Việt Nam sở hữu vũ khí nào bảo vệ chủ quyền biển đảo?

Trong hàng chục năm qua, Đảng – Nhà nước liên tục đầu tư quy mô lớn hiện đại hóa trang bị cho lực lượng không quân và hải quân Việt Nam đủ sức bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Ngày 9/2/2007, BCH TƯ khóa 10 ban hành Nghị quyết về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” với mục tiêu tổng quát, đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cụ thể hóa các mục tiêu này trong lĩnh vực an ninh-quốc phòng, Đảng và nhà nước đã ban hành nhiều văn bản để quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới, vùng biển đảo của Tổ quốc, giữ gìn an ninh trật tự trên khu vực biên giới biển. Qua 10 năm triển khai, Chiến lược biển giúp Việt Nam đạt được các thành tựu quan trọng. Nguồn ảnh: Báo Gia Lai

Về bảo vệ chủ quyền biển đảo, Việt Nam cơ bản đảm bảo được các mục tiêu cơ bản trên Biển Đông là giữ được môi trường hòa bình, ổn định để tập trung phát triển kinh tế; bảo vệ được chủ quyền lãnh thổ đã có, quyền chủ quyền và quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo luật pháp quốc tế; tranh thủ thúc đẩy quan hệ nhiều mặt với các nước và bạn bè quốc tế, góp phần gia tăng vị thế Việt Nam. Nguồn ảnh: TTXVN

Quan hệ đối tác, hợp tác quốc tế về quốc phòng được mở rộng. Các đối tác quan trọng của Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ… cung cấp, hỗ trợ tàu tuần tra, nâng cao năng lực giám sát biển cho nước ta. Năm 2018, lần đầu tiên Việt Nam tham gia tập trận RIMPAC. Tàu chiến của các nước ghé thăm cảng của Việt Nam với tần suất nhiều hơn, đa dạng hơn như sự kiện tàu chiến Nga thăm cảng Cam Ranh, tàu chiến Pháp cập cảng Sài Gòn, tàu chiến Anh, Nhật thăm Việt Nam cũng trong năm 2018. Nguồn ảnh: TTXVN

Về nâng cao năng lực quốc phòng, nhờ chương trình hiện đại hóa quy mô bài bản, đến nay Hải quân Nhân dân Việt Nam và Không quân Nhân dân Việt Nam đã có trong tay hàng loạt vũ khí chiến lược, thuộc hàng tiên tiến nhất thế giới có khả năng bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo đất nước. Nguồn ảnh: TTXVN

Cụ thể, với hải quân, Đảng – Nhà nước đầu tư trang bị cho hải quân ta Lữ đoàn tàu ngầm hiện đại trang bị 6 chiếc Kilo 636 – loại tàu ngầm tấn công động cơ diesel-điện tiên tiến nhất hiện nay do Nga sản xuất. Nguồn ảnh: TTXVN

Các tàu ngầm trang bị hỏa lực rất mạnh gồm ngư lôi 533mm và đặc biệt là tên lửa hành trình Kalibr có khả năng tiến công các mục tiêu nằm sâu trong đất liền (300km) và mục tiêu trên mặt biển với tầm bắn tới 220km. Nguồn ảnh: TTXVN

Hải quân cũng đã có trong trang bị các tàu hộ vệ tên lửa hiện đại hơn 2.000 tấn gồm: 011 Đinh Tiên Hoàng; 012 Lý Thái Tổ; 015 Trần Hưng Đạo; 016 Quang Trung. Đặc biệt, tàu 015 và 016 được coi là các chiến hạm mặt nước hiện đại nhất của hải quân ta hiện nay. Nguồn ảnh: TTXVN

Chiến hạm Trần Hưng Đọa và Quang Trung có chiều dài 102,4 m, rộng 14,7 m, mớm nước 5,6 m, lượng giãn nước toàn tải 2.200 tấn, tốc độ tối đa 29 hải lý/giờ (53 km/giờ), phạm vi hoạt động 7.000 km, thời gian hoạt động liên tục trên biển 20 ngày. Tàu có khả năng tìm diệt các tàu mặt nước của đối phương từ xa ở cự ly đến 130 km, chỉ với 1 - 2 quả tên lửa. Hoặc bất kể một đầu tự dẫn tên lửa hay máy bay, trực thăng nào lao vào tàu đều trở thành mồi cho tổ hợp pháo - tên lửa phòng không đa năng Palma, tốc độ bắn 10.000 phát/phút với tầm bắn đến 8.000 m, làm nhiệm vụ bảo vệ toàn bộ tuyến phòng không cho tàu và biên đội tác chiến. Nguồn ảnh: TTXVN

Với sự đầu tư bài bản, Việt Nam cũng tự lực chế tạo thành công 6 tàu tên lửa hiện đại do Nga thiết kế. Các tàu 500 tấn này trang bị tới 16 tên lửa hành trình có tầm bắn hơn 130km, có thể nhấn chìm bất cứ chiến hạm cỡ lớn nào của đối phương. Nguồn ảnh: TTXVN

Về không quân, Đảng – Nhà nước rất nỗ lực mua sắm cho quân đội các máy bay tiêm kích hiện đại hàng đầu thế giới Su-30MK/MK2 (36 chiếc). Nguồn ảnh: Báo PK-KQ

Ngoài ra, chúng ta còn có trong tay các tiêm kích đa năng chiếm ưu thế trên không đáng gờm Su-27SK/UBK được đầu tư mua sắm từ những năm 1990. Nguồn ảnh: Báo PK-KQ

Và hàng chục máy bay tiêm kích – bom Su-22M4 do Liên Xô (cũ) sản xuất vẫn đáp ứng tốt yêu cầu tác chiến biển cùng đội ngũ phi công trẻ nhưng dày dạn kinh nghiệm. Nguồn ảnh: Báo PK-KQ

Về lực lượng phòng thủ bờ biển và khu vực đảo gần bờ được đầu tư trang bị hệ thống vũ khí phòng thủ hiện đại hàng đầu khu vực và thế giới. Ví dụ như hệ thống tên lửa bờ K-300P Bastion-P, hiện chỉ có Việt Nam – Nga – Syria có trong tay thứ vũ khí nguy hiểm với mọi tàu mặt nước này. K-300P bắn ra những quả đạn hành trình siêu âm có tầm phóng 300km, độ chính xác gần như tuyệt đối và đối phương không thể đánh chặn. Nguồn ảnh: TTXVN

Việt Nam cũng là quốc gia duy nhất trong khu vực trang bị tổ hợp tên lửa bờ biển 4K44 Redut với tên lửa hành trình P-35B đạt tầm bắn xa nhất 460km, tốc độ siêu Mach 4. Một phát bắn của nó đủ sức nhấn chìm một tàu khu trục hoặc tuần dương hạm. Nguồn ảnh: TTXVN

Ngoài ra, chúng ta còn có trong tay hệ thống pháo phản lực có điều khiển EXTRA và Accular có tầm bắn lần lượt 150km và 40km có thể sử dụng để phòng thủ đảo. Nguồn ảnh: TTXVN

Video thượng cờ hai tàu hộ vệ tên lửa 015 Trần Hưng Đạo và 016 Quang Trung. Nguồn: VTC1

Hoàng Lê (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/viet-nam-so-huu-vu-khi-nao-bao-ve-chu-quyen-bien-dao-1265371.html