năm 2015 đến 197 tỷ đô la Mỹ năm 2025. Nền kinh tế số chính là nhân tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cả một quốc gia.

Trong các quốc gia mới nổi, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế và đóng góp khoảng 40% GDP. Khi thúc đẩy sự phát triển cho nền kinh tế số, chúng ta cần đảm bảo rằng các DNVVN cũng tham gia kịp thời vào quá trình này. Tại ASEAN, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đến 95%-99% các doanh nghiệp được thành lập và hơn một nửa số lao động của khu vực ASEAN (3). Tuy nhiên, trong tiến trình chuyển đổi số, chỉ có 16% các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ASEAN thực sự triển khai công nghệ số hiệu quả. Doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn bị chậm chân trong công cuộc chuyển đổi số so với các tổ chức lớn trong các ngành tài chính, ngân hàng hay viễn thông. Điều đó cho thấy những rào cản đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nếu không được nhìn nhận đúng và kịp thời, những rào cản này sẽ cản trở sự hội nhập của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế số. Hỗ trợ chuyển đổi số cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ là một nhiệm vụ quan trọng cho mọi khu vực và quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Theo VCCI, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp, đóng góp trình độ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo còn thấp. Ông Nguyễn Mạnh Bằng, Tổng Giám đốc DZS Việt Nam cho biết: “Chúng ta nói nhiều về chuyển đổi số, nhưng chuyển đổi số như thế nào với mỗi doanh nghiệp có quy mô và năng lực khác nhau lại rất khác nhau. Các tổ chức có quy mô lớn đều có những chiến lược và đội ngũ nhân lực CNTT chuyên biệt để thực hiện chuyển đối số. Nhưng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tồn tại những rào cản về nhận thức, nguồn nhân lực và đặc biệt là ngân sách cho CNTT thì chuyển đổi số vẫn chỉ là xu hướng”.

Ông Bằng cũng cho biết thêm: “Đối với rào cản về tư duy và nhận thức, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam cần chủ động tiếp cận và học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình triển khai chuyển đổi số thành công của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong và ngoài nước. Đối với rào cản về nguồn nhân lực và ngân sách cho CNTT, họ cần biết tận dụng những công nghệ đổi mới và sáng tạo phù hợp của các nhà cung cấp uy tín trên thế giới để áp dụng cho tổ chức mình nhằm đơn giản hóa quá trình triển khai mà vẫn đảm bảo hiệu quả chi phí. Giải pháp FiberLAN với công nghệ mới nhất “Plug-and-Play” (Cắm-và-Chạy) cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của chúng tôi là một ví dụ”.

Giải pháp FiberLAN của DZS là sự đúc kết từ những công nghệ tiên tiến và nhiều năm kinh nghiệm triển khai thành công các giải pháp hạ tầng mạng cho các tổ chức viễn thông lớn như tập đoàn SK Telecom và LG U+ của Hàn Quốc; Softbank và Rakuten Mobile của Nhật Bản, Viettel và VTVCab của Việt Nam…hay những kinh nghiệm từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như các tổ chức chính phủ Taifo của Đài Loan; các trung tâm y tế như Woodland của Mỹ; các tổ chức giáo dục như Đại học Washington State; các tập đoàn khách sạn 5 sao Accord, Marriots….

Với tính năng đơn giản hóa “Cắm-và-Chạy” có khả năng cung cấp mạng tự động và quản lý tập trung, giải pháp FiberLAN được thiết kế để giảm suất đầu tư và thu hồi vốn nhanh, là giải pháp hoàn toàn phù hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trước những thách thức về trình độ chuyên môn và ngân sách đầu tư eo hẹp.

Nói đến Chuyển đổi số là nói đến những thiết bị IoT, nền kinh tế chia sẻ hay các dịch vụ trên nền tảng đám mây. Nhưng những nhân tố này chỉ có thể thực hiện được khi cơ sở hạ tầng hệ thống mạng được chuyển đổi phù hợp. Cơ sở hạ tầng mạng là xương sống của một hệ thống, đóng vai trò nền tảng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số. Do đó, cơ sở hạ tầng mạng cần phải linh hoạt, an toàn bảo mật, tiết kiệm chi phí và có khả năng tương thích với sự phát triển của công nghệ trong vòng 25 năm tới.

Thành lập năm 1890 tại Pullman, Washington, Mỹ, đại học Washington State thu hút hơn 30.000 sinh viên mỗi năm thông qua hệ thống các trường học trên toàn tiểu bang cũng như các khóa học trực tuyến khắp thế giới. Với nhu cầu học tập và giải trí trực tuyến của sinh viên ngày một gia tăng, Ban lãnh đạo đại học Washington State đã quyết định thay thế hệ thống cáp đồng truyền thống bằng hệ thống cáp quang FiberLAN của DZS. Ông Wallace Chase, Giám đốc CNTT của đại học Washington State, cho biết: “Cáp quang rất linh hoạt, triển khai đơn giản và không gây ra sự gián đoạn cho đội ngũ giảng viên và sinh viên. Chúng tôi đã tiết kiệm được gần 630.000 đô la Mỹ khi sử dụng giải pháp FiberLAN của DZS, tương đương với khoản tiết kiệm 44% so với hệ thống cáp đồng truyền thống cũ. Đây là khoản tài chính không hề nhỏ mà chúng tôi có thể dành đầu tư cho các phòng thí nghiệm và các chương trình học bổng cho sinh viên.”

Giải pháp FiberLAN thế hệ mới của DZS là sản phẩm đầu tiên trên thị trường trong phân khúc các giải pháp POL (Passive Optical LAN) có thiết kế giao diện người dùng gần gũi và quen thuộc với các nhà quản trị mạng CNTT truyền thống. Tính năng cung cấp tự động “Plug-and-Play” được thiết kế sử dụng được dễ dàng. Đồng thời về quản trị, môi trường FiberLAN mới này hỗ trợ tiêu chuẩn ngành thân thiện trong cơ sở hạ tầng mạng doanh nghiệp. Bằng cách hợp lý hóa các quá trình hoạt động, giải pháp FiberLAN tiết kiệm đến 30% chi phí đầu tư CAPEX và 70% chi phí vận hành OPEX, rút ngắn thời gian quản lý cho các nhà quản trị CNTT có thể tập trung phát triển chiến lược chuyển đổi số nhằm tối ưu hóa các mô hình kinh doanh.

Nguồn ICTNews: https://ictnews.vn/cntt/dzs-viet-nam-dem-giai-phap-fiberlan-giup-don-gian-qua-trinh-chuyen-doi-so-nham-den-doanh-nghiep-vua-va-nho-193132.ict