Dấu ấn đặc biệt của những người sáng lập Báo Công an nhân dân

Ngày 1/11/1946, như nhiều người đã biết, một dấu son đặc biệt trong lịch sử báo chí Việt Nam là sự xuất hiện Báo Công an Mới - tờ báo đầu tiên của lực lượng CAND Việt Nam. Khi ấy, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đang trong thế 'ngàn cân treo sợi tóc', thù trong giặc ngoài câu kết nhằm lật đổ chính quyền non trẻ.

Ngày 1/11/1946, như nhiều người đã biết, một dấu son đặc biệt trong lịch sử báo chí Việt Nam là sự xuất hiện Báo Công an Mới - tờ báo đầu tiên của lực lượng CAND Việt Nam. Khi ấy, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đang trong thế “ngàn cân treo sợi tóc”, thù trong giặc ngoài câu kết nhằm lật đổ chính quyền non trẻ.

Giữa lúc vận nước muôn vàn khó khăn, đồng chí Lê Giản, Giám đốc Việt Nam Công an Vụ, cơ quan lãnh đạo cao nhất của ngành Công an khi ấy, đã có một quyết định lịch sử: Xuất bản tờ báo Công an Mới - tiền thân của Báo CAND ngày nay.

Đồng chí Lê Giản, Giám đốc Việt Nam công an vụ, người chỉ đạo xuất bản Báo Công an Mới – nay là Báo Công an nhân dân.

Tại sao ngành Công an lúc ấy với bao nhiệm vụ vinh quang và phức tạp, cơ cấu tổ chức còn trăm việc phải lo, mà vẫn quyết tâm xuất bản tờ báo của riêng mình ngay trong lòng Thủ đô Hà Nội? Điều đó chứng tỏ rằng, xuất bản một tờ báo để làm vũ khí đấu tranh bảo vệ đất nước là vô cùng cấp thiết, cấp thiết đến mức đích thân đồng chí Giám đốc Việt Nam Công an Vụ trực tiếp chỉ đạo việc xuất bản. Hơn ai hết, người đứng đầu ngành Công an hiểu rằng, làm một tờ báo, khi chính trị trong nước còn đang ở chế độ đa đảng, trong khi anh em công an buổi đầu đi theo cách mạng hẳn chưa biết làm báo, viết báo là như thế nào thì ông buộc phải đứng ra chỉ đạo trực tiếp nhằm xây dựng vóc dáng tờ báo ngay từ buổi đầu.

Cũng chính về vấn đề cán bộ, phóng viên với đặc thù của nghề báo, nghề văn mà ông đã mạnh dạn “thắp đuốc” đi tìm, mời các nhà văn, nhà báo cùng tề tựu về Báo Công an Mới. Đó là nhà văn Phạm Cao Củng (1913-2012), thường viết truyện trinh thám trên Báo Tiểu thuyết Thứ bảy; một số nhà văn, nhà báo có tiếng như nhà văn Hoàng Công Khanh, các nhà báo từng quen thuộc với bạn đọc như Kỳ Phát, Đại Thanh, Lang Sơn, Thụy Lân, Mạnh Hân... Phải nói đây là một hành động táo bạo, là quan điểm “chiêu hiền đãi sĩ” của người đứng đầu Nha Công an Trung ương, cũng là người đứng đầu Báo Công an Mới, bước đột phá mở đầu quan trọng đối với công tác tuyên truyền của lực lượng Công an trong hoàn cảnh bấy giờ.

Những nhà văn, nhà báo ấy từng sống, từng viết tự do kiếm kế sinh nhai trong chế độ cũ, chẳng rõ tính nết họ thế nào, nhưng chữ tâm, chữ tài, sự hiểu biết, cùng với sự trân trọng tài năng, lòng tin cậy con người đã khiến nhà cách mạng Lê Giản tìm đến họ, đón họ về làm việc trong một “gia đình” đầy những chuyện cơ mật của quốc gia. Và, chính các nhà văn, nhà báo ấy đã được tin cậy, trọng dụng nên đã dốc lòng nỗ lực, sáng tạo phục vụ tờ báo của Cách mạng.

