Thảm họa tận thế, cực Bắc 'nổi loạn' đe dọa nước Nga

Cực Bắc đang trôi rất nhanh về phía Nga với tốc độ trên 55km/năm.

Hãng Sputnik Nga đưa tin, theo nhóm nghiên cứu thuộc Cơ quan Khí tượng và Đại dương Quốc gia Mỹ và Cơ quan Khảo sát Địa chất Anh cho biết nước Nga chuẩn bị gặp biến động lớn trong tương lai.

Cực Bắc từ đang di chuyển nhanh với tốc độ 50-50km/năm về phía Siberia. (Ảnh: Alamy)

Đó chính là Cực Bắc từ đang di chuyển tăng tốc và đổ xô nhanh chóng về phía Siberia. Sự xê dịch này sẽ gây ra nhiều biến động trong tương lai đặc biệt ảnh hưởng đến bản đồ smartphone và hệ thống định vị.

Ông Ciaran Beggan, nhà địa vật lý tại Cục Khảo sát Địa chất Anh ở Edinburgh cho biết: "Chúng ta đã biết từ nhật ký của những con tàu cũ kỹ rằng trong 400 năm qua, Cực Bắc từ ở quanh Bắc Canada. Từ những năm 1900, nó di chuyển hàng chục ki-lô-mét. Nhưng trong 50 năm qua, nó bắt đầu di chuyển về phía Bắc và trong 30 năm gần đây nó bắt đầu tăng tốc từ khoảng 5-10km/năm tới 50-50km/năm của ngày nay. Hiện nó di chuyển nhanh về phía Siberia".

Theo Guardian, những di chuyển lạ thường gần đây của Cực Bắc từ được cho là do sự hình thành của một dòng chảy hẹp - giống như dòng phản lực trong khí quyển, trong lõi ngoài lỏng của Trái đất.

Nam Cực từ đang di chuyển chậm hơn Bắc Cực từ rất nhiều bởi vì lõi lỏng đang di chuyển hoàn toàn khác ở bán cầu Nam.

Sự dịch chuyển của Cực Bắc từ ảnh hưởng mạnh đến các hệ thống định vị sử dụng la bàn từ tính.

Trong khi đó, đối với điện thoại thông minh, phương tiện giao thông, tàu bè và máy bay có kết nối với hệ thống định vị sử dụng vệ tinh như GPS và GLONASS. Nếu Cực Bắc từ bị xê dịch, các thiết bị định vị sẽ không hoạt động.

Tính toán sự dịch chuyển vị trí của Cực Bắc từ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với khu vực nằm trên vĩ tuyến 55, đây là khu vực bao phủ lãnh thổ phía Bắc của Canada, Scandanavia và phần lớn lãnh thổ của Nga.

Theo thời gian, xa hơn là viễn cảnh trái đất bị đảo ngược do Cực Bắc từ chuyển xuống Cực Nam.

Tuy rằng sự dịch chuyển sẽ không dẫn tới bất kỳ sự thảm họa tuyệt chủng hàng loạt nào nhưng kịch bản có thể là đáng lo sợ nhất là với các loài chim di cư và động vật biển.

Một hậu quả nghiêm trọng hơn có thể xảy ra do sự "giằng co" giữa các mảng từ trường ở Bắc Canada và Siberia đó chính là sự suy thoái của lá chắn từ trường ngăn Trái Đất tránh khỏi sóng mặt trời và bức xạ vũ trụ.

Tuy nhiên, các nhà khoa học hi vọng điều này sẽ không xảy ra sớm, quá trình chuyển dịch sẽ kéo dài, mất hàng nghìn năm để kết túc. Hy vọng điều này sẽ giúp chúng ta dần thích nghi.

Minh Anh (tổng hợp)

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/tham-hoa-tan-the-cuc-bac-noi-loan-de-doa-nuoc-nga-a421412.html