Anh nông dân nuôi 'con vật hiền khô' mê nước, nhẹ nhàng lãi 1 tỷ đồng

Nhờ chăm chỉ và không ngại khó, một anh nông dân ở Thái Bình thu lãi 1 tỷ nhờ nuôi con quen thuộc trong vườn nhà.

Những năm gần đây, nhiều hộ nông dân tận dụng đất trống xung quanh nhà để thực hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả và có doanh thu hàng trăm thậm chí tiền tỷ nhờ chăn nuôi gà, gà, vịt; thả cá, ốc bươu đen, trồng hoa màu…

Thấy nuôi cá rô đồng công chăm sóc không nhiều, chi phí thấp, thu nhập cao so với nhiều mô hình chăn nuôi khác nên anh Bùi Văn Suy ở Thái Bình mạnh dạn đầu tư vào chăn nuôi cá rô đồng. Không ngờ sau một thời gian chăm chỉ gia đình anh có doanh thu tiền tỷ mỗi năm.

Nói về bí quyết làm giàu với báo Thái Bình anh Suy tâm sự: Nuôi cá rô đồng không khó, chú ý đến nguồn nước, vệ sinh nguồn nước sạch sẽ. Nhờ dám nghĩ dám làm và chăm chỉ, gia đình anh Suy đầu tư diện tích nuôi cá rô đồng nhiều nhất của xã với hơn 1,2 mẫu.

Một năm 2 vụ cá rô đồng, anh nông dân này cầm chắc lãi hơn 1 tỷ đồng. Ảnh: Báo Thái Bình.

Trước khi nuôi "con vật hiền khô này" này, gia đình anh Suy cũng giống như những hộ dân khác ở địa phương chủ yếu nuôi cá trắm, cá chép nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Với mong muốn mà giàu tại quê hương anh Suy bắt đầu tìm hiểu những loại cá để nhằm chuyển đổi trong phát triển kinh tế.

Sau một thời gian học hỏi, anh nông dân này nhận thấy nhu cầu tiêu thụ cá rô đồng ngày càng lớn, giá ổn định nên ông quyết tâm chuyển đổi. Gia đình ông quyết tâm đầu tư chăm sóc 1,2 mẫu ao nuôi cá rô đồng. Theo anh Suy với 1,2 mẫu nuôi cá rô đồng, trừ chi phí một lứa có thể thu lãi từ 500 - 600 triệu đồng. Một năm 2 vụ, nếu giá cá ổn định ở mức 50.000 đồng/kg như năm nay (năm 2023) thì gia đình tôi cầm chắc lãi hơn 1 tỷ đồng.

Đáng chú ý thời gian thu hoạch cá rô đồng cũng nhanh, chỉ khoảng 4 - 5 tháng. Năm nay giá cá rô đồng thương phẩm tăng 1,5 lần so với năm ngoái, giá từ 40.000 - 50.000 đồng/kg.

Nếu chăm sóc đúng kỹ thuật và làm tốt khâu khử khuẩn nguồn nước, nuôi cá rô đồng cho giá trị kinh tế rất cao, 1 sào ao nuôi cá rô như năm nay cho thu nhập từ 60 triệu đồng trở lên, cao hơn nhiều so với nuôi các loại cá truyền thống.

Không chỉ riêng anh Suy, thời gian qua trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình cũng có nhiều hộ dân thành công với mô hình nuôi cá rô đồng.

Là một loại cá quen thuộc giá cũng khá đắt đỏ nhưng với hương vị đậm đà nên cá rô đồng được nhiều người lựa chọn.

Nuôi cá rô đồng không quá khó cũng như doanh thu tốt, do đó để nâng cao giá trị, một số địa phương đã hình thành cơ sở chế biến cá rô đồng cung cấp nguồn nguyên liệu cho các quán canh cá từ đó hình thành chuỗi sản xuất khép kín từ nuôi đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

Chia sẻ về mô hình khởi nghiệp thành công nhờ nuôi cá rô đồng, ông Đỗ Tiến Công, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình cho hay: Với những lợi thế từ việc nuôi cá rô đồng, thời gian tới, huyện cùng với các địa phương tiếp tục tạo điều kiện trong việc chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi, hỗ trợ người dân kỹ thuật để nâng cao giá trị diện tích đất sử dụng, góp phần nâng cao đời sống người dân, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

Cách nuôi cá rô đồng hiệu quả, đạt hiệu quả kinh tế cao

- Về đặc tính cá rô: Cá rô đồng là loài cá dữ, ăn tạp, nhưng nghiêng về động vật. Ở trong môi trường tự nhiên, rô đồng thường ăn tôm, tép, cá con, phù du phiêu sinh vật, động vật không xương sống, côn trùng, hạt cỏ, thóc và các phụ phẩm nông nghiệp.

