Việt Nam hoàn toàn có thể học theo Azerbaijan: Dùng An-2 đánh S-300

Ấn phẩm Clash Report vừa mới được xuất bản có nêu rõ cách Azerbaijan sử dụng máy bay An-2, để tiêu diệt tên lửa phòng không S-300 của Armenia trong cuộc xung giữa hai nước hồi cuối năm ngoái.

Trong cuộc xung đột giữa Armenia và Azerbaijan, một loạt các tổ hợp phòng không S-300 hiện đại của Armenia đã bị tiêu diệt. Điều đáng nói là, máy bay vận tải An-2 của Azerbaijan đã đóng góp rất nhiều công sức vào chiến tích đáng nhớ này.

Ấn phẩm Clash Report vừa mới xuất bản có nêu rõ cách đánh tổ hợp tên lửa phòng không S-300 đã được Azerbaijan sử dụng. Điều đáng nói đó là, cách đánh sáng tại này lại khá đơn giản, có thể được không quân nhiều quốc gia trên thế giới - trong đó có Việt Nam - vận dụng trong thực chiến.

Cụ thể, việc tiêu diệt một tổ hợp tên lửa phòng không S-300 bao gồm 5 bước. Quan trọng nhất, đó là các máy bay vận tải An-2 của Azerbaijan, cần được hoán cải thành phiên bản điều khiển từ xa trước.

Các phi công của Không quân Azerbaijan, sẽ cất cánh máy bay An-2 khỏi đường băng, bay vào khu vực vùng trời khả nghi có phòng không S-300 của đối phương trấn giữ.

Khi đã ổn định đường bay, các phi công sẽ nhảy dù thoát ly ra ngoài, máy bay An-2 với tốc độ chậm, phản xạ radar lớn sẽ bị S-300 dễ dàng tóm sống và phóng tên lửa tiêu diệt.

Ngay khi tổ hợp S-300 phóng tên lửa tiêu diệt máy bay An-2 của Azerbaijan, vị trí của tổ hợp tên lửa S-300 đã bị lộ hoàn toàn bởi các sóng điện từ mà nó phát ra để dẫn đường cho tên lửa. Chiếc An-2 có thể sẽ bị tiêu diệt, nhưng số phận của khẩu đội S-300 cũng đã được định đoạt.

Khi có được vị trí chính xác của tổ hợp tên lửa S-300, các máy bay không người lái TB2 Bayraktar sẽ nhanh chóng tiếp cận, phóng tên lửa hoặc cắt bom chính xác để tiêu diệt mục tiêu.

Đây được coi là cách thức cực kỳ đơn giản, khi Azerbaijan sử dụng mồi nhử là vận tải cơ An-2 điều khiển từ xa, để "dụ rắn ra khỏi hang", sau đó tung máy bay không người lái hiện đại vào cuộc để tiêu diệt mục tiêu.

Máy bay vận tải An-2, là một trong những loại vận tải cơ hạng nhẹ thành công nhất thế giới, tuy nhiên lại đã có tuổi đời cao, không còn được sử dụng rộng rãi và có giá thành rất rẻ.

Việc cải tạo máy bay An-2 thành UAV điều khiển từ xa, sử dụng vào nhiệm vụ cảm tử để dụ tên lửa của đối phương lộ diện, được coi là nước đi cực kỳ thông minh của Azerbaijan trong suốt cuộc chiến.

Xét về giá thành, rõ ràng một chiếc máy bay An-2 cùng với hệ thống điều khiển từ xa, sẽ rẻ hơn nhiều so với một tổ hợp tên lửa phòng không S-300 hiện đại và đắt đỏ, mà Armenia sở hữu.

Việc thiết kế hệ thống điều khiển từ xa cho An-2 cũng được cho là không quá phức tạp. Vì đơn giản, hệ thống này không đủ tinh vi, vẫn cần phi công trực tiếp điều khiển máy bay cất cánh. Hệ thống tự lái giản đơn này chỉ giúp chiếc An-2 ổn định đường bay, cho tới khi bị S-300 phóng tên lửa tiêu diệt. Đây là lý do, tại sao nhiều quốc gia đang sở hữu An-2 trên thế giới - trong đó có cả Việt Nam, hoàn toàn có thể học theo cách đánh đầy sáng tạo này. Nguồn ảnh; Pinterest.

Việt Nam từng cải tiến thành công máy bay vận tải An-26 thành máy bay ném bom chiến lược, khiến đối phương phải kinh sợ. Nguồn: QPVN.

Trần Trân

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/viet-nam-hoan-toan-co-the-hoc-theo-azerbaijan-dung-an-2-danh-s-300-1546920.html