Cuộc bầu cử Mỹ có ý nghĩa như thế nào đối với Trung Quốc?

Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sẽ diễn ra và Trung Quốc, chứ không phải quốc gia nào khác đang là nước theo dõi sát sao nhất cuộc đua giữa hai ứng viên Donald Trump và Joe Biden.

Bài liên quan

Trung Quốc dẫn đầu lời kêu gọi yêu cầu Mỹ chấm dứt các lệnh trừng phạt 'cưỡng chế'

Mỹ giành giật sự ảnh hưởng của Trung Quốc ở Bắc Phi

Bầu cử Mỹ 2020: Những tình huống tồi tệ nào có thể xảy ra

Bầu cử Mỹ: Trump và đảng Cộng hòa đang gặp vấn đề tại các bang chiến trường

Bầu cử Mỹ 2020: Vấn đề người Latinh có thể khiến Binden thua cuộc

Lắng nghe thực trạng quan hệ Mỹ-Trung trước thềm bầu cử Mỹ

Dưới thời Tổng thống Trump, cuộc "Chiến tranh Lạnh" mới đang diễn ra, ít nhất là theo những người theo chủ nghĩa diều hâu ở Washington. Gần 4 năm Trump khởi động cuộc chiến thuế quan và đưa ra những lời đe dọa đối với Bắc Kinh làm đứt gãy các mối quan hệ địa chính trị, tạo tiền đề cho một cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc có thể xác định nhiều thập kỷ tới.

Về một loạt các vấn đề toàn cầu được đưa ra và Trung Quốc trở thành đích ngắm của Mỹ. Theo các quan chức của Nhà Trắng, các chiến thuật thương mại của Bắc Kinh được coi là không công bằng và trùng lặp với những hành động “mờ ám” của chính phủ, được biểu hiện trong một đại dịch đầy âm mưu (theo suy nghĩ của người Mỹ), bên cạnh tham vọng to lớn từ các công ty công nghệ, cùng những hành động mạnh mẽ đối với các dân tộc thiểu số ở Tân Cương cũng như việc áp đặt luật an ninh mới tại Hong Kong.

Điều đó cho thấy tham vọng bá chủ của Trung Quốc ở thế kỷ 21 dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Tập Cận Bình. Tại các diễn đàn quốc tế, ông Tập thể hiện Trung Quốc như một bên liên quan có trách nhiệm trong trật tự thế giới.

Donald Trump và Trung Quốc

Trong lộ trình tranh cử, Trump nhiều lần khẳng định rằng ông sẽ là người cứng rắn hơn trong hai ứng cử viên tổng thống với Trung Quốc. Ông mạnh mẽ chỉ trích Joe Biden cũng như liên hệ ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ với một kỷ nguyên sai lầm của phương Tây trước đó, nơi các chính trị gia hàng đầu của Mỹ và những người đồng cấp của họ trong lĩnh vực doanh nghiệp hăng hái tìm cách hội nhập Trung Quốc vào nền kinh tế thế giới.

Theo quan điểm của Nhà Trắng, giai đoạn toàn cầu hóa đó đã làm giảm dần ngành sản xuất của Mỹ và chịu trách nhiệm trong hầu hết về các vấn đề kinh tế của nước Mỹ.

Trump đã dành vài năm qua để tuyên bố sẽ khắc phục sự mất cân bằng đó. Ông đã khơi mào một cuộc chiến thương mại với Bắc Kinh khi cả hai bên đều áp đặt thuế bảo hộ lên hàng hóa của nhau. Một thỏa thuận ban đầu đã được ký kết giữa các nhà đàm phán Hoa Kỳ và Trung Quốc vào tháng Giêng năm 2020 đã chứng kiến một số mức thuế trong số đó được dỡ bỏ, nhưng đã không làm dịu được các hành động thù địch. Thâm hụt thương mại đáng kể của Mỹ với Trung Quốc - mà Trump đã hứa sẽ giảm đáng kể vào năm 2016 - hầu như không nhúc nhích vào 4 năm sau đó.

Trong khi đó, căng thẳng đang gia tăng trên các mặt trận khác. Trump và các đồng minh của ông, đặc biệt là Ngoại trưởng Mike Pompeo, đã tăng cường cảnh giác về một cuộc xung đột ý thức hệ với Bắc Kinh, coi Trung Quốc trong các bài phát biểu là đối lớn của thời đại, một cường quốc đối địch với "bá quyền chủ nghĩa Mác".

Cả Đảng Cộng hòa và Dân chủ đều tìm cách trừng phạt Trung Quốc vì vấn đề ở Tân Cương và Hồng Kông bằng các biện pháp trừng phạt. Chính quyền Trump đã thuyết phục thành công một số quốc gia châu Âu giữ chân gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei bằng những quy định hoặc lệnh mới, khi chấm dứt hoặc ngăn sự phối hợp trong việc triển khai mạng viễn thông thế hệ mới 5G.

Trong một tuyên bố gần đây, một quan chức tình báo Mỹ gợi ý rằng Trung Quốc có thể muốn Trump thua cuộc bầu cử vì tính chất "không thể đoán trước" trong phong cách điều hành của ông. Nhưng ông Trump khó thuyết phục ông Tập thay đổi hướng đi.

