Trung Quốc bắt đầu thử nghiệm trộn vắc xin SinoVac và Inovio COVID-19

Khi các trường hợp mắc bệnh COVID-19 ở Trung Quốc tiếp tục gia tăng, cơ quan quản lý sản phẩm y tế của nước này đã phê duyệt các thử nghiệm một phương pháp điều trị kết hợp mới sử dụng cả vắc xin của Trung Quốc và của Mỹ.

Ảnh: AP

Bài liên quan

Thái Lan tranh giành thuốc điều trị COVID-19 khi vắc xin thiếu hụt

Biến chủng Lambda kháng vắc xin Covid-19 lan ra hàng loạt bang ở Mỹ

Nhiều người Mỹ nói dối để tiêm vắc xin tăng cường vì lo sợ COVID-19

Liên hợp quốc lo ngại về vắc xin COVID-19 chưa sử dụng

Cơ quan Quản lý Sản phẩm Y tế Quốc gia Trung Quốc (NMPA) đã cho phép các thử nghiệm địa phương về việc kết hợp hai loại vắc xin COVID-19 khác nhau để tạo ra hiệu ứng miễn dịch nâng cao: vắc xin Trung Quốc do SinoVac sản xuất và một loại vắc xin dựa trên DNA mới do công ty Mỹ Inovio phát triển.

Giám đốc điều hành Inovio J. Joseph Kim cho biết trong một thông cáo báo chí hôm thứ Hai rằng vắc xin của công ty này có thể dùng như “vắc xin chính và vắc xin tăng cường do khả năng dung nạp, phản ứng miễn dịch phản ứng chéo cân bằng và không cần bảo quản ở nhiệt độ quá lạnh".

Theo IEEE Spectrum, vắc xin của Inovio được phân phối theo một cách độc đáo: vì cách tiêm truyền thống được chứng minh là chỉ có tác dụng hạn chế, vắc xin của Inovio sử dụng một thiết bị dẫn điện đặc biệt tạo ra một cú sốc điện nhỏ khi tiêm. Cú sốc điện này kích hoạt các kênh tín hiệu của các tế bào giúp cơ thể tiếp nhận được nhiều vắc xin hơn.

Ông Wang Bin, chủ tịch của Advaccine Biopharmaceuticals Suzhou, tổ chức đối tác của Inovio tại Trung Quốc, nói thêm trong thông cáo rằng nghiên cứu tiền lâm sàng đề xuất rằng việc kết hợp cả hai “tạo ra phản ứng miễn dịch thậm chí còn mạnh hơn và cân bằng hơn”.

Các nghiên cứu vào tháng 6 ở Anh và tháng 7 ở Hàn Quốc về việc kết hợp vắc xin AstraZeneca với Pfizer đã chứng minh rằng việc tiêm vắc xin của AstraZeneca trước và sau đó là vắc xin của Pfizer mang lại lợi ích miễn dịch giống như việc tiêm 2 mũi Pfizer.

Theo Reuters, phát hiện này có nghĩa là các quốc gia do dự trong việc tiếp tục sử dụng vắc xin AstraZeneca do báo cáo về các cục máu đông ở một số người sau khi tiêm mũi thứ hai, có thể tiếp tục sử dụng vắc xin này cho các chiến dịch tiêm chủng của họ một cách an toàn.

Bà Julian Tang, nhà virus học lâm sàng tại Đại học Leicester của Anh, nói với tờ South China Morning Post rằng: “Thành công của việc kết hợp vắc xin AstraZeneca và vắc xin của Pfizer không có nghĩa các tổ hợp vắc xin khác cũng sẽ thành công và các nhà khoa học cần tiếp tục thử nghiệm".

Lợi ích của vắc xin tăng cường

Trong khi đó, SinoVac cũng báo cáo rằng kết quả từ thử nghiệm cho thấy việc tiêm mũi tiêm tăng cường sáu tháng sau liều thứ hai đã làm tăng đáng kể lượng kháng thể bảo vệ.

Công ty nói với tờ Global Times rằng: “Nghiên cứu cung cấp cơ sở khoa học quan trọng cho các nhà hoạch định chính sách để phát triển các chiến lược và kế hoạch về thời điểm tiêm liều tăng cường cho người cao tuổi".

Tổ chức Y tế Thế giới đã phê duyệt vắc xin SinoVac để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp vào tháng 6.

Theo Caixin Global, tính đến cuối tháng 6, Trung Quốc đã xuất khẩu 500 triệu vắc xin ra nước ngoài, phần lớn trong số đó sang châu Phi và châu Á. Hai châu lục này phần lớn không thể mua được các loại vắc xin đắt tiền do các hãng dược phẩm khổng lồ như Pfizer và Moderna sản xuất.

Trung Kiên

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/trung-quoc-bat-dau-thu-nghiem-tron-vac-xin-sinovac-va-inovio-covid-19-post149628.html