Ba sứ mệnh chinh phục vũ trụ dự kiến thực hiện đầu năm 2022

Trong những tháng đầu năm 2022, NASA, SpaceX... sẽ tích cực chuẩn bị cho việc thực hiện sứ mệnh chinh phục vũ trụ đã lên kế hoạch từ lâu.

1. SpaceX chuẩn bị cho chuyến bay thử nghiệm bước ngoặt cho nguyên mẫu Starship SN20. Đây là một trong những sứ mệnh chinh phục vũ trụ dự kiến thực hiện đầu năm 2022. Vào ngày 29/12/2021, nguyên mẫu Starship SN20 tiến hành thử nghiệm "cháy tĩnh" tại địa điểm Starbase của SpaceX ở Nam Texas. Khi ấy, động cơ Raptor đốt cháy trong thời gian cố định trên mặt đất.

1. SpaceX chuẩn bị cho chuyến bay thử nghiệm bước ngoặt cho nguyên mẫu Starship SN20. Đây là một trong những sứ mệnh chinh phục vũ trụ dự kiến thực hiện đầu năm 2022. Vào ngày 29/12/2021, nguyên mẫu Starship SN20 tiến hành thử nghiệm "cháy tĩnh" tại địa điểm Starbase của SpaceX ở Nam Texas. Khi ấy, động cơ Raptor đốt cháy trong thời gian cố định trên mặt đất.

Cuộc thử nghiệm này nhằm chuẩn bị cho chiến dịch phóng nguyên mẫu SN20 trong chuyến bay thử nghiệm quỹ đạo đầu tiên của chương trình Starship trong những tháng đầu năm 2022.

Cuộc thử nghiệm này nhằm chuẩn bị cho chiến dịch phóng nguyên mẫu SN20 trong chuyến bay thử nghiệm quỹ đạo đầu tiên của chương trình Starship trong những tháng đầu năm 2022.

Ban đầu, chuyến cất cánh mang tính bước ngoặt có lịch trình là vào tháng 1 hoặc 2/2022. Tuy nhiên, kế hoạch sẽ được thực hiện sớm nhất có thể là vào đầu tháng 3/2022 vì Cục Hàng không Liên bang Mỹ đã chuyển ngày hoàn tất đánh giá môi trường Starbase từ 31/12/2021 sang ngày 28/2/2022.

Ban đầu, chuyến cất cánh mang tính bước ngoặt có lịch trình là vào tháng 1 hoặc 2/2022. Tuy nhiên, kế hoạch sẽ được thực hiện sớm nhất có thể là vào đầu tháng 3/2022 vì Cục Hàng không Liên bang Mỹ đã chuyển ngày hoàn tất đánh giá môi trường Starbase từ 31/12/2021 sang ngày 28/2/2022.

Chuyến bay quỹ đạo sắp tới sẽ chứng kiến SN20 phóng bằng tên lửa Super Heavy Booster 4 có 29 động cơ Raptor. Nếu mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch thì Booster 4 sẽ rơi xuống vịnh Mexico ít lâu sau khi cất cánh và SN20 sẽ bay thẳng vào quỹ đạo sau đó đáp xuống gần đảo Kauai của Hawaii.

Chuyến bay quỹ đạo sắp tới sẽ chứng kiến SN20 phóng bằng tên lửa Super Heavy Booster 4 có 29 động cơ Raptor. Nếu mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch thì Booster 4 sẽ rơi xuống vịnh Mexico ít lâu sau khi cất cánh và SN20 sẽ bay thẳng vào quỹ đạo sau đó đáp xuống gần đảo Kauai của Hawaii.

2. Sứ mệnh phi hành gia tư nhân đầu tiên của NASA và Axiom tới Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS. Axiom Space có trụ sở tại Houston, bang Texas, Mỹ đã công bố sứ mệnh không gian đầu tiên do tư nhân tổ chức, với chuyến du lịch đầu tiên lên Trạm Không gian Quốc tế giá 55 triệu USD/người.

2. Sứ mệnh phi hành gia tư nhân đầu tiên của NASA và Axiom tới Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS. Axiom Space có trụ sở tại Houston, bang Texas, Mỹ đã công bố sứ mệnh không gian đầu tiên do tư nhân tổ chức, với chuyến du lịch đầu tiên lên Trạm Không gian Quốc tế giá 55 triệu USD/người.

