Nằm cách thành phố Sydney 224 km về phía Bắc, ngọn lửa Mount Wingen còn có tên Burning Mountain.
Sở dĩ nó có tên này là vì ngay dưới mặt đất của ngôi làng Wingen tồn tại một vỉa than đá cháy chạy dọc theo một ngọn núi.
Mỗi năm, vỉa than này nuôi dưỡng sự cháy cho Mount Wingen và từ từ di chuyển xuống phía dưới dọc theo ngọn núi với tốc độ 1m mỗi năm. Quá trình đốt cháy đã khiến cho màu đất không đồng màu tại khu vực này.
Núi Burning là vỉa than đốt tự nhiên duy nhất của Australia, cũng là mỏ than lâu đời nhất thế giới. Theo truyền thuyết địa phương, đó là những giọt nước mắt rực lửa của người phụ nữ bị Biami, thần bầu trời biến thành đá từ lâu.
Đối với những nhà thám hiểm, đó là dấu hiệu rõ ràng nhất của hoạt động núi lửa. Nhưng trên thực tế, đó là một vỉa than cháy chậm âm ỉ khoảng 30 mét dưới lòng đất.
Ngọn lửa ngầm này tồn tại ở độ sâu khoảng 30m dưới mặt đất. Giới khoa học ước tính nó đã cháy được 6000 năm. Dó đó, ngọn lửa Mount Wingen được xem là ngọn lửa than đá lâu đời nhất trên Trái đất.
Các nhà khoa học lo ngại, kể từ khi xuất hiện cách đây 6000 năm, ngọn lửa đã di chuyển được 6km. Với tốc độ này, ngọn lửa sẽ "tấn công" vùng ngoại ô Sydney trong khoảng 255.000 năm nữa.
Quá trình cháy chậm đã khiến đất bị bạc màu và bề mặt đất không bằng phẳng trên núi Wingen. Thảm thực vật trong khu vực cũng bị ảnh hưởng bởi đám cháy dưới lòng đất. Bằng chứng là khu vực ngày càng trơ trụi và cằn cỗi hơn.
Vì là ngọn lửa than đá lâu đời nhất trên Trái đất nên Mount Wingen vô hình chung thu hút sự hiếu kỳ của du khách quốc tế. Họ đến để tận mắt chứng kiến ngọn lửa ngầm cháy 6000 năm và nhìn khói lưu huỳnh độc hại bốc lên từ đám cháy.
Các nhà khoa học lo ngại, "kịch bản hoang tàn" tại Centralia sẽ tái diễn với khu vực Sydney - "Trái tim của bang New South Wales", mặc dù câu chuyện hiểm họa khó diễn ra trong một sớm một chiều.
Thùy Dung