Vì sao Hà Nội chìm trong sương mù dày đặc ?

Từ chiều tối qua đến sáng nay Hà Nội tràn ngập trong sương mù, độ ẩm cũng tăng mạnh. Nếu như mọi năm, theo quy luật của thời tiết, hình thái nồm ẩm bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 4, thì năm nay ngay từ tháng 1 đã xuất hiện nồm ẩm .

Chưa năm nào ngay từ trong năm thời tiết đã nồm ẩm nhiều đến vậy. Vậy trạng thái này kéo dài bao lâu?

Theo Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn, thời tiết Hà Nội hôm nay (2/2) sẽ tiếp tục mưa nhỏ, mưa phùn về đêm và sáng ở Đông Bắc Bộ kéo dài đến ngày 8/2 (tức 29 Tết), đồng thời trời tiếp tục ấm lên, khiến tình trạng nồm ẩm thêm tồi tệ.

Trung tâm khí tượng thủy văn cũng cho biết, khối không khí lạnh chi phối miền Bắc đã suy yếu và lệch ra phía Đông, tạo lớp gió đông nam đưa ẩm từ biển vào đất liền, gây mưa nhỏ, mưa phùn, sương mù cho các tỉnh thành phía Đông dãy Hoàng Liên Sơn.

Khối không khí lạnh chi phối miền Bắc đã suy yếu và lệch ra phía Đông, tạo lớp gió đông nam đưa ẩm từ biển vào đất liền, gây mưa nhỏ, mưa phùn, sương mù

Khối không khí lạnh chi phối miền Bắc đã suy yếu và lệch ra phía Đông, tạo lớp gió đông nam đưa ẩm từ biển vào đất liền, gây mưa nhỏ, mưa phùn, sương mù

Dự báo từ 2/2 đến 7/2, khu vực phía Đông dãy Hoàng Liên Sơn tiếp tục có mưa nhỏ, mưa phùn trộn lẫn sương mù về đêm và sáng. Độ ẩm tương đối trong không khí xấp xỉ mức bão hòa 100%.

Độ ẩm tương đối trong không khí xấp xỉ mức bão hòa 100%.

Độ ẩm tương đối trong không khí xấp xỉ mức bão hòa 100%.

Về trưa và chiều, mưa tạnh, trời ấm lên, có lúc hửng nắng, nhiệt độ cao nhất tăng lên mức 22 - 25 độ C.

Nguyên nhân vì sao có hiện tượng nồm ẩm?

Lý giải về hiện tượng này các chuyên gia cho biết, do ngoài trời ấm dần nhưng nhiệt độ trong nhà vẫn chưa tăng kịp, kết hợp với độ ẩm cao, lượng hơi nước ngưng tụ trên các bề mặt nhiều hơn, nhất là ở các khu nhà thấp tầng, gây ra nồm ẩm.

Nồm nên sương mờ bao phủ khắp nơi

Nồm nên sương mờ bao phủ khắp nơi

Mưa phùn buổi sáng, về chiều trời tạnh ráo và hửng nắng ấm là điều kiện thuận lợi gây hiện tượng nồm ẩm.

Dự báo từ 8/2 (tức ngày 29 Tết), nồm ẩm chấm dứt khi một khối không khí lạnh mạnh tràn xuống gây mưa rét cho miền Bắc.

Không gian nồm ẩm, dễ gây bệnh, cách phòng chống?

Thời tiết nồm ẩm là môi trường mà virus, vi khuẩn sinh sôi, phát triển dẫn đến tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, các bệnh về đường tiêu hóa, một số bệnh ngoài da và dị ứng gia tăng.

Quần áo phơi lâu khô, thức ăn dễ bị ôi thiu, nấm mốc. Ngoài ra, nồm ẩm còn gây hại cho đồ nội thất, các thiết bị điện tử trong nhà.

- Luôn đóng kín cửa: Nhiều người có thói quen mở cửa để đón gió nhằm giúp nhà thoáng hơn và mong gió sẽ làm khô sàn. Nhưng những cơn gió mang độ ẩm cao thổi vào nhà chỉ khiến nhà thêm ẩm ướt.

- Không bật quạt: Hơi gió không làm cho mọi thứ khô ráo hơn mà còn làm hơi nước ngưng tụ khiến độ ẩm trong nhà càng tăng cao. Vì vậy, không nên bật quạt trong ngày nồm ẩm.

- Dùng giẻ khô lau sàn là một cách thấm hút giúp sàn nhà nhanh khô hơn.

- Ngừng nguồn ẩm bằng cách sửa chữa những chỗ bị rò rỉ nước trong nhà.

- Bố trí quạt thông gió phòng bếp và phòng tắm để không khí được thông thoáng.

- Giảm độ ẩm trong nhà bằng máy hút ẩm, điều hòa: Độ ẩm lý tưởng khoảng 40 - 60%.

Nguồn Hà Nội TV: https://hanoionline.vn/vi-sao-ha-noi-chim-trong-suong-mu-day-dac--217842.htm