Điều đó cũng chứng tỏ, hơn ai hết, nhà cách mạng Lê Giản hiểu vô cùng sâu sắc vai trò của báo chí; cách mạng muốn thành công phải lấy sức mạnh của báo chí làm vũ khí đấu tranh và kêu gọi, tập hơn lực lượng đấu tranh vì chính nghĩa. Trong khi những năm 1945-1946 các tờ báo đa đảng, các tờ báo phản động mọc lên gây thanh thế chính trị, tấn công, bôi nhọ Đảng Cộng sản, xuyên tạc Việt Minh, đả kích Chính phủ Hồ Chí Minh, lừa phỉnh, lôi kéo, tập hợp lực lượng thì ngành Công an cần có một “vũ khí đặc biệt” là tờ báo Công an Mới lại càng vô cùng cấp thiết.

Đặc biệt, sau khi Nha Công an Trung ương chỉ đạo phá thành công vụ án tại số 7 phố Ôn Như Hầu, Hà Nội, ngành Công an đã tổ chức trưng bày, triển lãm công khai hiện vật, hình ảnh, tang vật, chứng cứ về âm mưu và tội ác của bọn Quốc dân đảng phản động và mưu đồ của thực dân Pháp, được người dân Hà Nội tin tưởng, tích cực ủng hộ Chính phủ, lên án bè lũ bán nước, lại càng thấy cần thiết phải có một tờ báo để làm vũ khí tuyên chiến với thế lực chính trị phản động và thực dân Pháp ở Đông Dương.

Quyết sách đó thể hiện tầm nhìn xa, sắc sảo, sự chỉ đạo khẩn trương, kịp thời của đồng chí Lê Giản, để chỉ sau 2 tháng xin giấy phép do Sở Kiểm duyệt Bắc Bộ cấp, tờ báo Công an Mới đã xuất bản số đầu tiên. Đó là dấu ấn đặc biệt trong lịch sử của Báo CAND hiện nay, một tờ báo ra đời ngay trong lò lửa cách mạng, góp phần bảo vệ thành công thành quả cách mạng, bảo vệ vững chắc chính quyền dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á và thế giới thuộc địa.

Đoàn công tác của Báo Công an nhân dân do Thiếu tướng, nhà văn Phạm Khải dẫn đầu làm lễ dâng hương báo công tại Đền Chung Sơn, Nam Đàn, Nghệ An. Ảnh: Xuân Trường.

Xin được nói thêm về người trực tiếp chỉ đạo xuất bản Báo Công an Mới. Chúng ta càng nghĩ một cách sâu sắc, các thế hệ người làm báo CAND càng có quyền tự hào để tri ân, học tập... Ông là nhà hoạt động cách mạng nhiệt huyết, sôi động và dạn dày kinh nghiệm đấu tranh với thực dân, đế quốc. Tên thật của ông là Tô Gĩ, sinh năm 1911 tại thôn Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Ông tham gia Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội từ rất sớm, 18 tuổi (năm 1929) được kết nạp vào Đông Dương Cộng sản Đảng. Năm 1938-1939 ông từng công tác tại Thành ủy Hải Phòng, được giao nhiệm vụ ấn loát ở đây. Ông bị thực dân Pháp bắt giam, kết án và bị lưu đày từ các nhà tù Bắc Mê (Hà Giang), nhà tù Sơn La, giữ vững khí tiết trước những đòn tra tấn dã man của kẻ thù...

Năm 1941, ông bị thực dân Pháp đưa sang lưu đày tại Madagascar, một thuộc địa của Pháp ở châu Phi, nơi lưu đày nhiều người cách mạng, yêu nước của Việt Nam. Tại đây, nhóm những người cộng sản như Lê Giản, Hoàng Đình Rong, Phan Bôi, Nguyễn Văn Ngọc... tranh thủ những ngày lao động khổ sai ngoài nhà tù đã dạy những người dân xung quanh biết trồng cây, trồng lúa, đóng gạch ngói, làm nhà, được người dân nơi đây rất quý trọng, còn để lại tiếng thơm đến bây giờ.

