Bí mật 'voi tí hon' mất hút nửa thế kỷ bỗng tái xuất kỳ diệu

Nửa thế kỷ sau khi được cho là đã biến mất, loài chuột chù voi Somali đã tái xuất, mang lại niềm vui cho giới khoa học.

Một nghiên cứu mới đã công bố hàng chục video chứng minh rằng ít nhất 12 cá thể chuột chù voi vẫn còn sống, không chỉ trong lãnh thổ Somali mà còn ở Djibouti, miền đông Châu Phi.

Chuột chù voi, còn được gọi là sengi, thuộc họ Macroscelididae và có hình thù giống chuột chù với mũi dài như vòi voi.

Mặc dù có tên "chuột chù voi", nhưng chúng không phải là chuột chù hay voi mà là một loài thú có vú ăn côn trùng. Chúng có đôi chân mạnh mẽ, có khả năng chạy nhanh, sống chủ yếu ở Somali.

Từ năm 1970, loài chuột chù voi được cho là đã biến mất, với 39 mẫu vật được bảo tồn trong các bảo tàng là bằng chứng duy nhất về sự tồn tại của chúng.

Tuy nhiên, một cuộc nghiên cứu mới sử dụng hơn 1.250 camera và mồi bơ đậu phộng tại Djibouti đã ghi lại hàng chục video của loài chuột chù voi sống sót.

Những phát hiện này không chỉ là một niềm vui lớn cho giới khoa học mà còn mở ra cơ hội hỗ trợ bảo tồn cho loài "voi tí hon" này.

Hiện tại, các nhà nghiên cứu đề xuất IUCN xem xét lại tình trạng của chuột chù voi Somali trên danh sách nguy cơ tuyệt chủng, với hy vọng chúng có thể được chuyển từ danh sách "dễ bị tổn thương" sang nhóm "ít lo ngại".

Điều này là một tín hiệu tích cực trong bối cảnh nỗ lực toàn cầu để bảo tồn đa dạng sinh học và ngăn chặn sự tuyệt chủng của các loài động vật quý hiếm.

Mời quý độc giả xem thêm video: Ngắm “voi biết bay” cực đẹp nhưng vô cùng độc ác tại Việt Nam.

Thiên Trang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/bi-mat-voi-ti-hon-mat-hut-nua-the-ky-bong-tai-xuat-ky-dieu-1937386.html