Sứ mệnh đầu tiên có tên Axiom Mission 1 hay còn gọi Ax-1 sẽ do cựu phi hành gia của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) Michael López-Alegría dẫn đầu. Doanh nhân người Mỹ Larry Connor sẽ là người điều khiển tàu vũ trụ, dự kiến là Crew Dragon của hãng SpaceX và thời gian phóng lên vũ trụ dự kiến là vào ngày 28/2/2022 tại Cape Canaveral, bang Florida, Mỹ.

Sứ mệnh đầu tiên có tên Axiom Mission 1 hay còn gọi Ax-1 sẽ do cựu phi hành gia của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) Michael López-Alegría dẫn đầu. Doanh nhân người Mỹ Larry Connor sẽ là người điều khiển tàu vũ trụ, dự kiến là Crew Dragon của hãng SpaceX và thời gian phóng lên vũ trụ dự kiến là vào ngày 28/2/2022 tại Cape Canaveral, bang Florida, Mỹ.

Nhà đầu tư người Canada Mark Pathy và nhà đầu tư người Israel Eytan Stibbe sẽ là hai thành viên cuối cùng trong chuyến bay đầu tiên. Bốn người sẽ trải qua 8 ngày ở khoang của Mỹ thuộc ISS, thực hiện một loạt các nghiên cứu và dự án thiện nguyện hợp tác với Viện Y tế Mayo và Cleveland.

Nhà đầu tư người Canada Mark Pathy và nhà đầu tư người Israel Eytan Stibbe sẽ là hai thành viên cuối cùng trong chuyến bay đầu tiên. Bốn người sẽ trải qua 8 ngày ở khoang của Mỹ thuộc ISS, thực hiện một loạt các nghiên cứu và dự án thiện nguyện hợp tác với Viện Y tế Mayo và Cleveland.

3. NASA sẽ phóng siêu tên lửa đến Mặt Trăng. Theo thông báo ngày 22/10/2021, lịch phóng được dời từ tháng 11/2021 sang ngày 12/2/2022 nếu các thử nghiệm cuối cùng tiến triển thuận lợi. Khi được tiến hành, hệ thống phóng vũ trụ (SLS) sẽ trở thành tên lửa đầu tiên bay tới Mặt Trăng kể từ sau chương trình Apollo.

3. NASA sẽ phóng siêu tên lửa đến Mặt Trăng. Theo thông báo ngày 22/10/2021, lịch phóng được dời từ tháng 11/2021 sang ngày 12/2/2022 nếu các thử nghiệm cuối cùng tiến triển thuận lợi. Khi được tiến hành, hệ thống phóng vũ trụ (SLS) sẽ trở thành tên lửa đầu tiên bay tới Mặt Trăng kể từ sau chương trình Apollo.

SLS sẽ bay vòng quanh Mặt Trăng trong nhiệm vụ Artemis 1 không người lái. SLS là tên lửa NASA phát triển để đưa phi hành gia đến Mặt Trăng, sao Hỏa và nhiều địa điểm xa hơn trong chương trình Artemis.

SLS sẽ bay vòng quanh Mặt Trăng trong nhiệm vụ Artemis 1 không người lái. SLS là tên lửa NASA phát triển để đưa phi hành gia đến Mặt Trăng, sao Hỏa và nhiều địa điểm xa hơn trong chương trình Artemis.

Mục đích chính mà chương trình hướng tới là đưa phi hành gia trở lại Mặt Trăng sớm nhất là vào năm 2024 nhằm thiết lập căn cứ dài hạn ở vệ tinh của Trái Đất. Nếu SLS có thể cất cánh trong khoảng thời gian 12 - 27/2/2022, nhiệm vụ Artemis sẽ kéo dài khoảng 6 tuần.

Mục đích chính mà chương trình hướng tới là đưa phi hành gia trở lại Mặt Trăng sớm nhất là vào năm 2024 nhằm thiết lập căn cứ dài hạn ở vệ tinh của Trái Đất. Nếu SLS có thể cất cánh trong khoảng thời gian 12 - 27/2/2022, nhiệm vụ Artemis sẽ kéo dài khoảng 6 tuần.

Mời độc giả xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV TSTC.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/ba-su-menh-chinh-phuc-vu-tru-du-kien-thuc-hien-dau-nam-2022-1645120.html