Năm 1942, quân đội Anh chiếm Madagascar từ tay Pháp, Lê Giản và các đồng chí của mình mưu trí vờ cộng tác với cơ quan tình báo Anh để được huấn luyện điện đài, cách thu tin rồi thả về Việt Nam hoạt động vào năm 1944. Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, đồng chí Lê Giản được giao giữ chức Phó Giám đốc Sở Liêm phóng Bắc Bộ. Ngày 21/2/1946, Chính phủ quyết định các Sở Cảnh sát và Sở Liêm phóng sáp nhập trên toàn quốc, hợp thành Việt Nam Công an Vụ đặt dưới quyền quản lý của Bộ Nội vụ, đồng chí Lê Giản được giao Phó Giám đốc Việt Nam Công an Vụ, rồi Giám đốc Việt Nam Công an Vụ giai đoạn 1946-1952. Sau này ông chuyển sang làm Phó Chánh án TAND Tối cao, được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh và nhiều huân chương cao quý khác.

Đoàn công tác của Báo Công an nhân dân tại Khu di tích Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. Ảnh: Xuân Trường.

Chúng tôi từng gặp đồng chí Lê Giản trong một số lần gặp ông để sưu tầm tư liệu. Người trực tiếp chỉ đạo xuất bản Báo Công an Mới dẫu đã cao tuổi nhưng lúc nào cũng nhiệt huyết kể những câu chuyện cái thuở ban đầu lưu luyến ấy. Về kinh nhiệm quản lý, công việc làm báo những ngày đầu ở Hà Nội và sau đó ở Việt Bắc kháng chiến được ông truyền lại cho chúng tôi. Cảm giác trong ông, mọi kỷ niệm còn tươi mới ẩn trong giọng nói trầm ấm, mạch lạc, nước da hồng hào pha mái đầu điểm bạc. Còn nhớ vào năm 2001, Báo CAND kỷ niệm 55 năm ngày phát hành số đầu tiên, ông đã vui vẻ đến dự, dáng đi còn khỏe mạnh.

Xin nói thêm về đồng chí Nguyễn Tài, người từng kể với chúng tôi thời làm Báo Công an Mới: “May mà anh Lê Giản chỉ đạo trực tiếp, chứ nếu giao cho chúng tôi làm, có khi tờ báo còn lâu mới hay” đủ thấy vài trò to lớn của đồng chí Lê Giản như thế nào! Đồng chí Nguyễn Tài chính là người đầu tiên có sáng kiến về xuất bản Báo Công an Mới. Chính ông, với tư cách là Bí thư Đoàn Cứu quốc Nha Công an Trung ương đã làm đề án báo cáo lãnh đạo Nha để trực tiếp làm thủ tục đề nghị Sở Kiểm duyệt Bắc Bộ cấp giấy phép ra tờ báo.

Trong tình hình “nước sôi lửa bỏng” sau ngày lập nước, sáng kiến ấy của đồng chí Nguyễn Tài cho thế hệ sau có thể cảm nhận thấy tầm nhìn xa trông rộng của một chiến sĩ công an mới 20 tuổi đời. Việc làm của ông cũng cho thấy trong những ngày đầu tiên của chính quyền dân chủ nhân dân, ngay từ đầu ngành Công an - cơ quan bảo vệ pháp luật - đã nghiêm chỉnh thực thi đúng pháp luật. Ông Nguyễn Tài từng kể với chúng tôi: Sau khi có giấy phép, đồng chí Lê Giản biết được tầm vóc và sức mạnh của báo chí nên đã sáng suốt quyết định đưa tờ báo để Giám đốc Việt Nam Công an Vụ chỉ đạo trực tiếp.

