Bài 1: Nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và liên tục của Đảng

Thực tiễn đã chứng minh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là công việc thường xuyên, liên tục ở tất các các thời kỳ cách mạng.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là nhiệm vụ hệ trọng, sống còn, có ý nghĩa quyết định thành bại của sự nghiệp cách mạng. Nhận thức sâu sắc về điều đó, Đảng ta đã từng bước xây dựng được trận địa bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng với nhiều tầng, lớp; phát huy sức mạnh của “thế trận lòng dân”; xây dựng phương thức tác chiến cả về phòng ngự và tấn công.

Tuy nhiên, trước những diễn biến mới của tình hình quốc tế; sự phát triển nhanh chóng của Internet, mạng xã hội và trí tuệ nhân tạo; sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch, trận địa bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng cần phải tiếp tục được củng cố, bổ sung lực lượng chuyên sâu, tinh nhuệ và thay đổi phương thức tác chiến.

Lịch sử hơn 94 năm của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ta luôn gắn liền với nhiệm vụ lãnh đạo cách mạng, đó là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục ở tất các các thời kỳ và ngày càng được chú ý coi trọng.

Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác xây dựng Đảng

Thực tiễn đã chứng minh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là công việc thường xuyên, liên tục ở tất các các thời kỳ cách mạng.

Thời kỳ 1930-1945, trong điều kiện Đảng và nhân dân ta chưa giành được chính quyền cách mạng, chủ yếu phải hoạt động bí mật nhưng Đảng ta vẫn chủ động đấu tranh với các thế lực phản động, thù địch trong và ngoài nước, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin không ngừng lan tỏa, ngày càng thấm sâu vào thực tiễn cách mạng Việt Nam.

Thực tiễn đã chứng minh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là công việc thường xuyên, liên tục ở tất các các thời kỳ cách mạng

Thực tiễn đã chứng minh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là công việc thường xuyên, liên tục ở tất các các thời kỳ cách mạng

Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công (8/1945), trận địa bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng cũng được mở rộng. Để giảm sự chống phá của kẻ thù, ngày 11/11/1945, Đảng ta tuyên bố “tự giải tán” mà thực chất là rút vào hoạt động bí mật dưới danh nghĩa là Hội Nghiên cứu chủ nghĩa Mác. Tháng 3/1951, Đảng ra công khai với tên Đảng Lao động Việt Nam, tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng chiến đang bước vào giai đoạn quyết liệt, dẫn tới chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” vào tháng 7/1954, kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Thời kỳ 1954-1975, Đảng ta không ngừng đấu tranh với tư tưởng sai lầm tả khuynh trong cải cách ruộng đất và biểu hiện tư tưởng sai lầm trong nhóm “Nhân văn - Giai phẩm”; khắc phục tàn dư tư tưởng lạc hậu và chiến tranh tâm lý của địch; chống tư tưởng bi quan, sợ hy sinh gian khó, sợ kháng chiến lâu dài; đấu tranh chống tư tưởng xuyên tạc, bôi đen, đòi xét lại những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin.

Thời kỳ 1975-1985, Đảng ta tập trung đấu tranh chống âm mưu của địch phá hoại về tư tưởng, văn hóa; kiên quyết, chủ động đập tan âm mưu, thủ đoạn chiến tranh tâm lý của kẻ thù; đấu tranh với tư tưởng tiêu cực, hoang mang, hoài nghi vào chế độ cộng sản và các hiện tượng tiêu cực trong hoạt động kinh tế - xã hội.

Thời kỳ đổi mới đất nước (từ năm 1986 đến nay), Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh chống âm mưu “diễn biến hòa bình”, chủ nghĩa xét lại và chủ nghĩa cơ hội; đấu tranh chống lại sự phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng, sự phủ nhận thành tựu của các nước xã hội chủ nghĩa; phủ nhận vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản, kêu gọi “đa nguyên chính trị”, “đa đảng đối lập”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ…

Bối cảnh mới phải xây dựng trận địa mới

Từ năm 2016 đến nay, cục diện thế giới và khu vực đã và đang có những diễn biến đặc biệt phức tạp và nhiều thách thức. Báo cáo chính trị tại Đại hội XII của Đảng (tháng 1/2016) đánh giá: “Trên thế giới, trong những năm tới tình hình sẽ còn nhiều diễn biến rất phức tạp, nhưng hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn. Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục được đẩy mạnh. Hợp tác, cạnh tranh, đấu tranh và sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các nước, nhất là giữa các nước lớn ngày càng tăng... Tình hình chính trị - an ninh thế giới thay đổi nhanh chóng, diễn biến rất phức tạp, khó lường... Cục diện thế giới theo xu hướng đa cực, đa trung tâm diễn ra nhanh hơn. Các nước lớn điều chỉnh chiến lược, vừa hợp tác, thỏa hiệp, vừa cạnh tranh, đấu tranh, kiềm chế lẫn nhau, tác động mạnh đến cục diện thế giới và các khu vực. Những biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa cường quyền áp đặt, chủ nghĩa thực dụng ngày càng nổi lên trong quan hệ quốc tế. Các thể chế đa phương đứng trước những thách thức lớn. Các nước đang phát triển, nhất là những nước vừa và nhỏ đang đứng trước những cơ hội và khó khăn, thách thức lớn trên con đường phát triển. Trong bối cảnh đó, tập hợp lực lượng, liên kết, cạnh tranh, đấu tranh giữa các nước trên thế giới và khu vực vì lợi ích của từng quốc gia tiếp tục diễn ra rất phức tạp”.

