Tiểu thương Hà Nội cũng đập nát hoa đào để tránh bị ép giá

Chiều 30 Tết, khách hàng trả giá quá rẻ trong khi đã lỗ rất nhiều, anh Quân đập bỏ hơn 10 cành hoa đào rừng để khỏi bị mặc cả và tránh người dân đến xin.

Chiều 30 Tết, các tiểu thương bán hoa tại quảng trường trước sân vận động Mỹ Đình (Hà Nội) phải dọn hàng để trả lại mặt bằng. Rất nhiều đào, quất, cây cảnh vẫn tồn đọng, chưa bán được.

Chiều 30 Tết, các tiểu thương bán hoa tại quảng trường trước sân vận động Mỹ Đình (Hà Nội) phải dọn hàng để trả lại mặt bằng. Rất nhiều đào, quất, cây cảnh vẫn tồn đọng, chưa bán được.

Nhiều tiểu thương áp dụng chính sách bán đồng giá và hạ giá quyết liệt để thanh lý nốt cây cảnh trước khi trời tối. Cây cam như thế này vốn có giá 2 triệu đồng nay bán giá 1 triệu đồng. Các cây quất thế đồng giá 500.000 đồng.

Nhiều tiểu thương áp dụng chính sách bán đồng giá và hạ giá quyết liệt để thanh lý nốt cây cảnh trước khi trời tối. Cây cam như thế này vốn có giá 2 triệu đồng nay bán giá 1 triệu đồng. Các cây quất thế đồng giá 500.000 đồng.

Một người bán hàng ở Hoài Đức, Hà Nội đang buộc lại cây để chở về nhà. Anh cho biết cây bưởi này nguyên gốc không đã có giá 3 triệu đồng, chưa kể công chăm bón, cắt ghép. Tuy vậy, nhiều người chỉ trả 2 đến 2,5 triệu đồng.

Một người bán hàng ở Hoài Đức, Hà Nội đang buộc lại cây để chở về nhà. Anh cho biết cây bưởi này nguyên gốc không đã có giá 3 triệu đồng, chưa kể công chăm bón, cắt ghép. Tuy vậy, nhiều người chỉ trả 2 đến 2,5 triệu đồng.

Chị Yến (Phú Diễn, Hà Nội) rơi vào hoàn cảnh “mất Tết” khi cây cảnh bán quá chậm khiến chị phải giám giá thấp hơn mức giá nhập để thanh lý.

Chị Yến (Phú Diễn, Hà Nội) rơi vào hoàn cảnh “mất Tết” khi cây cảnh bán quá chậm khiến chị phải giám giá thấp hơn mức giá nhập để thanh lý.

Cây trạng nguyên như thế này chị nhập giá 270.000 đồng một cây nhưng chiều nay chị bán giá 75.000 đồng một cây; vừa bán vừa cho mà khách vẫn mặc cả. Chị lỗ vài chục triệu đồng và xác định mất tết.

Cây trạng nguyên như thế này chị nhập giá 270.000 đồng một cây nhưng chiều nay chị bán giá 75.000 đồng một cây; vừa bán vừa cho mà khách vẫn mặc cả. Chị lỗ vài chục triệu đồng và xác định mất tết.

Anh Quân (Sóc Sơn, Hà Nội) quyết định đập bỏ hàng chục cành đào rừng Sa Pa. Anh cho biết mình đập để nói cho những người cứ 30 Tết ra chờ hoa bỏ đi để nhặt, xin về chơi lấy lộc là đừng nên như vậy.

Anh Quân (Sóc Sơn, Hà Nội) quyết định đập bỏ hàng chục cành đào rừng Sa Pa. Anh cho biết mình đập để nói cho những người cứ 30 Tết ra chờ hoa bỏ đi để nhặt, xin về chơi lấy lộc là đừng nên như vậy.

 Nhiều người chỉ trả 100.000-200.000 đồng cho một cành đào, không đủ giá nhập. Trong khi đó, giá nhập đào ở Sa Pa rất đắt. Anh tốn thêm 26 triệu đồng tiền thuê mặt bằng. Anh thuê 8 người bán hàng, trông nom với giá 300.000 đồng/người/ngày. “Lỗ thì đã lỗ nhiều rồi, tôi đập bỏ để cho mọi người đừng nghĩ rằng 100.000- 200.000 đồng của họ là to”.

Nhiều người chỉ trả 100.000-200.000 đồng cho một cành đào, không đủ giá nhập. Trong khi đó, giá nhập đào ở Sa Pa rất đắt. Anh tốn thêm 26 triệu đồng tiền thuê mặt bằng. Anh thuê 8 người bán hàng, trông nom với giá 300.000 đồng/người/ngày. “Lỗ thì đã lỗ nhiều rồi, tôi đập bỏ để cho mọi người đừng nghĩ rằng 100.000- 200.000 đồng của họ là to”.

Một người bán quất đã cưa nát thân cây và đập vỡ bầu đất của các cây quất còn chưa bán được.

Một người bán quất đã cưa nát thân cây và đập vỡ bầu đất của các cây quất còn chưa bán được.

Những cây cảnh phút chốc trở thành rác.

Những cây cảnh phút chốc trở thành rác.

Chị Hợp, công nhân vệ sinh môi trường, cho biết nhóm của chị đã phải làm việc cật lực từ sáng 30 Tết để thu gom 4 xe; chủ yếu là đào rừng, đào phai, quất cảnh.

Chị Hợp, công nhân vệ sinh môi trường, cho biết nhóm của chị đã phải làm việc cật lực từ sáng 30 Tết để thu gom 4 xe; chủ yếu là đào rừng, đào phai, quất cảnh.

Trong khi đó, một số người tranh thủ cơ hội khi công nhân vệ sinh chưa dọn dẹp xong thì đến nhặt những cây đào rừng bị bỏ lại để mang về. Một người đàn ông nhặt từng cành đào rừng nhỏ còn sót lại sau khi anh Quân đập xong rồi bỏ đi. Anh cho biết nhặt được nhiều cành nhỏ thì sẽ đủ một bó cắm lọ chơi Tết.

Trong khi đó, một số người tranh thủ cơ hội khi công nhân vệ sinh chưa dọn dẹp xong thì đến nhặt những cây đào rừng bị bỏ lại để mang về. Một người đàn ông nhặt từng cành đào rừng nhỏ còn sót lại sau khi anh Quân đập xong rồi bỏ đi. Anh cho biết nhặt được nhiều cành nhỏ thì sẽ đủ một bó cắm lọ chơi Tết.

Việt Hùng

Nguồn Znews: http://news.zing.vn/tieu-thuong-ha-noi-cung-dap-nat-hoa-dao-de-tranh-bi-ep-gia-post819947.html