Nối tiếp truyền thống hào hùng ấy, những người làm Báo CAND ngày nay luôn ghi nhớ và biết ơn các thế hệ đi trước, càng cố gắng phấn đấu sao cho xứng đáng với công lao của các bậc tiền nhân, đóng góp hiệu quả trên mặt trận truyền thông của lực lượng CAND Việt Nam, tuyệt đối trung thành với Cách mạng Việt Nam, đưa đất nước đi lên ngày càng giàu đẹp.

Thiếu tướng, nhà văn Nguyễn Hồng Thái

Facebook Twitter Bản in Email Theo dõi trên News Quay lại

Giữa lúc vận nước muôn vàn khó khăn, đồng chí Lê Giản, Giám đốc Việt Nam Công an Vụ, cơ quan lãnh đạo cao nhất của ngành Công an khi ấy, đã có một quyết định lịch sử: Xuất bản tờ báo Công an Mới - tiền thân của Báo CAND ngày nay.

Đồng chí Lê Giản, Giám đốc Việt Nam công an vụ, người chỉ đạo xuất bản Báo Công an Mới – nay là Báo Công an nhân dân.

Tại sao ngành Công an lúc ấy với bao nhiệm vụ vinh quang và phức tạp, cơ cấu tổ chức còn trăm việc phải lo, mà vẫn quyết tâm xuất bản tờ báo của riêng mình ngay trong lòng Thủ đô Hà Nội? Điều đó chứng tỏ rằng, xuất bản một tờ báo để làm vũ khí đấu tranh bảo vệ đất nước là vô cùng cấp thiết, cấp thiết đến mức đích thân đồng chí Giám đốc Việt Nam Công an Vụ trực tiếp chỉ đạo việc xuất bản. Hơn ai hết, người đứng đầu ngành Công an hiểu rằng, làm một tờ báo, khi chính trị trong nước còn đang ở chế độ đa đảng, trong khi anh em công an buổi đầu đi theo cách mạng hẳn chưa biết làm báo, viết báo là như thế nào thì ông buộc phải đứng ra chỉ đạo trực tiếp nhằm xây dựng vóc dáng tờ báo ngay từ buổi đầu.

Cũng chính về vấn đề cán bộ, phóng viên với đặc thù của nghề báo, nghề văn mà ông đã mạnh dạn “thắp đuốc” đi tìm, mời các nhà văn, nhà báo cùng tề tựu về Báo Công an Mới. Đó là nhà văn Phạm Cao Củng (1913-2012), thường viết truyện trinh thám trên Báo Tiểu thuyết Thứ bảy; một số nhà văn, nhà báo có tiếng như nhà văn Hoàng Công Khanh, các nhà báo từng quen thuộc với bạn đọc như Kỳ Phát, Đại Thanh, Lang Sơn, Thụy Lân, Mạnh Hân... Phải nói đây là một hành động táo bạo, là quan điểm “chiêu hiền đãi sĩ” của người đứng đầu Nha Công an Trung ương, cũng là người đứng đầu Báo Công an Mới, bước đột phá mở đầu quan trọng đối với công tác tuyên truyền của lực lượng Công an trong hoàn cảnh bấy giờ.

Những nhà văn, nhà báo ấy từng sống, từng viết tự do kiếm kế sinh nhai trong chế độ cũ, chẳng rõ tính nết họ thế nào, nhưng chữ tâm, chữ tài, sự hiểu biết, cùng với sự trân trọng tài năng, lòng tin cậy con người đã khiến nhà cách mạng Lê Giản tìm đến họ, đón họ về làm việc trong một “gia đình” đầy những chuyện cơ mật của quốc gia. Và, chính các nhà văn, nhà báo ấy đã được tin cậy, trọng dụng nên đã dốc lòng nỗ lực, sáng tạo phục vụ tờ báo của Cách mạng.

Điều đó cũng chứng tỏ, hơn ai hết, nhà cách mạng Lê Giản hiểu vô cùng sâu sắc vai trò của báo chí; cách mạng muốn thành công phải lấy sức mạnh của báo chí làm vũ khí đấu tranh và kêu gọi, tập hơn lực lượng đấu tranh vì chính nghĩa. Trong khi những năm 1945-1946 các tờ báo đa đảng, các tờ báo phản động mọc lên gây thanh thế chính trị, tấn công, bôi nhọ Đảng Cộng sản, xuyên tạc Việt Minh, đả kích Chính phủ Hồ Chí Minh, lừa phỉnh, lôi kéo, tập hợp lực lượng thì ngành Công an cần có một “vũ khí đặc biệt” là tờ báo Công an Mới lại càng vô cùng cấp thiết.

