Di tích quốc gia lăng Bà Vú là nơi thể hiện truyền thống 'Uống nước nhớ nguồn'

Khu lăng mộ người Vú nuôi của Vua Gia Long ở Khánh Hòa xây theo quy cách lăng tẩm của hoàng tộc, chứa đựng nhiều giá trị lịch sử, văn hóa cách đây hơn 210 năm.

Lăng Bà Vú, nơi chôn cất người phụ nữ đã có công giúp Vua Gia Long qua cơn hoạn nạn, tọa lạc tại phường Ninh Hiệp, thị xã Ninh Hòa, bao quanh bởi nhiều nhà dân.

Lăng Bà Vú, nơi chôn cất người phụ nữ đã có công giúp Vua Gia Long qua cơn hoạn nạn, tọa lạc tại phường Ninh Hiệp, thị xã Ninh Hòa, bao quanh bởi nhiều nhà dân.

Mộ phần của người Vú nuôi nằm trên một khu đất rộng 1.766 m2, quay về phía Đông, hơi lệch sang hướng Bắc. Theo Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh Khánh Hòa, khoảng thời gian 1780-1785, Nguyễn Ánh giao tranh với quân Tây Sơn thất bại, bỏ chạy qua làng Mỹ Hiệp ở Ninh Hòa thì cạn kiệt lương thực, thân lại mang bệnh. Trong lúc hoạn nạn, ông được người phụ nữ trong làng mời vào nhà nghỉ ngơi, chăm sóc và cho lương thực mang theo khi lành bệnh để tiếp tục kéo quân về phương Nam. Sau khi Nguyễn Ánh thống nhất giang sơn, lên ngôi Hoàng đế và lấy hiệu là Gia Long, ông đã quay lại làng Mỹ Hiệp tìm ân nhân nhưng người xưa không còn. Để tỏ lòng tri ân, nhà vua truy phong bà là “Nhũ Mẫu” (người Vú nuôi), đồng thời truyền thợ giỏi đến làng Mỹ Hiệp để xây lăng cho bà, hoàn thành năm 1804.

Mộ phần của người Vú nuôi nằm trên một khu đất rộng 1.766 m2, quay về phía Đông, hơi lệch sang hướng Bắc. Theo Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh Khánh Hòa, khoảng thời gian 1780-1785, Nguyễn Ánh giao tranh với quân Tây Sơn thất bại, bỏ chạy qua làng Mỹ Hiệp ở Ninh Hòa thì cạn kiệt lương thực, thân lại mang bệnh. Trong lúc hoạn nạn, ông được người phụ nữ trong làng mời vào nhà nghỉ ngơi, chăm sóc và cho lương thực mang theo khi lành bệnh để tiếp tục kéo quân về phương Nam. Sau khi Nguyễn Ánh thống nhất giang sơn, lên ngôi Hoàng đế và lấy hiệu là Gia Long, ông đã quay lại làng Mỹ Hiệp tìm ân nhân nhưng người xưa không còn. Để tỏ lòng tri ân, nhà vua truy phong bà là “Nhũ Mẫu” (người Vú nuôi), đồng thời truyền thợ giỏi đến làng Mỹ Hiệp để xây lăng cho bà, hoàn thành năm 1804.

Lăng Bà Vú có diện tích 291m2, phía trước là khoảng đất trống rộng dùng trồng hoa, cây cảnh, rồi hồ nước hình chữ nhật rộng 262m2. Theo quan niệm xưa, lăng có vị trí đẹp thì phía trước phải có hồ nước là nơi tụ phúc làm yếu tố minh đường, phía sau là hòn giả sơn đắp bằng đất làm yếu tố hậu chẩm, nhưng qua thời gian, hiện hòn giả sơn đã không còn.

