Chuột Kangaroo có thể ngừng sinh con cho đến khi chúng muốn

Một con Kangaroo có thai rồi có thể tạm dừng sinh nở của mình khi chúng cảm thấy chưa sẵn sàng. Ví dụ khi chúng bận chăm sóc một con non khác thì phôi thai sẽ ngừng phát triển sau vài ngày cho đến khi chúng thực sự muốn sinh.

Chiếc túi của kangaroo chẳng có gì đặc biệt, cứ như một chiếc đai nâng đỡ em bé mà thôi. Nhưng nếu bạn thật sự có cơ hội nhìn vào bên trong, bạn sẽ thấy được cấu tạo của nó phức tạp hơn rất nhiều so với những gì chúng ta nghĩ.

Kangaroo là loài thú có túi thuộc họ Macropodidae, có 12 loài nhưng trong đó 4 loài thường thấy là kangaroo đỏ, kangaroo xám phổ biến nhất. Thời kì mang thai của kangaroo thông thường kéo dài từ 21 - 38 ngày và có thể sinh được tối đa 4 con cùng một lúc.

Một con Kangaroo có thể có thai rồi sau đó có thể tạm dừng sự sinh nở của mình khi chúng cảm thấy chưa sẵn sàng. Ví dụ như khi chúng đang bận chăm sóc cho một con non khác, thì phôi thai sẽ ngừng phát triển sau vài ngày cho đến khi chúng thực sự muốn sinh.

Một con kangaroo đỏ đực trưởng thành có thế cao hơn 1,5m và nặng đến 90 kg, tương đương một người trưởng thành. Tuy nhiên, thú con của chúng khi mới chào đời thường chỉ bé bằng 1 hạt đậu đen hay thậm chí chỉ nhỏ bằng hạt gạo.

Với kích cỡ vô cùng nhỏ như thế này, cộng với việc thú con chưa phát triển đầy đủ thính giác, thị giác và trụi lông nên thể chất vô cùng yếu ớt, chúng sẽ gặp nhiều khó khăn để sinh tồn ngoài tự nhiên.

Vì thế ngay khi chào đời, thú con sẽ phải thực hiện cuộc hành trình gian khổ đầu tiên đó chính là tìm đường chui vào trong chiếc túi của con mẹ theo bản năng của mình. Trong quá trình đó nếu thất bại và rơi khỏi chiếc túi, chúng sẽ bị bỏ rơi và chết ngoài môi trường.

Nếu thành công, thú con sẽ phải ở đây ít nhất 4 tháng trước khi chúng có thể ló đầu và thực hiện vài cuộc ngắm nhìn thế giới bên ngoài. Dù vậy, thú con vẫn cần đến một thời gian đủ lâu để chúng thật sự sẵn sàng đối mặt với thế giới hoang dã khắc nghiệt ngoài kia.

Lúc này chiếc túi của Kangaroo sẽ hoạt động như tử cung thứ 2 nuôi nấng và tạo môi trường cho thú con phát triển. Cũng tương tự với bụng của các loài động vật khác khi mang thai, chiếc túi này cũng có thể biến đổi kích thước để tăng thêm không gian khi thú con phát triển.

Trong khoảng thời gian trong túi, từ kích thước chỉ nhỏ bằng hạt đậu, thú con sẽ phát triển đạt đến kích thước của một con mèo lớn, gấp hàng ngàn lần trọng lượng khi mới sinh.

Sự tăng trưởng đó là nhờ vào nguồn sữa từ 4 núm vú bên trong túi của con mẹ, nguồn sữa này có chứa các kháng thể chống mầm bệnh và tăng sức đề kháng cho thú con.

Khi một con kangaroo non đi được đến chiếc túi của mẹ chúng, nó sẽ mãi chỉ bú một núm vú trong suốt 34 tuần tuổi cho đến khi chúng lớn hơn chúng mới ngó ngàng đến những núm vú khác. Đôi khi những con kangaroo con không thể hút được núm vú nên kangaroo mẹ thường xuyên phải nhét sữa vào miệng chúng.

Trong khoảng thời gian sống trong túi, thú con sẽ ăn, ngủ và bài tiết ngay tại đây. Lớp lót trong túi sẽ hấp thụ một số chất thải và thú mẹ cũng sẽ làm sạch bằng chiếc lưỡi của mình. Trong khi thú mẹ đang dọn vệ sinh, những thú con nhỏ vẫn sẽ được phép ở trong túi, trong khi đó những con lớn hơn sẽ buộc phải ra ngoài tạm thời đến khi công việc vệ sinh hoàn tất.

Chiếc túi này sở hữu rất nhiều cơ bắp và dây chẳng mạnh mẽ nhưng cũng rất linh hoạt. Chẳng hạn như để giữ cho thú con an toàn và không lọt ra ngoài, thú mẹ có thể kiểm soát thắt chặt cơ lại giống như dây rút. Một điểm vô cùng đặc biệt là túi kangaroo được lót bởi các tuyến mồ hôi giúp thú con có thể ngăn ngừa bệnh tật do virus, vi khuẩn và kí sinh trùng.

Một trong những sự thật tuyệt vời nhất về kangaroo đó là một con cái có thể xác định được giới tính của đứa con mình. Trong khi chúng ta vẫn chưa chắc chắn được làm sao chúng có thể làm được điều phi thường ấy. Kangaroo mẹ thường sinh ra những con kangaroo cái khi chúng còn trẻ, và sinh ra những con kangaroo đực sau khi chúng rời khỏi đàn

Thùy Dung

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/chuot-kangaroo-co-the-ngung-sinh-con-cho-den-khi-chung-muon-1485757.html