Cách nhìn lạc quan về năm 2018 qua các con số dữ kiện

Với những thảm họa thời tiết, môi trường bị tàn phá, các cuộc khủng bố đẫm máu… đang diễn ra, rất có thể khiến nhiều người nghĩ về một tương lai ảm đạm. Tuy nhiên, nếu để tâm đến các con số thống kê hàng năm, bạn sẽ nghĩ khác khi biết rằng thế giới đang ngày tốt đẹp lên.

Một nhà thống kê người Thụy Điển, Hans Rosling, đã thể hiện trên biểu đồ sự thiếu hiểu biết của công chúng trên tất cả các thể loại chủ đề - sida, tuổi kết hôn, các nguyên nhân chết người… Nó chỉ ra sự sai lệch có xu hướng bi quan. Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy một vai trò của truyền thông: bằng việc chỉ quan tâm đến các sự kiện bất thường và kịch tính, truyền thông đã không thông tin về những xu hướng chắc chắn và có tính xác thực cao.

Với công cụ phân tích Gapminder, Ola Rosling, con trai của Hans, đã đấu tranh để xây dựng sự thật thống kê của các hiện tượng và có thể tiếp cận cho tất cả mọi người. Với anh, việc nhận thức được sự sai lệch và sự chênh giữa nhận thức nhầm lẫn và thực tế là bước đầu tiên để đi đến sự lạc quan.

"Cho dù không có đến một phần trăm, nhưng họ tồn tại.." Leo Ferre đã hát như vậy năm 1969 về những người lang thang vô chính phủ. Chúng ta cũng có thể nói như vậy về những người lạc quan ngày nay.

Rất ít người lắng nghe các nhà triết học, nhà khoa học, nhà kinh tế học, nhà báo, các tổ chức, các doanh nghiệp, có chăng là người Anh hay người Bắc Âu, khẳng định rằng loài người đang tiến triển đến một sự hạnh phúc chung cho dù có biến đổi khí hậu, sự bùng lên của chủ nghĩa dân túy, sự bền bỉ của các nhóm Hồi giáo bạo lực và những đe dọa hạt nhân tung ra bơỉcác nhà lãnh đạo như Bắc triều tiên Kim Jong-un, và tổng thống Mỹ Donald Trump.

Vào tháng 8 năm 2017, tờ báo tuần Anh The Guardian đã đề cao "những người lạc quan mới", "nhóm bình luận ngày càng chất lượng những người có vẻ như đặc biệt miễn dịch với sự buồn rầu". Bạn có phải là một trong những người tiến bộ này không? Sau đây là bốn lý luận chính sẽ thuyết phục bạn về những gì sẽ đến trong năm 2018.

1. Trở nên lạc quan... khi dừng việc đánh giá cao các tai họa

Có quá nhiều những thể hiện quá đáng làm thêm gánh nặng cho những gì xảy ra xung quanh chúng ta. Tháng 12/ 2017, một nghiên cứu của Ipsos, Perils of Perception, thực hiện tại 38 nước trên 5 châu lục, nhấn mạnh về việc chúng ta đề cao quá mức những tai họa mà chúng ta biết đến, trong nước hay ở nước ngoài.

Đa số những người được khảo sát cho rằng các vụ giết người đang tăng lên - trong khi chỉ có 7% nghĩ rằng chúng đang giảm xuống. Thực ra là chúng đang giảm trung bình 29% trên toàn thế giới, chỉ tăng ở Perou, Mexico và Canada. Đa số cũng cho rằng các tập quán đang mất đi và mỗi năm, 20% người có thai ở độ tuổi vị thành niên –thực chất đó là 2%. Sự cường điệu này rất mạnh ở tất cả các chủ đề mà những người dân tộc chủ nghĩa đề cập. Đa số những người được hỏi cũng cường điệu tỉ lệ người nhập cư bị giam giữ (có nghĩa là sự phạm tội của họ) khi đa phần ước tính là 28% nhưng thực ra chỉ có 15%. Điều này xảy ra tương tự khi người ta dự đoán cộng đồng hồi giáo người Phápchiếm 31% dân số, trong thực tế nó vào khoảng 7% theo Viện nghiên cứu quốc gia nhân khẩu.

Max Roser, nhà kinh têở́ Oxford, nhà sáng lập trang Our World in Data, của Đại học Anh, làm việc trên các điều tra về sự tiếp nhận những điều tốt xấu xảy ra trên thế giới. Ông nhận thấy, trong các nước phương Tây, người ta thường công bố "những lạc quan cá thể", và cùng lúc là một "sự bi quan hóa xã hội". Một nhà kinh tế trẻ khác ở Oxford, Esteban Ortiz-Ospina, nhận ra rằng hầu nhưcác quốc gia đều có xu hướng "đánh giá thấp hạnh phúc của những người ở nước khác". Người Hàn Quốc cho rằng chỉ có 24% người sống ở Đông Nam Á là hạnh phúc thôi, trong khi con số thực tế là hơn 80%.

