Vãn cảnh Đền Hùng ngày Tết

Khu Di tích lịch sử Đền Hùng nằm trên ngọn núi Nghĩa Lĩnh, hay còn gọi là núi Hùng, là mảnh đất địa linh, nơi hội tụ hồn thiêng sông núi, nơi thờ tự các Vua Hùng đã có công dựng nước.

Các ngôi đền thờ vua Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh (còn gọi là núi Cả theo địa phương hay các tên khác là núi Hùng, núi Hy Cương), có độ cao 175m so với mặt nước biển. Đứng trên đỉnh cao Nghĩa Lĩnh, chúng ta có thể bao quát toàn bộ một vùng rộng lớn với cảnh đẹp của sơn thủy hữu tình. Tương truyền rằng vua Hùng đã đi khắp mọi miền rồi mới về đây chọn làm đất đóng đô.

Không phải chờ đến ngày giỗ Tổ mùng 10-3 âm lịch, ngay từ những ngày đầu năm, người dân từ khắp mọi miền đã tới Phú Thọ để thắp nén tâm hương, nhớ về nguồn cội, tri ân tổ tiên với lòng thành kính. Đồng thời, đây cũng là dịp để chúng ta tìm hiểu về giá trị lịch sử của các di tích, công trình trong khu di tích.

Báo QĐND Online xin giới thiệu hình ảnh người dân đến thăm Đền Hùng nhân dịp Tết vừa qua.

 Khởi đầu của chuyến hành trình thăm Khu di tích lịch sử Đền Hùng chính là cổng đền (Đại Môn) được xây dựng vào thời Khải Định năm thứ 2 (1917). Cổng xây kiểu vòm cuốn cao 8,5m, 2 tầng 8 mái, lợp giả ngói ống. Tầng dưới có một cửa vòm cuốn lớn, đầu cột trụ cổng tầng trên có cửa vòm nhỏ hơn, 4 góc tầng mái trang trí rồng, đắp nổi hai con nghê. Giữa cột trụ và cổng đắp nổi phù điêu hai võ sĩ. Giữa tầng một có đề bức đại tự: “Cao sơn cảnh hành” (Lên núi cao nhìn xa rộng) hay còn có người dịch là “Cao sơn cảnh hạnh” (Đức lớn như núi cao).

Khởi đầu của chuyến hành trình thăm Khu di tích lịch sử Đền Hùng chính là cổng đền (Đại Môn) được xây dựng vào thời Khải Định năm thứ 2 (1917). Cổng xây kiểu vòm cuốn cao 8,5m, 2 tầng 8 mái, lợp giả ngói ống. Tầng dưới có một cửa vòm cuốn lớn, đầu cột trụ cổng tầng trên có cửa vòm nhỏ hơn, 4 góc tầng mái trang trí rồng, đắp nổi hai con nghê. Giữa cột trụ và cổng đắp nổi phù điêu hai võ sĩ. Giữa tầng một có đề bức đại tự: “Cao sơn cảnh hành” (Lên núi cao nhìn xa rộng) hay còn có người dịch là “Cao sơn cảnh hạnh” (Đức lớn như núi cao).

 Đền Hạ được xây dựng lại trên nền đất cũ vào thế kỷ XVII – XVIII. Kiến trúc kiểu chữ Nhị gồm hai tòa tiền bái và hậu cung, mỗi tòa ba gian, cách nhau 1,5m. Kiến trúc đơn sơ kèo cầu suốt, bẩy gối vào đầu kèo làm cho mái sau dài hơn mái trước. Đốc xây liền tường với đốc Hậu cung, hai bên đắp phù điêu, một bên voi, một bên ngựa. Bờ nóc phẳng, không trang trí mỹ thuật. Mái lợp ngói mũi, địa phương gọi là ngói mũi lợn. Tương truyền nơi đây, Mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, sau nở thành 100 người con trai, nguồn gốc “đồng bào” (cùng bọc) được bắt nguồn từ đây. Dấu tích giếng “Mắt Rồng” là nơi Mẹ Âu Cơ ấp trứng nay vẫn còn ở phía sau đền.

Đền Hạ được xây dựng lại trên nền đất cũ vào thế kỷ XVII – XVIII. Kiến trúc kiểu chữ Nhị gồm hai tòa tiền bái và hậu cung, mỗi tòa ba gian, cách nhau 1,5m. Kiến trúc đơn sơ kèo cầu suốt, bẩy gối vào đầu kèo làm cho mái sau dài hơn mái trước. Đốc xây liền tường với đốc Hậu cung, hai bên đắp phù điêu, một bên voi, một bên ngựa. Bờ nóc phẳng, không trang trí mỹ thuật. Mái lợp ngói mũi, địa phương gọi là ngói mũi lợn. Tương truyền nơi đây, Mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, sau nở thành 100 người con trai, nguồn gốc “đồng bào” (cùng bọc) được bắt nguồn từ đây. Dấu tích giếng “Mắt Rồng” là nơi Mẹ Âu Cơ ấp trứng nay vẫn còn ở phía sau đền.

