Bản hòa điệu của nghệ thuật gốm Bắc - Nam

Ngày 31-7, tại trụ sở Hội Mỹ thuật TPHCM (đường Pasteur, phường Võ Thị Sáu, quận 3) đã khai mạc triển lãm 'Giao lưu gốm hội tụ Bắc - Nam hai miền'. Triển lãm kéo dài đến hết ngày 6-8-2024.

Triển lãm “Giao lưu gốm hội tụ Bắc - Nam hai miền” là điểm giao thoa mới của nghệ thuật gốm, nơi những bố cục táo bạo, kỹ thuật tinh xảo và những dòng men độc đáo cùng phô diễn

Triển lãm “Giao lưu gốm hội tụ Bắc - Nam hai miền” là điểm giao thoa mới của nghệ thuật gốm, nơi những bố cục táo bạo, kỹ thuật tinh xảo và những dòng men độc đáo cùng phô diễn

Triển lãm trưng bày và giới thiệu 115 tác phẩm của 57 nghệ sĩ với nhiều thể loại, từ điêu khắc, gốm nghệ thuật đến phù điêu, tranh gốm mỹ thuật, gốm ứng dụng… mang đến một không gian sáng tạo mới mẻ, đầy cảm xúc cho người yêu nghệ thuật gốm Việt Nam. Đây cũng là hoạt động sơ kết trại sáng tác gốm TPHCM năm 2024.

 Cắt băng khai mạc triển lãm “Giao lưu gốm hội tụ Bắc Nam hai miền”

Cắt băng khai mạc triển lãm “Giao lưu gốm hội tụ Bắc Nam hai miền”

Đặc biệt, triển lãm giới thiệu đến công chúng cuộc hòa điệu thú vị giữa các dòng gốm đặc sắc của hai miền Bắc - Nam như: gốm Hương Canh (Vĩnh Phúc), Phù Lãng (Bắc Ninh) nổi bật với vẻ thô ráp, mộc mạc, trong khi gốm Bát Tràng (Hà Nội), Đồng Nai, Bình Dương lại rực rỡ, mướt mắt. Tất cả như một bản hòa ca sống động, kết hợp tinh hoa gốm truyền thống với tinh thần phóng khoáng của đời sống đương đại.

 Triển lãm “Giao lưu gốm hội tụ Bắc Nam hai miền” là điểm giao thoa mới của nghệ thuật gốm, nơi những bố cục táo bạo, kỹ thuật tinh xảo và những dòng men độc đáo cùng phô diễn

Triển lãm “Giao lưu gốm hội tụ Bắc Nam hai miền” là điểm giao thoa mới của nghệ thuật gốm, nơi những bố cục táo bạo, kỹ thuật tinh xảo và những dòng men độc đáo cùng phô diễn

Bạn Phan Lương Ý Nhi - một người tham quan triển lãm, chia sẻ: “Em rất thích các tác phẩm trong triển lãm, có nhiều tác phẩm mang đậm bản sắc văn hóa như hình ảnh bà mẹ Việt Nam, hoa sen, các vật linh như con trâu, con mèo, cá chép, và phong cảnh thiên nhiên nhưng cách thể hiện lại rất mới, rất độc đáo.”

 Tác phẩm Góc khuất của Nguyễn Quang Hoàng

Tác phẩm Góc khuất của Nguyễn Quang Hoàng

Họa sĩ Lương Lưu Biên, thành viên CLB gốm Sài Gòn, chia sẻ: “Gốm khi nung có độ co giãn khó lường, yêu cầu về kỹ thuật và kiến thức về từng loại đất phải rất chắc. Là một họa sĩ làm gốm, tôi thấy đây là một cuộc dạo chơi thú vị, không chuyên nên không biết sau khi nung, gốm sẽ có hình dáng và màu sắc ra sao. Mọi thứ trong tác phẩm lần này đều rất ngẫu hứng và cảm xúc.”

 Tác phẩm “Nghê” của Nguyễn Văn Chung

Tác phẩm “Nghê” của Nguyễn Văn Chung

Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Tiên, Chủ tịch Hội Mỹ thuật TPHCM, cho biết: “Triển lãm lần này cho thấy hai phong cách rất khác biệt. Các tác phẩm của các tác giả phía Bắc thường thiên về tạo hình điêu khắc với hình khối đơn giản do các nghệ nhân làm gốm vốn xuất thân là các nhà điêu khắc. Trong khi đó, gốm phía Nam lại do các nghệ nhân xuất thân chủ yếu là họa sĩ nên sản phẩm thường có màu sắc mới lạ, rực rỡ, tạo hình phóng khoáng và ngẫu hứng”

 Tác phẩm “Mẹ và con” của Minh Thư

Tác phẩm “Mẹ và con” của Minh Thư

Thông qua những tác phẩm trưng bày, có thể thấy bên cạnh việc giữ gìn giá trị truyền thống, các tác giả đã không ngừng sáng tạo, mang tính ứng dụng cao và phù hợp với thị hiếu hiện đại. Sản phẩm gốm đương đại không chỉ là đồ gia dụng mà còn là tác phẩm nghệ thuật, ứng dụng trong trang trí nội thất. Sự sáng tạo này đã mở ra hướng đi mới, giúp gốm Việt Nam đến gần hơn với công chúng, thị trường trong nước và quốc tế.

>> Một số tác phẩm trưng bày tại triển lãm:

 Tác phẩm “Tứ thố hợp hoa” của Lê Nguyễn Phú Thiện

Tác phẩm “Tứ thố hợp hoa” của Lê Nguyễn Phú Thiện

 Tác phẩm “Bánh chưng” của Vũ Trung Tần

Tác phẩm “Bánh chưng” của Vũ Trung Tần

 Cụm tác phẩm “Mộng hoang đàng” của Lương Lưu Biên

Cụm tác phẩm “Mộng hoang đàng” của Lương Lưu Biên

BÍCH NGÂN

Nguồn SGGP: https://sggp.org.vn/ban-hoa-dieu-cua-nghe-thuat-gom-bac-nam-post751927.html