Làm sao giải thích được những hình dung của chúng ta, mỗi người ở một nơi khác nhau, hình dung về một thế giới đầy tồi tệ? Theo Paul Dolan, giáo sư khoa học hành vi ở London School về Kinh tế và tác giả của cuốn sách bán chạy nhất về chủ nghĩa lạc quan "Happiness by Design", chúng ta phản ứng với một góc nhìn không có phản chiếu và lạc hậu khi chúng ta nói đến toàn cầu. Cộng thêm cả việc mà ông gọi là "sai lệch thực tiễn": những thông tin cuối cùng có được, thường nóng và đáng lo lắng, ảnh hưởng đến suy nghĩ của chúng ta. Mà không tính đến việc chúng ta không biết gì về những chủ đề chính.

2. Thế giới ngày càng tốt lên qua những con số

Ngày 21/1/2017, nhà báo chính trị của New York Times, Nicholas Kristof, người hai lần nhận giải Pulitzer, công bố một danh sách khẳng định lạc quan về những sự kiện lớn của nhân loại đã đến vào năm 2016. Từ năm 1990, tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh đã giảm còn một nửa. Các bệnh dịch đều đã lùi bước, như bệnh sốt rét (giảm 47% từ năm 2000). Nạn mù chữ chiếm 44% dân số thế giới năm 1957, ngày nay 85% người trưởng thành có thể đọc và viết. Có nghĩa là, khi người ta có thể đọc, chất lượng cuộc sống tăng, sức khỏe được cải thiện, kinh tế cũng tốt hơn...

Một dữ liệu lớn khác Nicholas Kristof đưa ra: Theo Ngân hàng thế giới, 12,7% dân số thế giới sống với 1,9 USD/ngày (hoặc ít hơn) năm 2012. Đây là một tiến triển so với 37% tính toán năm 1990 và 44% chỉ bằng một nửa, năm 1981. "Đây là một biến chuyển đáng kinh ngạc, là điều quan trọng nhất xảy đến với thế giới ngày nay". Một cách lạc quan, Kristof đã dùng lại từ của Michael Elliott, chủ cũ của NGO One: chúng ta đang sống trong "thời đại của những điều kỳ diệu".

Hai nhà kinh tế đạt giải Nobel, Edmund Phelps (2006) và Angus Deaton (2015), cũng phát triển các phân tích đáng lạc quan, đề xuất một sự bảo vệ quan trọng cho những thuận lợi của chủ nghĩa tự do và sự toàn cầu hóa. Trong quyển sách "La Prosperite de masse" (Sự thịnh vượng của số đông), đã hoan nghênh sự giàu có chung của các quần thể dân cư và sự tốt lên nói chung của đời sống, những thứ đóng góp vào sự tự do tư tưởng cho các đổi mới...

Để khuyến khích sự sáng tạo của tất cả, ông nói, cần phải đánh thuế những người giàu nhất, cả các doanh nghiệp, và tăng lương tối thiểu. Trong quyển "La Grande Evasion" (Cuộc vượt ngục lớn), quyển thứ hai nhắc đến việc " cuộc sống ngày nay tốt hơn tất cả mọi thời kỳ trong quá khứ". Nếu nó tố cáo sự gia tăng bất bình đẳng về thu nhập và khu vực an toàn của những người giàu có từ những năm 1980, thì nó vẫn được chiến đấu bằng mọi giá bởi các chính sách bảo vệ xã hội, cũng chứa đựng không ít lạc quan.

Về phần mình, Steven Pinker, giáo sư tâm lý học ở Havard, tác giả "La Part d'ange en nous" (Phần thánh thiện trong chúng ta), bảo vệ một đề tài cực đoan: bạo lực đang giảm đi trên khắp thế giới. Tình trạng nô lệ, diệt chủng, sát hại phụ nữ và trẻ em, tàn sát người Do thái, tử hình bằng việc chặt đầu hay đánh roi, bắt giết người đồng tính, tội ác vì danh dự, cưỡng hiếp, các loại tội phạm đã giảm đi rõ rệt.

Chiến tranh cũng vậy. Từ 70 năm nay, một phần lớn trên thế giới sống trong một "nền hòa bình kéo dài": cuộc chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô đã không dẫn đến một cuộc đối mặt quân sự trực diện; Châu Âu, liên tục lục đục từ thế kỷ 15, đã trở thành một cộng đồng chính trị; và khủng bố thánh chiến thì rất nhỏ bé so với những cuộc chiến tranh liên miên của thời kỳ trước. Pinker cho rằng "tiến trình của nền văn minh" nhân loại được mô tả bởi nhà xã hội học Norbert Elias đã đi theo đúng lộ trình năm tốt năm xấu của nó.