“Mặc dù gây sức ép với Bắc Kinh bằng những chính sách trừng phạt chưa từng có trong 40 năm quan hệ chính thức dưới thời chính quyền của Đảng Cộng hòa hay Dân chủ, Tổng thống Trump theo một số cách đã tạo cơ hội cho Chủ tịch Tập Cận Bình trên trường thế giới và trong chính trị trong nước,” báo cáo của tôi các đồng nghiệp Gerry Shih và Eva Dou.

“Trước áp lực ở từ nền kinh tế đang chậm lại bởi đại dịch, ông Tập có thể đổ lỗi cho sự ‘đàn áp ’của Washington đối với những tổn thất của Trung Quốc trong khi khẳng định mình là người bảo vệ chống lại sự bắt nạt của nước ngoài”.

Chính quyền Trump đã “nêu bật những vấn đề mà chúng tôi gặp phải với Trung Quốc”, Paul Haenle, Giám đốc Trung tâm Chính sách Toàn cầu Carnegie-Tsinghua, nói với Financial Times. Tuy nhiên, ông chủ chỉ trích Nhà Trắng vì “họ đã không cố gắng giải quyết vấn đề. Tôi không thể nói mục tiêu của họ là gì. Đó là một thái độ hơn là một chính sách. Sẽ không tốt cho an ninh quốc gia của Hoa Kỳ nếu có loại chính sách đó”.

Ứng viên Tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Ảnh: AP

Joe Biden và Trung Quốc

Ứng viên đảng Dân chủ Biden nhiều lần nói về kinh nghiệm khi gặp ông Tập hồi còn là phó Tổng thống, nhưng các trợ lý của ông nhấn mạnh rằng một chính quyền Biden giả định có thể sẽ khó khăn - và có lẽ còn cứng rắn hơn - một quan điểm đối với Bắc Kinh. Đó cũng là sự phản ánh sự nhất trí của lưỡng đảng đang thay đổi ở Washington.

Ông Kurt Campbell, quan chức hàng đầu châu Á trong Bộ Ngoại giao thời Tổng thống Obama, nói với Wall Street Journal: “Tôi nghĩ rằng có sự công nhận rộng rãi trong Đảng Dân chủ rằng Trump phần lớn đã chính xác trong việc chẩn đoán các hoạt động mang tính chiến lược của Trung Quốc.

Ông Joe Biden cũng cho biết ông sẽ tập trung các câu hỏi về quyền con người và các giá trị dân chủ ở mức độ mà Trump không bao giờ có.

Và ở Trung Quốc, nhiều chuyên gia nhận thấy rủi ro khi ông Biden thay thế Tổng thống Trump. "Nếu Biden đắc cử, tôi nghĩ điều này có thể nguy hiểm hơn đối với Trung Quốc, bởi vì ông ấy sẽ làm việc với các đồng minh để nhắm vào Trung Quốc, trong khi Trump đang phá hủy các liên minh của Mỹ", Zhou Xiaoming, một cựu nhà đàm phán thương mại Trung Quốc, nói với Bloomberg News.

"Biden sẽ làm cho các đường lối cứng rắn hiệu quả hơn", Cheng Xiaohe, phó Giáo sư Quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, nói với New York Times. "Ông ta có thể dùng đến các chiến thuật phối hợp và phức tạp hơn để chống lại Trung Quốc".

Giả định cơ bản ở đó là một Nhà Trắng dưới quyền chỉ đạo của ông Biden sẽ ít thất thường hơn của ông Trump và có nhiều khả năng thúc đẩy liên minh với các cường quốc châu Á khác. Nhưng đó không phải là quan điểm nhất trí ở phần còn lại của châu Á, nơi một số nhà ngoại giao thích thú với sự rõ ràng mới mẻ về thù hận của Trump đối với Bắc Kinh và lo sợ sự trở lại của nền chính trị tương đương thời Obama.

Tuy nhiên, thời đại đó đã qua, không cần biết ai thắng. “Chúng ta đang trên con đường gia tăng xung đột với chính quyền Biden hoặc Trump”, Bruno Macaes, một cựu chính trị gia người Bồ Đào Nha và là tác giả của cuốn sách có tên “Vành đai và Con đường: Trật tự thế giới của Trung Quốc”, chia sẻ với Today’s WorldView.

Các vấn đề của Trung Quốc hầu như không bị giới hạn đối với bất kỳ ai sẽ là ông chủ Nhà Trắng. Cuộc thăm dò mới của Trung tâm Nghiên cứu Pew cho thấy quan điểm không thuận lợi với Trung Quốc ở "mức cao lịch sử" ở nhiều quốc gia - một phần là do vai trò của Trung Quốc trong cuộc khủng hoảng COVID-19, nhưng rộng hơn là phản ứng trước hành vi ngày càng bắt nạt của Bắc Kinh ở nhiều nơi trên thế giới.

Thực sự, Trung Quốc luôn ý thức rằng ai chiến thắng trong cuộc bầu cử sắp tới cũng đều không thể sớm hàn gắn mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, việc sớm dự đoán được cái tên của vị Tổng thống Mỹ tiếp theo sẽ giúp họ có thời gian để chuẩn bị cho chiến lược dài hạn.

Vì lẽ đó, Trung Quốc hơn bất cứ quốc gia nào đang theo rất sát mọi diễn biến của cuộc cầu cử Mỹ. Họ thậm chí được các nhà bình luận ví von, còn hồi hộp hơn các cử tri Mỹ và ngay cả chính những ứng viên Tổng thống đang tham gia tranh cử.

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/cuoc-bau-cu-my-co-y-nghia-nhu-the-nao-doi-voi-trung-quoc-post100030.html