Việc lợi dụng mạng xã hội để vu khống, bôi nhọ, xúc phạm uy tín của các cơ quan, tổ chức, nhân phẩm cá nhân, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội diễn ra rất phức tạp

Việc lợi dụng mạng xã hội để vu khống, bôi nhọ, xúc phạm uy tín của các cơ quan, tổ chức, nhân phẩm cá nhân, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội diễn ra rất phức tạp

8 năm qua, nhiều vấn đề mới nổi, biến chuyển rất nhanh chóng, vượt ra ngoài dự báo, các xáo trộn diễn ra mạnh mẽ, nhiều yếu tố rủi ro xuất hiện, các chính sách đối ngoại giữa các nước có sự điều chỉnh, thay đổi liên tục. Đặc biệt là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) đã diễn ra một cách nhanh chóng và chưa từng có trong lịch sử nhân loại với đặc trưng là các hệ thống điều khiển và Robot; các hệ thống liên kết thế giới thực và thế giới ảo do sự đột phá của khoa học công nghệ dựa trên nền tảng công nghệ số tích hợp công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất. Điểm “đòn bẩy” là AI (trí tuệ nhân tạo), công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa (Robot), công nghệ Internet kết nối vạn vật (IoT), Internet kết nối dịch vụ (IoS), sự phát triển nhảy vọt của các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Youtube, Twitter, Instagram, TikTok, Telegram…

Không gian mạng không còn là “thế giới ảo” nữa mà đã trở thành nơi để đại đa số công dân trên toàn cầu chia sẻ tâm tư, tình cảm, nguyện vọng; thể hiện quan điểm, thái độ về các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; “thị trường” rộng lớn với đa dạng các loại hàng hóa và đông đảo thành phần, đối tượng kinh doanh, mua - bán; đặc biệt, đây là một trong những môi trường tác chiến mới, được rất nhiều nước, trong đó có Việt Nam hết sức coi trọng.

Ngày 25/7/2018, Bộ Chính trị (khóa XII) đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng”. Nghị quyết chỉ rõ: “Cùng với các môi trường trên bộ, trên không, trên biển, vũ trụ, không gian mạng đã trở thành môi trường tác chiến thứ năm, làm thay đổi phương thức tiến hành chiến tranh, xuất hiện các hình thức chiến tranh mới, tác động sâu sắc tới quốc phòng, an ninh, hòa bình của quốc gia, khu vực và thế giới”.

Nói cách khác, không gian mạng đó là “lãnh thổ đặc biệt”, nơi diễn ra các hoạt động của một “xã hội đặc biệt”, mang đầy đủ các đặc tính của xã hội hiện thực. Cũng chính bởi thế mà các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị luôn xác định không gian mạng là “mũi thọc sâu” trên “hướng tiến công” chủ yếu, nhằm vào trận địa tư tưởng của Đảng thông qua một loại “vũ khí đặc biệt” đó là thông tin xấu, độc.

Sau sự tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu, Mỹ và một số nước phương Tây đặt mục tiêu tiếp theo là xóa sổ các nước xã hội chủ nghĩa còn lại và làm tan rã nốt các Đảng Cộng sản. Việt Nam được xác định là một trọng điểm trong mục tiêu đó, trong đó chúng xác định là làm sao sớm xóa bỏ được vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, lật đổ được chính quyền cách mạng để thay đổi chế độ chính trị ở nước ta.

Nội dung của quan điểm sai trái, thù địch là tập trung chống phá nhằm để phủ nhận, xuyên tạc giá trị khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin; tách rời, đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lênin; phủ nhận vai trò lãnh đạo, xuyên tạc lịch sử Đảng; xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh; kêu gọi “đa nguyên chính trị”, “đa đảng đối lập”, đòi “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang; phủ nhận thành tựu cách mạng Việt Nam do Đảng lãnh đạo; thổi phồng khuyết điểm, hạ thấp và phủ nhận thành tựu đổi mới đất nước; xuyên tạc, bội nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước…

Bối cảnh mới, đòi hỏi chúng ta phải củng cố trận địa bảo vệ nền tảng tư tưởng đã có, xây dựng thế trận bảo vệ mới, tăng cường lực lượng chuyên trách, chuyên sâu… Để đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ đặc biệt quan trọng này, ngày 22/10/2018, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 35-NQ/TW về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”.

Bài 2: Xây dựng “thế trận 35”

Đại tá, nhà báo Đỗ Phú Thọ - Ban chỉ đạo 35 Quân ủy Trung ương

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/bai-1-nhiem-vu-quan-trong-thuong-xuyen-va-lien-tuc-cua-dang-342431.html