Lăng Bà Vú có diện tích 291m2, phía trước là khoảng đất trống rộng dùng trồng hoa, cây cảnh, rồi hồ nước hình chữ nhật rộng 262m2. Theo quan niệm xưa, lăng có vị trí đẹp thì phía trước phải có hồ nước là nơi tụ phúc làm yếu tố minh đường, phía sau là hòn giả sơn đắp bằng đất làm yếu tố hậu chẩm, nhưng qua thời gian, hiện hòn giả sơn đã không còn.

Lăng có kết cấu gồm 3 lớp tường thành. Bắt đầu là La Thành (lớp thứ nhất), trên đỉnh ở hai bên cổng đắp 2 con lân nằm với chất liệu vôi vữa và tô màu rất sống động, sắc sảo. Đỉnh thành có đắp mũ, trát gờ chỉ. Mặt ngoài trát vữa tô trau, mặt trong trang trí các cảnh tích. Trên hai góc tường phía trước nguyên đắp câu đối nhưng nay đã mờ gần hết chữ, dưới hai con lân đắp nổi hai chữ Phúc.

Lăng có kết cấu gồm 3 lớp tường thành. Bắt đầu là La Thành (lớp thứ nhất), trên đỉnh ở hai bên cổng đắp 2 con lân nằm với chất liệu vôi vữa và tô màu rất sống động, sắc sảo. Đỉnh thành có đắp mũ, trát gờ chỉ. Mặt ngoài trát vữa tô trau, mặt trong trang trí các cảnh tích. Trên hai góc tường phía trước nguyên đắp câu đối nhưng nay đã mờ gần hết chữ, dưới hai con lân đắp nổi hai chữ Phúc.

Sau đó, đến lớp tường thành thứ hai gọi là Bửu Thành, đỉnh tường cũng đắp mũ tròn, gờ chỉ. Trên cổng ở hai bên cũng đắp 2 con lân trong tư thế đặt một chân lên quả cầu. Toàn bộ mặt trong và ngoài của Bửu Thành trang trí ô hộc, đắp hoa văn và cảnh tích bằng vữa tô màu.

Sau đó, đến lớp tường thành thứ hai gọi là Bửu Thành, đỉnh tường cũng đắp mũ tròn, gờ chỉ. Trên cổng ở hai bên cũng đắp 2 con lân trong tư thế đặt một chân lên quả cầu. Toàn bộ mặt trong và ngoài của Bửu Thành trang trí ô hộc, đắp hoa văn và cảnh tích bằng vữa tô màu.

Cuối cùng là Uynh Thành, lớp tường thành thứ ba bao bọc lấy phần mộ, có dạng hình ô van, đỉnh tường thành nhấp nhô kiểu yên ngựa. Thành được tạo dáng giống như hai con lân quấn đuôi vào nhau, hai đầu nằm trên cổng. Các bờm xoắn lông, chùm đuôi lân đắp nối liền với đầu, trùm lên mũ tường Uynh Thành; thân tường chia ô hộc và đắp hoa văn cảnh tích.

Cuối cùng là Uynh Thành, lớp tường thành thứ ba bao bọc lấy phần mộ, có dạng hình ô van, đỉnh tường thành nhấp nhô kiểu yên ngựa. Thành được tạo dáng giống như hai con lân quấn đuôi vào nhau, hai đầu nằm trên cổng. Các bờm xoắn lông, chùm đuôi lân đắp nối liền với đầu, trùm lên mũ tường Uynh Thành; thân tường chia ô hộc và đắp hoa văn cảnh tích.

Từ ngoài vào trong, ngoài 3 vòng thành nói trên còn có án phong, bệ bia, huyệt mộ và hương án. Điểm độc đáo làm nên giá trị của Lăng Bà Vú là vật liệu xây dựng và hoa văn trang trí. Lăng mộ được xây bằng vữa truyền thống theo kỹ thuật thời Nguyễn, người dân địa phương quen gọi là “bê tông cổ” hay vữa tam hợp.

