Xây dựng một Cộng đồng gắn bó hơn với tương lai sẻ chia giữa Trung Quốc và ASEAN

Quan hệ Trung Quốc-ASEAN đã trở thành một trong những mối quan hệ năng động và hiệu quả nhất giữa ASEAN và các đối tác đối thoại.

Quan chức cao cấp ASEAN-Trung Quốc họp tham vấn lần thứ 25 ngày 29/5/2019. (Nguồn: VGP News)

Trung Quốc và các quốc gia ASEAN là láng giềng gần gũi núi liền núi, sông liền sông. Trong 29 năm quan hệ đối tác đối thoại, đặc biệt là 17 năm quan hệ đối tác chiến lược, hai bên đã thiết lập các cơ chế đối thoại và hợp tác ở các cấp độ và lĩnh vực khác nhau, vượt qua nhiều cuộc khủng hoảng lớn, trong đó có các cuộc khủng hoảng tài chính châu Á và thế giới, các đợt bùng phát cúm và dịch SARS. Mối quan hệ không ngừng lớn mạnh và hợp tác thực chất đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân Trung Quốc và các nước ASEAN. Quan hệ Trung Quốc-ASEAN đã trở thành một trong những mối quan hệ năng động và hiệu quả nhất giữa ASEAN và các đối tác đối thoại.

Năm nay, thế giới đã phải đối mặt với một đại dịch không lường trước do chủng mới virus corona gây ra, ảnh hưởng nặng nề tới các quốc gia trong khu vực. Để chiến thắng cuộc chiến chống lại đại dịch và giảm thiểu tác động kinh tế và xã hội đối với các quốc gia trong khu vực, Trung Quốc đã tích cực ủng hộ việc tổ chức Hội nghị Cấp cao Đặc biệt trực tuyến ASEAN+3 giữa các nước ASEAN với các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản về ứng phó Covid-19, và là quốc gia đầu tiên cùng ASEAN tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Đặc biệt về Covid-19 và đã tổ chức một số hội nghị bộ trưởng trong lĩnh vực y tế, và kinh tế và các cuộc họp trực tuyến ở cấp chuyên gia.

Điều này chứng minh tình hữu nghị giữa Trung Quốc và ASEAN hỗ trợ lẫn nhau và cùng nhau vượt qua những cuộc khủng hoảng lớn, nhất quán với tinh thần quan trọng mà Chủ tịch Tập Cận Bình đã khởi xướng là xây dựng một cộng đồng với tương lai sẻ chia cho nhân loại. Đồng thời, mặc dù đại dịch đã có tác động mạnh mẽ tới thương mại toàn cầu, khối lượng trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN đã tăng trưởng trong quý một. ASEAN đã vượt EU trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc. Điều đó minh chứng cho sự tự cường và tiềm năng hợp tác kinh tế và thương mại của Trung Quốc và ASEAN.

Trung Quốc luôn coi ASEAN là một ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng. Trung Quốc cam kết hợp tác với ASEAN hướng tới mối quan hệ đối tác chiến lược cấp cao và một cộng đồng gần gũi với một tương lai sẻ chía. Trung Quốc ủng hộ mạnh mẽ việc xây dựng Cộng đồng ASEAN, vai trò trung tâm của ASEAN trong hợp tác khu vực và một vai trò lớn hơn của ASEAN trong các vấn đề khu vực và quốc tế. Trên cơ sở triển khai đồng thuận đã đạt được, Trung Quốc hy vọng hợp tác với ASEAN để thúc đẩy hợp tác trong những lĩnh vực sau:

Một là, tăng cường gắn kết trong các kế hoạch chiến lược. Thúc đẩy chiến lược mạnh mẽ hơn giữa Sáng kiến Vành đai và Con đường và Kế hoạch Tổng thể Kết nối ASEAN 2025 theo định hướng của Tầm nhìn Đối tác Chiến lược ASEAN-Trung Quốc tới 2030, củng cố khuôn khổ hợp tác “3+X” và tăng cường hợp tác trong cả ba trụ cột chính trị an ninh, kinh tế thương mại và hợp tác giao lưu nhân dân nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược Trung Quốc-ASEAN lên một tầm cao mới.

Hai là, tạo ra những điểm nhấn hợp tác. Tận dụng cơ hội Năm ASEAN-Trung Quốc Hợp tác trong Kinh tế số để mở rộng hợp tác trong những lĩnh vực mới gồm kinh tế số, thương mại điện tử, thành phố thông minh, 5G đồng thời thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế và thương mại truyền thống. Cùng hợp tác để xây dựng một mối quan hệ đối tác kinh tế biển xanh Trung Quốc-ASEAN và tăng cường hợp tác trong việc sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên đại dương nhằm thúc đẩy hợp tác chiến lược ASEAN-Trung Quốc.