Đặc biệt, sau khi Nha Công an Trung ương chỉ đạo phá thành công vụ án tại số 7 phố Ôn Như Hầu, Hà Nội, ngành Công an đã tổ chức trưng bày, triển lãm công khai hiện vật, hình ảnh, tang vật, chứng cứ về âm mưu và tội ác của bọn Quốc dân đảng phản động và mưu đồ của thực dân Pháp, được người dân Hà Nội tin tưởng, tích cực ủng hộ Chính phủ, lên án bè lũ bán nước, lại càng thấy cần thiết phải có một tờ báo để làm vũ khí tuyên chiến với thế lực chính trị phản động và thực dân Pháp ở Đông Dương.

Quyết sách đó thể hiện tầm nhìn xa, sắc sảo, sự chỉ đạo khẩn trương, kịp thời của đồng chí Lê Giản, để chỉ sau 2 tháng xin giấy phép do Sở Kiểm duyệt Bắc Bộ cấp, tờ báo Công an Mới đã xuất bản số đầu tiên. Đó là dấu ấn đặc biệt trong lịch sử của Báo CAND hiện nay, một tờ báo ra đời ngay trong lò lửa cách mạng, góp phần bảo vệ thành công thành quả cách mạng, bảo vệ vững chắc chính quyền dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á và thế giới thuộc địa.

Đoàn công tác của Báo Công an nhân dân do Thiếu tướng, nhà văn Phạm Khải dẫn đầu làm lễ dâng hương báo công tại Đền Chung Sơn, Nam Đàn, Nghệ An. Ảnh: Xuân Trường.

Xin được nói thêm về người trực tiếp chỉ đạo xuất bản Báo Công an Mới. Chúng ta càng nghĩ một cách sâu sắc, các thế hệ người làm báo CAND càng có quyền tự hào để tri ân, học tập... Ông là nhà hoạt động cách mạng nhiệt huyết, sôi động và dạn dày kinh nghiệm đấu tranh với thực dân, đế quốc. Tên thật của ông là Tô Gĩ, sinh năm 1911 tại thôn Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Ông tham gia Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội từ rất sớm, 18 tuổi (năm 1929) được kết nạp vào Đông Dương Cộng sản Đảng. Năm 1938-1939 ông từng công tác tại Thành ủy Hải Phòng, được giao nhiệm vụ ấn loát ở đây. Ông bị thực dân Pháp bắt giam, kết án và bị lưu đày từ các nhà tù Bắc Mê (Hà Giang), nhà tù Sơn La, giữ vững khí tiết trước những đòn tra tấn dã man của kẻ thù...

Năm 1941, ông bị thực dân Pháp đưa sang lưu đày tại Madagascar, một thuộc địa của Pháp ở châu Phi, nơi lưu đày nhiều người cách mạng, yêu nước của Việt Nam. Tại đây, nhóm những người cộng sản như Lê Giản, Hoàng Đình Rong, Phan Bôi, Nguyễn Văn Ngọc... tranh thủ những ngày lao động khổ sai ngoài nhà tù đã dạy những người dân xung quanh biết trồng cây, trồng lúa, đóng gạch ngói, làm nhà, được người dân nơi đây rất quý trọng, còn để lại tiếng thơm đến bây giờ.

