Bí mật động trời về mẹ đẻ của hoàng đế Càn Long

Mặc dù các nhà sử học tìm hiểu, nghiên cứu rất nhiều nhưng đến nay vẫn chưa trả lời chính xác câu hỏi 'mẹ đẻ Càn Long là ai?'.

Trong lịch sử Trung Quốc, hoàng đế Càn Long luôn được coi là hình tượng một “Nhân quân” trên vũ đài lịch sử. Những truyền thuyết và nghiên cứu của hậu thế về ông hầu như chỉ dừng lại ở những thành tựu to lớn mà ông đã tạo ra trong thời gian trị vì của mình. Nhưng có một câu hỏi đến bây giờ vẫn là bí mật chưa có lời giải thỏa đáng đó là: “Mẹ đẻ của Càn Long là ai?”. Ảnh minh họa chân dung hoàng đế Càn Long.

Theo những thống kê chưa hoàn chỉnh từ truyền thuyết trong dân gian hay kết luận của học giả của các nhà nghiên cứu lịch sử thì hiện có rất nhiều cách giải thích về ai là mẹ đẻ của Càn Long, trong đó tồn tại ba giả thiết phổ biến nhất sau đây. Ảnh minh họa chân dung hoàng đế Càn Long.

Quan điểm thứ nhất cho rằng: Hoàng đế Càn Long không phải người Mãn Châu mà thực sự là người Hán. Cha đẻ của Càn Long chính là Trần Các Lão ở Hải Ninh, Chiết Giang. Truyền thuyết kể rằng, vào ngày 13/8 năm Khang Hi thứ 50, tức năm 1711, tại phủ Ung Thân Vương tràn ngập tiếng cười khi đón thêm thành viên mới. Cùng ngày tại Trần gia ở Hải Ninh, Chiết Giang cũng đón chào đứa con trai ra đời. Ảnh minh họa chân dung hoàng đế Càn Long.

Trần Các Lão của Trần gia từng làm quan trong triều của Khang Hi và có mối quan hệ mật thiết với Ung Thân Vương Dận Chân. Đương thời phu nhân của Ung Thân Vương và Trần Các Lão đều mang thai và trong cùng một ngày hai bà đều cùng sinh con. Nhưng con của Ung Thân Vương là con gái, còn con của Trần Các Lão là con trai. Ảnh minh họa chân dung hoàng đế Càn Long.

Được vài hôm Ung Thân Vương yêu cầu Trần Các Lão đưa đứa con trai đến phủ Thân Vương. Vương mệnh khó cưỡng, Trần Các Lão đành phải nghe theo. Mấy hôm sau phủ Ung Thân Vương mang trả thì lại thành con gái. Mặc dù biết thừa bị tráo con nhưng Trần gia đành ngậm ngùi câm lặng. Ảnh minh họa chân dung hoàng đế Càn Long.

Sau này Càn Long trưởng thành, qua lời nhũ mẫu nên mới biết chuyện về thân thế của mình. Vì thế sau khi đăng cơ ông đã mượn cớ đi tuần thú phía Nam để thăm cha mẹ đẻ. Chính Càn Long đế khi biết mình không phải là người Mãn Châu nên trong cung cũng thường mặc trang phục của người Hán và thường xuyên hỏi thân cận của mình trông mình có giống người Hán không? Ảnh minh họa chân dung hoàng đế Càn Long.

Quan điểm này được lưu truyền rất rộng rãi, nó xuất hiện từ trung kỳ Thanh triều. Đặc biệt là khi tác giả Kim Dung từng đưa quan điểm này vào cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “Thư kiếm ân thù lục” của mình càng khiến cho những người theo đuổi và ủng hộ quan điểm này ngày càng nhiều và sức ảnh hưởng ngày càng rộng rãi. Nhưng sau này Mạnh Sâm tiên sinh thông qua điều tra khảo sát đã viết một bài với nhan đề “ Hải Ninh Trần gia” phản bác lại quan điểm này và chỉ ra rằng việc đi tuần thú phía Nam của Càn Long không liên quan đến việc đi thăm phụ thân ở Hải Ninh. Ảnh minh họa chân dung hoàng đế Càn Long.

Hơn nữa, nếu căn cứ vào thời gian và bối cảnh khi Càn Long sinh ra thì việc Ung Thân Vương muốn tráo con trai nhà khác về làm con trai mình cũng không hợp tình hợp lý và cũng không đủ căn cứ. Theo ghi chép, Càn Long sinh vào tháng 8 năm thứ 50 Khang Hi, lúc này Ung Thân Vương đã 34 tuổi. Ảnh minh họa chân dung hoàng đế Càn Long.