Ba là, củng cố giao lưu nhân dân. Hỗ trợ hơn nữa các chương trình trao đổi giao lưu nhân dân trong khi triển khai các biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh cần thiết và tận dụng Chương trình Học bổng Lãnh đạo trẻ ASEAN-Trung Quốc để tăng cường giao lưu giữa người dân, đặc biệt là giới trẻ và làm sâu sắc hiểu biết chung, tình hữu nghị và mối liên kết.

Bốn là, nêu cao chủ nghĩa đa phương. Đại dịch đã làm gia tăng yếu tố bất ổn và bất định trong bối cảnh toàn cầu. Xu hướng bảo hộ và chủ nghĩa đơn phương đang đem lại những thách thức to lớn đối với những nguyên tắc đa phương, trật tự quốc tế và tình hình khu vực. Ủng hộ chủ nghĩa đa phương là lợi ích chung của Trung Quốc và các nước ASEAN cùng chia sẻ. Chúng ta cần đề cao sự cởi mở tính bao trùm và hợp tác cùng có lợi và cùng nhau chống lại mọi hình thức của chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ.

Năm là, bảo vệ hòa bình và ổn đinh khu vực. Thúc đẩy đàm phán COC đồng thời vượt qua những hành động can thiệp, cùng xây dựng một bộ luật biển của khu vực. Thúc đẩy mở rộng trao đổi và hợp tác trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh và thực thi luật pháp và xử lý mọi hình thức về thách thức an ninh mà khu vực đang đối mặt.

Sáu là, tăng cường các nỗ lực chung nhằm ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh và hợp tác y tế công cộng. Tại thời điểm này, tiếp tục củng cố những thành tựu trong vượt qua dịch bệnh và tối thiểu hóa những tác đọng kinh tế và xã hội là một mục tiêu quan trọng của tất cả quốc gia ở khu vực.

Trung Quốc và ASEAN cần thực thi đồng thuận đã đạt được và thúc đẩy nỗ lực chung nhằm ngăn ngừa và kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh và tìm kiếm các cơ chế hợp tác dài hạn nhằm xây dựng một cộng đồng y tế công cộng với tương lai sẻ chia cho nhân loại. Chúng ta phải thúc đẩy một hệ thống y tế công cộng và quản trị an ninh toàn cầu với Liên hợp quốc ở vị trí trung tâm, thúc đẩy hợp tác và phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới (WHO), và hỗ trợ WHO đóng một vai trò dẫn dắt trong hợp tác quốc tế chống đai dịch. Chúng ta phải cùng nhau triển khai các bước đi cần thiết để đảm bảo các chuỗi công nghiệp toàn cầu và chuỗi cung ứng trong giai đoạn hậu dịch bệnh được ổn định và thông suốt, hoàn tất ký kết RCEP trong năm nay và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững ở Đông Á.

Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba. (Ảnh: Tuấn Anh)

Việt Nam hiện đang là Chủ tịch ASEAN và cũng là một đối tác quan trọng của Trung Quốc. Năm nay, Việt Nam đã phát huy vai trò tích cực khi là Chủ tịch ASEAN. Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với Trung Quốc khi tổ chức Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN+3 về Covid-19 và Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Đặc biệt ASEAN-Trung Quốc về Covid-19 và đã có những nỗ lực tích cực trong chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác chống dịch bệnh. Điều này là động lực chính trong thúc đẩy thương mại Trung Quốc-ASEAN. Việt Nam đã đóng vai trò thúc đẩy quan trọng làm tăng trưởng thương mại Trung Quốc-ASEAN giúp ngăn đà suy thoái của thương mại toàn cầu trong bối cảnh đại dịch.

Trung Quốc ủng hộ Việt Nam hoàn thành cương vị Chủ tịch ASEAN và hy vọng hợp tác với Việt Nam để làm “trơn tru” chu kỳ kinh tế đối với các nền kinh tế của chúng ta và tại khu vực, thúc đẩy hợp tác kinh tế, ủng hộ chủ nghĩa đa phương và thương mại tự do, và trao đổi về những hình thức hợp tác mới trong trạng thái “bình thường mới” với nhằm sớm nối lại công việc và sản xuất bình thường, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tiếp tục các nỗ lực làm sâu sắc thêm nội hàm mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa Trung Quốc và Việt Nam, và thúc đẩy sự tăng trưởng lành mạnh và ổn định trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN.

Hùng Ba

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/xay-du-ng-mo-t-co-ng-do-ng-ga-n-bo-hon-vo-i-tuong-lai-se-chia-giu-a-trung-quo-c-va-asean-121090.html