 Còn được gọi là Hùng Vương Tổ miếu, đền được xây theo kiểu hình chữ nhất, có 3 gian quay về hướng nam, dài 7,2m, rộng 3,7m. Mái hiên cao 1,8m, không có cột kèo, cầu quá giang gối vào tường, bít đốc tường hậu, phía trước mở 3 cửa. Tương truyền đây là nơi các Vua Hùng cùng Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn ngắm cảnh thiên nhiên và họp bàn việc nước. Nơi đây Vua Hùng thứ 6 đã nhường ngôi cho Lang Liêu – người con hiếu thảo vì đã có công làm ra bánh chưng, bánh dày.

Còn được gọi là Hùng Vương Tổ miếu, đền được xây theo kiểu hình chữ nhất, có 3 gian quay về hướng nam, dài 7,2m, rộng 3,7m. Mái hiên cao 1,8m, không có cột kèo, cầu quá giang gối vào tường, bít đốc tường hậu, phía trước mở 3 cửa. Tương truyền đây là nơi các Vua Hùng cùng Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn ngắm cảnh thiên nhiên và họp bàn việc nước. Nơi đây Vua Hùng thứ 6 đã nhường ngôi cho Lang Liêu – người con hiếu thảo vì đã có công làm ra bánh chưng, bánh dày.

 Đền Thượng được đặt trên đỉnh núi Hùng, có tên chữ là “Kính thiên lĩnh điện” (Điện cầu trời) hay còn có tên là “Cửu trùng tiên điện” (Điện giữa chín tầng mây). Đền được làm kiểu chữ Vương, kiến trúc đơn giản, kèo cầu, không có chạm trổ, được xây dựng qua bốn cấp khác nhau. Tương truyền rằng, Vua Hùng thường lên đỉnh núi để tiến hành nghi lễ tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp thờ trời đất, thờ thần lúa, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhân khang vật thịnh. Tục truyền đây còn là nơi Vua Hùng thứ 6 lập đàn cầu trời ban cho người tài ra giúp nước đánh giặc Ân. Sau khi Thánh Gióng đánh tan giặc và bay về trời, Vua Hùng cho lập đền thờ vọng trên đỉnh núi. Về sau, nhân dân đặt thêm bài vị Vua Hùng vào thờ cúng.

Đền Thượng được đặt trên đỉnh núi Hùng, có tên chữ là “Kính thiên lĩnh điện” (Điện cầu trời) hay còn có tên là “Cửu trùng tiên điện” (Điện giữa chín tầng mây). Đền được làm kiểu chữ Vương, kiến trúc đơn giản, kèo cầu, không có chạm trổ, được xây dựng qua bốn cấp khác nhau. Tương truyền rằng, Vua Hùng thường lên đỉnh núi để tiến hành nghi lễ tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp thờ trời đất, thờ thần lúa, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhân khang vật thịnh. Tục truyền đây còn là nơi Vua Hùng thứ 6 lập đàn cầu trời ban cho người tài ra giúp nước đánh giặc Ân. Sau khi Thánh Gióng đánh tan giặc và bay về trời, Vua Hùng cho lập đền thờ vọng trên đỉnh núi. Về sau, nhân dân đặt thêm bài vị Vua Hùng vào thờ cúng.

 Người dân từ mọi miền tới thăm Khu Di tích lịch sử Đền Hùng để dâng nén tâm hương nhớ về nguồn cội, tri ân tổ tiên với lòng thành kính.

Người dân từ mọi miền tới thăm Khu Di tích lịch sử Đền Hùng để dâng nén tâm hương nhớ về nguồn cội, tri ân tổ tiên với lòng thành kính.

 Lăng Hùng Vương tương truyền là mộ của Vua Hùng thứ 6. Lăng mộ nằm ở phía đông Đền Thượng, có vị trí đầu đội sơn, chân đạp thủy, mặt quay theo hướng Đông Nam. Xưa là mộ đất, thời Tự Đức năm thứ 27 (1870) cho xây mộ dựng lăng và được trùng tu lại vào thời Khải Định năm thứ 7 (1922). Lăng hình vuông, cột liền tường, có đao cong 8 góc, tạo thành 2 tầng mái. Ba mặt Tây, Đông, Nam đều có cửa vòm, 2 bên cửa đều đắp kỳ lân, xung quanh có tường bao quanh, trang trí hoa, chất liệu bằng đá. Trong lăng có mộ Vua Hùng. Mộ xây hình hộp chữ nhật dài 1,3m, rộng 1,8m, cao 1m. Mộ có mái mui luyện. Phía trên ba mặt lăng đều có đề: Hùng Vương lăng (Lăng Hùng Vương).

