Tiêm kích MiG-41 sẽ có pháo xung điện từ và tên lửa tầm siêu xa?

Nga đang vượt qua các ranh giới của kỹ thuật hàng không khi phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 mang tính cách mạng, đó chính là tiêm kích MiG-41.

Tiêm kích MiG-41 được kỳ vọng sẽ sở hữu tốc độ cực lớn và có khả năng hoạt động tại quỹ đạo không gian thấp, đi kèm với đó là hàng loạt vũ khí vô cùng mạnh mẽ.

Giới chuyên gia quân sự Nga sau khi tham khảo một vài báo cáo từ cơ quan chức năng gần đây cho rằng máy bay chiến đấu MiG-41 thế hệ thứ sáu của VKS (Lực lượng hàng không vũ trụ Nga), sẽ bay lên bầu trời vào năm 2025.

Thách thức chính để hiện thực hóa tầm nhìn này là sự phát triển động cơ kích nổ xung, sẽ cung cấp đầy đủ năng lượng cho máy bay để đạt tốc độ siêu thanh.

Tạp chí công nghệ Nga Sfera lưu ý: “Trong khi tiến trình đang được thực hiện, chúng ta đang mạo hiểm tiến vào lĩnh vực chưa được khám phá ở đây. Đó là xử lý sự hao mòn của động cơ, do tải trọng động đặc biệt phát sinh”.

Theo suy đoán của nhiều nhà phân tích, chiếc máy bay có thể được thiết kế để hoạt động bằng động cơ thay thế. Các lựa chọn tiềm năng bao gồm động cơ giai đoạn hai mượn từ Su-57 hoặc động cơ P-579-300 từ Soyuz AMNTK.

Điều thú vị là động cơ P-579-300 đã sở hữu một bộ tạo khí được phát triển. Thiết bị này trước đây được sử dụng trong Yak-141, đóng vai trò là mẫu nền tảng cho sự phát triển.

Có rất nhiều suy đoán về số phận của MiG-41, với rất ít xác nhận chính thức để có bất kỳ chi tiết nào. Tuy nhiên có thể máy bay chiến đấu sẽ được triển khai làm nhiệm vụ vào năm 2028, khác xa với mốc thời gian được suy đoán trước đó là 2024 - 2025.

MiG-41 là một dự án quốc phòng được bảo mật cao, sự tồn tại hiện vẫn chưa chắc chắn.

Việc đề cập đến tốc độ Mach 4,3 của MiG-41 gợi nhớ đến một báo cáo chưa được công bố rộng rãi từ năm 2022, liên quan đến việc tổ hợp Soyuz tiết lộ vài thông tin trên trang web của mình về động cơ R-579 300 - "Trái tim" phù hợp cho Su-57, cùng nhiều loại khác.

Một trong những nhà thiết kế chính của Soyuz đã hé lộ thông tin về động cơ R-579 300 trong một cuộc phỏng vấn và thu hút rất nhiều sự quan tâm từ giới truyền thông:

"Hiện tại, chúng tôi đang thực hiện một dự án độc đáo - phát triển một 'máy bay chiến đấu cất cánh thẳng đứng mới cho tàu sân bay'. Có những lời dự đoán rằng R-579-300 được chế tạo để thực hiện cất cánh thẳng đứng mà không cần vòi quay".

"Tính năng vượt trội này được thực hiện bằng cách dẫn không khí từ mạch thứ hai của động cơ qua các ống chuyên dụng đi xuống để tạo lực nâng. Ngoài ra, nó còn sở hữu trục ngắt điện có thể gắn vào cánh quạt"

Ngoài ra Nga còn đang phát triển pháo xung điện từ (EMP), một vũ khí có tiềm năng thay đổi cuộc chơi trong lĩnh vực tác chiến trên không. "Khẩu súng năng lượng" cải tiến này có thể mở rộng phạm vi mục tiêu cho MiG-41.

Các nguồn tin Nga gợi ý khả năng sử dụng phiên bản pháo EMP kém mạnh hơn như một biện pháp ngăn chặn hiệu quả, chống lại máy bay không người lái. Giới quan sát cũng suy đoán rằng chiếc MiG-41 sắp ra mắt có thể được trang bị tên lửa R-37.

Trước đó, tờ báo Izvestia của Nga đưa tin về việc MiG-41 có thể được trang bị hệ thống tên lửa đánh chặn đa năng, có khả năng xử lý tên lửa siêu thanh mang nhiều đầu đạn.

Nếu tiêm kích đánh chặn thế hệ thứ 6 MiG-41 thực hiện thành công chuyến bay đầu tiên vào năm 2025, thì nó dự kiến sẽ hoạt động hoàn toàn vào khoảng năm 2030.

Cảm giác cấp bách này dường như xuất phát từ thực tế là việc sản xuất động cơ cho chiếc MiG-31 hiện tại đã dừng lại và số phụ tùng dự trữ đang nhanh chóng cạn kiệt.

Tuy vậy, phần lớn ý kiến từ các nhà quan sát phương Tây đều cho rằng tính năng của tiêm kích MiG-41 quá "viễn tưởng" và chỉ đơn giản là giấc mơ không có thực mà người Nga đề ra mà thôi.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/tiem-kich-mig-41-se-co-phao-xung-dien-tu-va-ten-lua-tam-sieu-xa-post571149.antd