- Cá rô thường sinh sản vào mùa mưa: Cá rô cái có chiều dài 12 cm trở lên là có thể sinh sản. Đầu mùa mưa cá di chuyển từ nơi sinh sống đến những nơi vừa ngập nước sau những cơn mưa lớn, nơi có mực nước 30 - 40 cm để sinh sản. Sức sinh sản cá đạt 30- 40 vạn trứng/kg cá cái. Trứng cá thuộc loại trứng nổi và có màu vàng, thông tin trên cổng thông tin điện tử tỉnh Kon Tum.

- Về ao nuôi cá: Nuôi cá rô cần có ao nuôi, mực nước ao sâu 1,2 - 1,5 m. Ao nuôi phải gần nguồn nước và có cống để chủ động cấp thoát nước. Mặt ao phải thoáng, không có bóng cây che, bờ ao không bụi rậm. Bờ ao cao hơn mực nước và nên có lưới cao 0,2- 0,4m bao quanh bờ ao để phòng ngừa cá ra ngoài. Trước khi thả cá, ao phải được bơm cạn nước, bắt hết cá tạp, lấp hang hốc, nạo vét bùn đáy ao nhưng còn chừa lại lớp bùn dày 15 - 20 cm; vệ sinh sạch cây cỏ quanh bờ ao; bón vôi 7 - 10 kg/100 m2. Sau khi phơi ao từ 3- 5 ngày, tiến hành lấy nước vào 1/3 ao.

- Cá rô giống: Về cá giống khi thả có kích thước 5 - 6 cm, trọng lượng trung bình 250 - 300 con/kg (cá mập, khỏe, không xây xát, không dị hình, không bệnh tật). Mật độ nuôi: nuôi bán thâm canh thả 15 - 20 con/m2; nuôi thâm canh thả 30 - 40 con/m2. Cá rô có thể thả nuôi quanh năm nếu chủ động được nước và con giống (trong một ao có thể nuôi 2 vòng trong năm). Khi thả cá, bà con nên thả cá vào ao nuôi lúc sáng sớm (6 - 7h) hay chiều mát (16 - 18h) nhằm tránh nhiệt độ cao của môi trường sẽ ảnh hưởng xấu đến cá do cá bị mệt trong quá trình vận chuyển. Nếu vận chuyển cá bằng bao nilon có bơm oxy, trước khi thả cá ra, thả bao nilon trên mặt nước 10 - 15 phút tạo cân bằng nhiệt độ nước bên trong bao và ngoài ao nuôi tránh cá bị sốc do chênh lệch nhiệt độ. Khi thả, mở miệng bao cho cá ra từ từ. Nếu vận chuyển bằng phương tiện hở như thau, xô… trước khi thả cho nước vào từ từ đến khi nước ngập đầy dụng cụ chứa, cho cá tự bơi ra đến hết.

- Những loại thức ăn cho cá rô gồm: Cám gạo, cám ngô, tấm... và bột cá (cá tươi hoặc các phế phẩm của nhà máy chế biến thủy sản) xay nhỏ.

+ Tỉ lệ thức ăn: 60% cám + 40% bột cá hay cá tươi xay. Khẩu phần ăn bằng 5 - 7% trọng lượng đàn cá/ngày. Thức ăn được kết dính bằng bột hay nấu chín, vo viên và đặt trong sàn ăn.

+ Mỗi ngày cho ăn 2 lần vào sáng sớm (6 - 7h) và chiều mát (16- 18h), mỗi lần 1/2 khẩu phần ngày. Ngoài thức ăn trên, chúng ta nên bổ sung và tận dụng thêm các thức ăn dư thừa từ chăn nuôi, các loại rau cỏ hoăc các chất thải từ trong chăn nuôi.

- Thường xuyên kiển tra ao cá: Khi nuôi, bà con nên thường xuyên kiểm tra cống, lưới bao quanh bờ ao nếu có hư rách phải sửa vá ngay, đặc biệt chú ý vào giai đoạn cá có trứng (cá có thể dùng nắp mang leo lên bờ thoát ra ngoài).

- Thu hoạch: Sau 4 - 5 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng 50 - 100 g/con thì thu hoạch. Khi thu hoạch nên thu hết một lần (tát cạn ao, bắt hết cá). Sau đó ao được cải tạo lại để chuẩn bị đợt nuôi kế tiếp. Cũng có thể thu tỉa bằng cách dùng lưới kéo hay tát cạn bắt những con cá lớn có giá trị thương phẩm cao để bán, những con cá còn nhỏ để lại nuôi tiếp.

Trúc Chi (t/h)

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/anh-nong-dan-nuoi-con-vat-hien-kho-me-nuoc-nhe-nhang-lai-1-ty-dong-a658555.html