Năm 1942, quân đội Anh chiếm Madagascar từ tay Pháp, Lê Giản và các đồng chí của mình mưu trí vờ cộng tác với cơ quan tình báo Anh để được huấn luyện điện đài, cách thu tin rồi thả về Việt Nam hoạt động vào năm 1944. Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, đồng chí Lê Giản được giao giữ chức Phó Giám đốc Sở Liêm phóng Bắc Bộ. Ngày 21/2/1946, Chính phủ quyết định các Sở Cảnh sát và Sở Liêm phóng sáp nhập trên toàn quốc, hợp thành Việt Nam Công an Vụ đặt dưới quyền quản lý của Bộ Nội vụ, đồng chí Lê Giản được giao Phó Giám đốc Việt Nam Công an Vụ, rồi Giám đốc Việt Nam Công an Vụ giai đoạn 1946-1952. Sau này ông chuyển sang làm Phó Chánh án TAND Tối cao, được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh và nhiều huân chương cao quý khác.

Đoàn công tác của Báo Công an nhân dân tại Khu di tích Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. Ảnh: Xuân Trường.

Chúng tôi từng gặp đồng chí Lê Giản trong một số lần gặp ông để sưu tầm tư liệu. Người trực tiếp chỉ đạo xuất bản Báo Công an Mới dẫu đã cao tuổi nhưng lúc nào cũng nhiệt huyết kể những câu chuyện cái thuở ban đầu lưu luyến ấy. Về kinh nhiệm quản lý, công việc làm báo những ngày đầu ở Hà Nội và sau đó ở Việt Bắc kháng chiến được ông truyền lại cho chúng tôi. Cảm giác trong ông, mọi kỷ niệm còn tươi mới ẩn trong giọng nói trầm ấm, mạch lạc, nước da hồng hào pha mái đầu điểm bạc. Còn nhớ vào năm 2001, Báo CAND kỷ niệm 55 năm ngày phát hành số đầu tiên, ông đã vui vẻ đến dự, dáng đi còn khỏe mạnh.

Xin nói thêm về đồng chí Nguyễn Tài, người từng kể với chúng tôi thời làm Báo Công an Mới: “May mà anh Lê Giản chỉ đạo trực tiếp, chứ nếu giao cho chúng tôi làm, có khi tờ báo còn lâu mới hay” đủ thấy vài trò to lớn của đồng chí Lê Giản như thế nào! Đồng chí Nguyễn Tài chính là người đầu tiên có sáng kiến về xuất bản Báo Công an Mới. Chính ông, với tư cách là Bí thư Đoàn Cứu quốc Nha Công an Trung ương đã làm đề án báo cáo lãnh đạo Nha để trực tiếp làm thủ tục đề nghị Sở Kiểm duyệt Bắc Bộ cấp giấy phép ra tờ báo.

Trong tình hình “nước sôi lửa bỏng” sau ngày lập nước, sáng kiến ấy của đồng chí Nguyễn Tài cho thế hệ sau có thể cảm nhận thấy tầm nhìn xa trông rộng của một chiến sĩ công an mới 20 tuổi đời. Việc làm của ông cũng cho thấy trong những ngày đầu tiên của chính quyền dân chủ nhân dân, ngay từ đầu ngành Công an - cơ quan bảo vệ pháp luật - đã nghiêm chỉnh thực thi đúng pháp luật. Ông Nguyễn Tài từng kể với chúng tôi: Sau khi có giấy phép, đồng chí Lê Giản biết được tầm vóc và sức mạnh của báo chí nên đã sáng suốt quyết định đưa tờ báo để Giám đốc Việt Nam Công an Vụ chỉ đạo trực tiếp.

Nối tiếp truyền thống hào hùng ấy, những người làm Báo CAND ngày nay luôn ghi nhớ và biết ơn các thế hệ đi trước, càng cố gắng phấn đấu sao cho xứng đáng với công lao của các bậc tiền nhân, đóng góp hiệu quả trên mặt trận truyền thông của lực lượng CAND Việt Nam, tuyệt đối trung thành với Cách mạng Việt Nam, đưa đất nước đi lên ngày càng giàu đẹp.

Thiếu tướng, nhà văn Nguyễn Hồng Thái

Nguồn CAND: https://cand.com.vn/cong-an/dau-an-dac-biet-cua-nhung-nguoi-sang-lap-bao-cong-an-nhan-dan-i672405/