Lăng Hùng Vương tương truyền là mộ của Vua Hùng thứ 6. Lăng mộ nằm ở phía đông Đền Thượng, có vị trí đầu đội sơn, chân đạp thủy, mặt quay theo hướng Đông Nam. Xưa là mộ đất, thời Tự Đức năm thứ 27 (1870) cho xây mộ dựng lăng và được trùng tu lại vào thời Khải Định năm thứ 7 (1922). Lăng hình vuông, cột liền tường, có đao cong 8 góc, tạo thành 2 tầng mái. Ba mặt Tây, Đông, Nam đều có cửa vòm, 2 bên cửa đều đắp kỳ lân, xung quanh có tường bao quanh, trang trí hoa, chất liệu bằng đá. Trong lăng có mộ Vua Hùng. Mộ xây hình hộp chữ nhật dài 1,3m, rộng 1,8m, cao 1m. Mộ có mái mui luyện. Phía trên ba mặt lăng đều có đề: Hùng Vương lăng (Lăng Hùng Vương).

 Tương truyền là nơi hai công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa (con gái của Vua Hùng thứ 18) thường soi gương, vấn tóc khi theo cha đi kinh lý qua vùng này. Hai bà có công dạy dân trồng lúa nước và trị thủy nên được nhân dân lập đền thờ phụng muôn đời. Đền được xây dựng vào thế kỷ XVIII, theo hướng Đông Nam, kiến trúc kiểu chữ công. Tại đây, vào sáng ngày 19-9-1945, trong buổi nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong chuẩn bị về tiếp quản Thủ đô, Bác căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Hiện trước ngôi đền có một văn bia tạc lại lời dạy của Người.

Tương truyền là nơi hai công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa (con gái của Vua Hùng thứ 18) thường soi gương, vấn tóc khi theo cha đi kinh lý qua vùng này. Hai bà có công dạy dân trồng lúa nước và trị thủy nên được nhân dân lập đền thờ phụng muôn đời. Đền được xây dựng vào thế kỷ XVIII, theo hướng Đông Nam, kiến trúc kiểu chữ công. Tại đây, vào sáng ngày 19-9-1945, trong buổi nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong chuẩn bị về tiếp quản Thủ đô, Bác căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Hiện trước ngôi đền có một văn bia tạc lại lời dạy của Người.

 Du khách ngắm nhìn đàn cá trong hồ phía trước Đền Giếng.

Du khách ngắm nhìn đàn cá trong hồ phía trước Đền Giếng.

 Được bắt đầu xây dựng vào năm 2001 và khánh thành tháng 12-2004. Đường đi lên đền được xây bằng 553 bậc đá Hải Lựu. Đền được xây dựng trên núi ốc Sơn (núi Vặn) theo kiến trúc truyền thống với cột, xà, hoành, dui bằng gỗ lim, mái được lợp bằng ngói mũi hài, tường bằng gạch bát. Đền chính có diện tích 137m2, làm theo kiểu chữ Đinh. Bên cạnh đền chính có nhà Tả vũ, nhà Hữu vũ, nhà Bia, Trụ biểu, Tứ trụ, cổng Tam quan, nhà tiếp khách và hoa viên. Trong đền có tượng thờ Mẹ Âu Cơ và hai Lạc hầu, Lạc tướng.

Được bắt đầu xây dựng vào năm 2001 và khánh thành tháng 12-2004. Đường đi lên đền được xây bằng 553 bậc đá Hải Lựu. Đền được xây dựng trên núi ốc Sơn (núi Vặn) theo kiến trúc truyền thống với cột, xà, hoành, dui bằng gỗ lim, mái được lợp bằng ngói mũi hài, tường bằng gạch bát. Đền chính có diện tích 137m2, làm theo kiểu chữ Đinh. Bên cạnh đền chính có nhà Tả vũ, nhà Hữu vũ, nhà Bia, Trụ biểu, Tứ trụ, cổng Tam quan, nhà tiếp khách và hoa viên. Trong đền có tượng thờ Mẹ Âu Cơ và hai Lạc hầu, Lạc tướng.

MINH NGÂN

Nguồn QĐND: https://www.qdnd.vn/van-hoa-giao-duc/doi-song-van-hoa/van-canh-den-hung-ngay-tet-608802