Từ ngoài vào trong, ngoài 3 vòng thành nói trên còn có án phong, bệ bia, huyệt mộ và hương án. Điểm độc đáo làm nên giá trị của Lăng Bà Vú là vật liệu xây dựng và hoa văn trang trí. Lăng mộ được xây bằng vữa truyền thống theo kỹ thuật thời Nguyễn, người dân địa phương quen gọi là “bê tông cổ” hay vữa tam hợp.

Đối với hoa văn trang trí, các họa tiết trang trí ô hộc và các văn tự phần lớn được đắp trên các tường thành, đề tài thể hiện phỏng theo những cảnh tích cổ như Nhị thập tứ hiếu, thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh, Sơn thủy tùng định, Bát tiên, Tùng lộc, Dương liễu, Song phụng triều nghi,… nhằm thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.

Đối với hoa văn trang trí, các họa tiết trang trí ô hộc và các văn tự phần lớn được đắp trên các tường thành, đề tài thể hiện phỏng theo những cảnh tích cổ như Nhị thập tứ hiếu, thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh, Sơn thủy tùng định, Bát tiên, Tùng lộc, Dương liễu, Song phụng triều nghi,… nhằm thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.

Đặc biệt khu vực hương án, các họa tiết trang trí được thể hiện khá chi tiết, được xem như ngai thờ, cũng là điểm chính của khu lăng mộ. Ngoài các họa tiết hoa văn trang trí còn có một bức văn bia bằng chữ Hán Nôm có nội dung ca ngợi đức hạnh Bà Vú. Hàng năm, cứ đến ngày giỗ của Bà vào ngày 16 tháng Chạp, người dân trong làng lại tập trung làm lễ giỗ rất trọng thể.

Đặc biệt khu vực hương án, các họa tiết trang trí được thể hiện khá chi tiết, được xem như ngai thờ, cũng là điểm chính của khu lăng mộ. Ngoài các họa tiết hoa văn trang trí còn có một bức văn bia bằng chữ Hán Nôm có nội dung ca ngợi đức hạnh Bà Vú. Hàng năm, cứ đến ngày giỗ của Bà vào ngày 16 tháng Chạp, người dân trong làng lại tập trung làm lễ giỗ rất trọng thể.

Từ những giá trị về lịch sử, văn hóa tiêu biểu, lăng Bà Vú là được xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa Quốc gia năm 1999, thuộc loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật. Ông Trần Cường, tổ trưởng tổ dân phố 9 (phường Ninh Hiệp), trực tiếp trông coi, bảo quản và nhang khói cho khu vực lăng mộ, cho biết nếu người dân, du khách có nhu cầu tham quan lăng mộ cần liên hệ Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao TX. Ninh Hòa. “Hàng tuần, có rất đông đoàn khách đến viếng mộ tri ân Bà Vú. Đây là điểm đến độc đáo của các tour du lịch, có ý nghĩa về mặt đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, đồng thời mang giá trị rất lớn về mặt kiến trúc nghệ thuật cách đây hơn hai thế kỷ”, ông Cường nói.

Từ những giá trị về lịch sử, văn hóa tiêu biểu, lăng Bà Vú là được xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa Quốc gia năm 1999, thuộc loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật. Ông Trần Cường, tổ trưởng tổ dân phố 9 (phường Ninh Hiệp), trực tiếp trông coi, bảo quản và nhang khói cho khu vực lăng mộ, cho biết nếu người dân, du khách có nhu cầu tham quan lăng mộ cần liên hệ Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao TX. Ninh Hòa. “Hàng tuần, có rất đông đoàn khách đến viếng mộ tri ân Bà Vú. Đây là điểm đến độc đáo của các tour du lịch, có ý nghĩa về mặt đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, đồng thời mang giá trị rất lớn về mặt kiến trúc nghệ thuật cách đây hơn hai thế kỷ”, ông Cường nói.

Nguồn Tổ Quốc: https://toquoc.vn/di-tich-quoc-gia-lang-ba-vu-la-noi-the-hien-truyen-thong-uong-nuoc-nho-nguon-20240829153140503.htm