Ông đã sinh được bốn người con trai là Hoằng Huy, Hoằng Phán, Hoằng Vân, Hoằng Thời (ba con trai đầu đều chết yểu). Khi Càn Long sinh ra, thì Hoằng Thời đã 8 tuổi. Sau khi sinh Càn Long được 3 tháng thì Ung Thân Vương lại có thêm một cậu con trai Hoằng Trú và sau này tiếp tục sinh thêm 4 cậu con trai nữa. Ảnh minh họa chân dung hoàng đế Càn Long.

Như vậy, nếu nói Ung Thân Vương cố tình đánh tráo lấy một cậu con trai người Hán thì không có cơ sở và không hợp logic. Hơn nữa đương thời ngôi vị hoàng thái tử đã từng hai lần bị phế. Việc chạy đua đến ngôi vị hoàng thái tử là cuộc cạnh tranh khốc liệt, trong thời điểm đó một người vừa thông minh lại hành sự thận trọng như Ung Thân Vương không đời nào lại hành động mạo hiểm như thế. Vì thế quan điểm này cũng không đáng tin cậy. Ảnh minh họa xã hội triều Thanh dưới thời Càn Long.

Quan điểm thứ hai cho rằng, mẹ đẻ của Càn Long quê ở Thừa Đức. Xuất thân bần hàn, cả nhà sống dựa vào buôn bán nhỏ cho nên không thể đủ điều kiện thuê người làm mà chỉ có thể dựa vào sự trợ giúp của đứa con gái 7,8 tuổi (chính là mẹ đẻ Càn Long). Khi cô bé được 13,14 tuổi trở thành một thiếu nữ với nhan sắc rực rỡ ví như đóa phù dung trong sương sớm. Nàng đã nhận thức được sắc đẹp của mình nên một thân một mình vào Bắc Kinh tham gia kỳ thi tuyển chọn tú nữ. Không ngờ lọt mắt xanh của Ung Thân Vương Dận Chân và được tuyển chọn thành a đầu trong vương phủ. Ảnh minh họa Càn Long tuần thú Giang Nam.

Có một lần Ung Thân Vương mắc bệnh nặng, nàng không quản ngày đêm hầu hạ, sau mấy tháng nhờ sự chăm sóc tận tình của nàng a hoàn xinh đẹp, Ung Thân Vương đã khỏi bệnh, cảm động trước tấm chân tình của nàng a hoàn xinh đẹp nên đã nạp nàng làm thiếp. Sau này nàng sinh được cho Ung Thân Vương một cậu con trai đó chính là Càn Long. Nhưng quan điểm này cũng vấp phải sự phản đối vì cho rằng quy định tuyển tú nữ của nhà Thanh rất phức tạp và nghiêm ngặt. Cho dù là đẹp đến đâu nhưng nếu không trải qua được những trình tự nhất định thì không thể nào được tuyển vào cung. Ảnh minh họa Càn Long tuần thú Giang Nam.

Quan điểm thứ ba cho rằng, mẹ đẻ Càn Long là một cung nữ tên là Lý Giai Thị, sau này thêm khảo chứng có một số học giả còn chỉ ra tên đầy đủ của bà là Lý Kim Quế. Nhưng quan điểm này cũng không được logic bởi cũng không tìm thấy bằng chứng ghi chép trong chính sử. Ảnh minh họa Càn Long tuần thú Giang Nam.

Thực ra cả ba quan điểm trên đều có những điểm khiến người ta cảm thấy hoài nghi. Đối với quan điểm thứ nhất và thứ hai sau khi các nhà sử học khảo chứng một cách cẩn thận và nghiêm túc và đưa ra dự đoán thì kết luận không giống như lời tương truyền. Quan điểm thứ ba xem ra có độ tin cậy cao nhất định nhưng cũng không tìm thấy ghi chép chính xác trong lịch sử thì cũng khó để người ta không hoài nghi về độ chính xác. Ảnh minh họa Càn Long tuần thú Giang Nam.

Trên thực tế, cho dù tính khả năng của ba truyền thuyết trên có tương đối cao thì chính trong tác phẩm “Vĩnh Hiến lục” và “Ung Chính thực lục” do người Thanh viết vẫn tồn tại những mâu thuẫn trong những ghi chép về mẹ đẻ của Càn Long. Đây cũng là một trong những vấn đề mấu chốt nhất trong sự tranh luận của hậu thế đối với câu hỏi “Ai mới là mẹ đẻ đích thực của Càn Long?". Xem ra, muốn có được câu trả lời chính xác còn phải đợi giới lịch sử và học giả tìm kiếm, khảo chứng và nghiên cứu thêm nữa. Ảnh minh họa Càn Long tuần thú Giang Nam.

Theo Tuyết Mai/Kiến thức

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/bi-mat-dong-troi-ve-me-de-cua-hoang-de-can-long/20190910031929558