3. Nữ quyền đang mạnh dần lên

Thế giới "đang nữ hóa", Pinker tiếp tục khẳng định, và đây là điểm tốt nhất đảm bảo chúng ta tiến triển đến một nền văn minh toàn hành tinh. Bởi vì mức độ an toàn, bình đẳng và tôn trọng với phụ nữ có một ảnh hưởng trực tiếp vào hòa bình và sự lành mạnh của một xã hội, như đã được khẳng định bởi công việc của Viện nghiên cứu hòa bình ở Oslo (PRIO), cũng như nhà chính trị học Mỹ Valerie M.Hudson (Sex and World Peace, Columbia University Press, 2014). Nghiên cứu hành vi của các tập thể với đa số là nam giới, bà Hudson đã rút ra nguyên tắc: "Thừa đàn ông, thụt lùi về hòa bình".

Ở Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, việc giết ngay từ trong bụng mẹ thai nhi bé gái hay trẻ nữ mới sinh đã khiến xuất hiện các băng đảng nam giới trẻ, luôn là nguồn gốc của bạo lực. Ngược lại, ở những nơi mà phụ nữ cũng đông như nam giới, được học đọc, học viết và được giáo dục, nơi họ được quyền kiểm soát việc sinh đẻ và đấu tranh cho quyền lợi của mình, bạo lực giảm xuống. Như Johan Norberg, người Thụy Điển, đã nhắc đến, nhà lịch sử tư tưởng và tác giả của "Non, ce n'etait pas mieux avant" (Không, ngày xưa không hề tốt hơn), phụ nữ đã làm văn minh hóa đàn ông. Nghĩa là hiển nhiên, sự giải phóng và các cuộc vận động về bình đẳng cho phụ nữ đã cho thấy, từ những năm 1970, một sự phồn vinh chưa từng có. Trên toàn thế giới, và trên tất cả mọi lĩnh vực.

Bạo lực và mối liên quan đến quyền lực? Cuối năm 2017 người ta được chứng kiến một cuộc vận động chưa từng thấy chống lại xâm hại tình dục và cưỡng hiếp, không chiở̉ phương Tây mà caở̉ châu Á. Trong giáo dục,theo số liệu so sánh của Unesco 2000 - 2012, tỉ lệ học bổng cho nữ đã tăng từ 53% đến 80% ở Nam Á, từ 74% đến 97% ở Đông Á, từ 27% đến 46% ở châu Phi - Nam Sahara.

Trong lĩnh vực nghề nghiệp,báo cáo 2017 của Tổ chức liên kết và phát triển kinh tế (OCDE) về bình đẳng nam nữ đã công bố "tỉ lệ hoạt động của nữ đã tăng gần với của nam giới" trong 35 nước liên hiệp. Tuy mức lương trung bình của nữvẫn ở mức 15% thấp hơn nam, nhưng sự bình đẳng đã nằm trong chiến lược của tất cả các nước thành viên...

Thước đo cuối cùng không kém phần quan trọng: tỉ lệ sinh đẻ. Tỉ lệ này cũng đáng khuyến khích - ngay cả trong các nước hồi giáo nơi mà sự chống cự cho tự chủ của phụ nữ đang rất mạnh mẽ. Ở Algerie, Iran, Maroc, Tunisie, những nước mà tình trạng xóa mù chữ đã diễn ra rộng khắp, phụ nữ đã giành được quyền quyết định việc sinh đẻ: trung bình chỉ có hai con. Kết quả là họ có thể làm việc, thay đổi vị thế và chống lại những truyền thống tôn giáo mạnh mẽ hơn. Trong tất cả các nước, các cuộc vận động nữ quyền - đôi khi vô thần, đôi khi hồi giáo - đã thắng lợi và dành được bình đẳng cư dân - ở Tunisie năm 2014. Một vài trí thức đã lắng nghe và đề xuất những văn bản thiêng liêng có bao gồm phụ nữ và bắt đầu nghĩ đến một sự cải cách lớn về thần học mà người hồi giáo cần có.

4. Biến đổi khí hậu đang thức tỉnh nhân loại

Nhà triết học Đức Peter Sloterdijk cho rằng bom hạt nhân là "Phật thật" của phương Tây. Sức mạnh hủy diệt của nó đã khiến các quyền lực lớn phải đối mặt với khả năng khủng hoảng: sự biến mất của một phần nhân loại. Đó là sự răn đe hạt nhân: cần thiết các bên phải thương lượng, tranh luận ở LHQ, ký kết.

