Tục viếng mộ tiên tổ chiều 30 Tết ở 1 vùng quê

Những nén tâm nhang thành kính dâng lên tiên tổ, ông bà (và những người đã khuất khác) trong chiều ngày 30 Tết dường như là 1 trong những việc làm không thể thiếu của các con, các cháu trên khắp các vùng miền của Tổ quốc.

Tết đến Xuân về, phong tục, tập quán ở mỗi vùng miền, mỗi địa phương có thể có những sự khác nhau nhất định, nhưng nhìn chung, chiều 30 Tết, thường là thời điểm mà ở nhiều nơi, các con, các cháu sẽ quy tụ, sửa soạn tấm lễ ra lăng mộ tổ tiên, ông bà thắp nén tâm nhang để tỏ lòng thành kính và nhớ về nguồn cội, giống nòi...

Một số hình ảnh PV Báo BVPL ghi lại ở 1 vùng quê trên mảnh đất Thành Nam.

Chiều 30 Tết thường sẽ là thời điểm mà ở nhiều nơi, con cháu sẽ tập trung sửa soạn tấm lễ để thắp nhén tâm nhang trước lăng mộ tổ tiên, ông bà.

Lễ vật thường là đĩa xôi, đĩa thịt, giấy tiền mã, vàng hương...

Những cây hoa cúc tốt tươi được trồng trước mộ.

Tấm bánh chưng; đĩa quả; đĩa muối và rượu... là những thứ không thể thiếu trong mâm lễ.

Hoa cúc vẫn là 1 trong những loại hoa được nhiều gia đình chọn lựa để trồng trước lăng mộ.

Con cháu quy tụ khấn vái tổ tiên, ông bà...

... Và cầu xin những điều tốt đẹp nhất cho con cháu.

Chăm chút từng nén nhang, từng nụ hoa cho lăng mộ của ông bà, tiên tổ.

Để thể hiện tấm lòng...

... và tình cảm với những người ruột thịt đã không còn.

Hóa (đốt) giấy tiền vàng mã là nghi thức cuối cùng để khép lại 1 buổi hành lễ của các con, các cháu trước lăng mộ tiên tổ, ông bà trong chiều 30 Tết.

Vũ Tính - Nguyễn Hải

Nguồn BVPL: https://baovephapluat.vn/van-hoa-xa-hoi/goc-van-hoa/tuc-vieng-mo-tien-to-chieu-30-tet-o-1-vung-que-101524.html