Ngày nay, biến đổi khí hậu, với những rủi ro không thể quay đầu trở lại đang diễn ra trên hành tinh và với nhân loại, đang trở thành Phật của thế kỷ XXI. Nó bắt buộc bạn phải thay đổi căn bản chiến lược kinh tế và năng lượng. Chấm dứt việc làm cạn kiệt nguồn tài nguyên. Suy nghĩ lại mối quan hệ với sinh quyển. Nghĩ về cả hệ sinh thái. Dài hạn. Bền vững.

Trên khắp hành tinh, các nhà nghiên cứu, các lãnh đạo chính trị, các gương mặt tôn giáo, các nghệ sĩ nổi tiếng, các tổ chức đều đang kêu gọi sự nghiêm túc nhìn nhận với chủ nghĩa tự do và sự công nghiệp hóa. Ngày 13/11/2017, 15.000 nhà khoa học từ 184 nước đã xuất bản một công bố " để tránh sự lan rộng mất mát và thảm họa với sinh thái". Trong Le Monde ngày 12/12/2017, Emmanuel Macron đã viện dẫn "cơn sốc trong cách chúng ta sản xuất". Trong thông cáo Laudato si' ngày 18/6/2015, giáo hoàng Francois nói đến " sự bảo vệ ngôi nhà chung"... Không thể liệt kê hết các tuyên bố long trọng gần đây gợi đến việc thay đổi hướng đi cho số phận chúng ta. Cũng không thể nhắc đến hết số lượng các hành động sáng tạo, to lớn hay nhỏ bé đang được thực hiện ở khắp nơi kêu gọi nhận thức về biến đổi khí hậu trên toàn cầu.

Các nhà nghiên cứu Mỹ của Woods Hole Research Center (Massachusettes) đã phát hiện việc dừng chặt cây cho phép cây cối hấp thụ, ngắn hạn, 100 tỉ tấn CO2 - điều khiến các tổ chức và dân cư đã thực hiện khắp nơi việc trồng rừng và trồng cây trong đô thị hay đóng cửa rừng, như ở Canada và Trung Quốc.

Một ví dụ khác, Hà Lan đã quyết định sẽ ngừng sử dụng than để giảm 40% khí CO2 trên hành tinh và chuyển sang năng lượng tái tạo sau cuộc vận động chưa từng có: 900 cư dân đã kiện chính phủ, yêu cầu phải giảm khí nhà kính xuống 40% từ giờ cho đến 2020. Họ đã thắng. Các thẩm phán đã kêu gọi nhà nước "có trách nhiệm bảo vệ môi trường", mở con đường cho những hành động của tư pháp trên khắp đất nước.

Tất nhiên, việc Donald Trump quyết định để Mỹ rời khỏi hiệp định Pari vào tháng 8/2017 sẽ không thể coi như tin tốt. Nhưng ai mà biết được? Việc này có vẻ như đã làm tăng lên sự nhận thức tập thể trên toàn cầu. Ở Mỹ, hiệp hội American's Pledge on Climate Change, nhóm hội được 1.700 doanh nghiệp, 282 thành phố, 213 nhà thờ và giáo đoàn, đã tuyên bố, ngày 11/ 11/ 2017, "sẽ giúp nước Mỹ đạt được các mục tiêu khí hậu của Paris".

Các cuộc vận động này có thể lan rộng? Chấm dứt được logic phá hủy của chủ nghĩa tư bản? Đa số những người bi quan nghi ngờ khả năng này, hoặc hài lòng với việc chờ đợi. Nhà xã hội học Mỹ Goerge Marshall đã nghiên cứu về Syndrome de l'autruch : nó giải thích sức mạnh quán tính của thói quen và sự thoải mái khiến chúng ta sống trong sự chối bỏ sự thật. Nhưng như Cyril Dion đã nói, một trong những nhà lạc quan Pháp hiếm hoi, đồng tác giả của phim tài liệu "Ngày mai" (2015), những trạng thái này sẽ biến mất khi "những đề xuất thay đổi có khả năng đảm bảo và chỉ ra các giải pháp chắc chắn, khiến cho người ta hi vọng".

Cuối cùng hãy nhớ rằng tất cả các dự án được thực hiện ngày nay thường sẽ có kết quả nghìn năm, với thế hệ sinh từ 1980 - 2000. 65% của thế hệ mới này đã không bầu cho những người dân túy của Brexit hay Donald Trump, họ là mũi nhọn của những "mùa xuân Ả rập".. Và họ đang chuẩn bị cho một sự thay đổi thế hệ lớn.

Nguyễn Kim

Nguyễn Kim

Nguồn Sống Mới: http://songmoi.vn/cach-nhin-lac-quan-ve-nam-2018-qua-cac-con-so-du-kien-79752.html