Tài chính tuần qua: 'Chính phủ không phá giá tiền đồng để hỗ trợ cho xuất khẩu'

Phát biểu cuối cùng tại phiên thảo luận chiều 27/10, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ khẳng định, Chính phủ nhất quán chính sách ổn định giá trị đồng tiền. 'Nhân đây, chúng tôi báo cáo là Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ chưa bao giờ và sẽ không bao giờ có chủ trương phá giá đồng tiền của chúng ta để hỗ trợ cho xuất khẩu', ông nói.

Ảnh minh họa.

Phó Thủ tướng: Không phá giá VND, giữ mặt bằng lãi suất

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ khẳng định, Chính phủ nhất quán chính sách ổn định giá trị đồng tiền. "Nhân đây, chúng tôi báo cáo là Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ chưa bao giờ và sẽ không bao giờ có chủ trương phá giá đồng tiền của chúng ta để hỗ trợ cho xuất khẩu", ông nói.

Đồng thời khẳng định, Chính phủ thực hiện một chính sách về tài khóa chặt chẽ nhưng thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng và linh hoạt theo tín hiệu thị trường, và Chính phủ không có một động thái nào trong việc nới lỏng kiểm soát về lạm phát như băn khoăn của đại biểu. (Xem thêm)

Lợi nhuận ngân hàng Việt vừa bơi vừa… đeo tạ

Có thể thấy diễn biến tăng mạnh lên của nợ có khả năng mất vốn tại nhiều ngân hàng như: ACB với hơn 1.264 tỷ đồng, tăng tới hơn 60% so với cuối 2017; MBBank gần 1.319 tỷ đồng, tăng tới 62% so với cuối 2017; Techcombank gần 2.027 tỷ đồng, tăng 30,5%...

Tuy nhiên, dù nợ có khả năng mất vốn tăng mạnh không hẳn là tiêu cực. Bởi trước hết, mặc dù đeo một mức tạ nặng hơn nhưng lợi nhuận tại những thành viên này tiếp tục "bơi" mạnh, với một tốc độ cao. (Xem thêm)

“Dư nợ tín dụng bất động sản và chứng khoán vẫn chiếm tỷ trọng thấp”

Trao đổi với PV, một lãnh đạo chuyên trách lĩnh vực này của Ngân hàng Nhà nước cho biết, đến thời điểm này, dư nợ tín dụng bất động sản và chứng khoán trong hệ thống vẫn chiếm tỷ trọng thấp, dưới 10% mỗi loại; riêng tín dụng bất động sản nếu "cộng cả" tín dụng tiêu dùng mua và sửa chữa nhà ở, cũng chỉ hơn chục phần trăm mà thôi.

"Tại thời điểm này, tỷ trọng và dư nợ cho vay những mảng trên đều bình thường, thậm chí thấp nếu tính theo giới hạn tối đa", vị lãnh đạo trên cho biết. (Xem thêm)

Ngân hàng tăng phòng thủ thanh khoản

Chỉ còn hơn 2 tháng nữa, quy định tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn xuống 40% sẽ được áp dụng. Nhiều ý kiến tỏ ra lo ngại khi quy định trên có hiệu lực sẽ tác động đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Đã có ý kiến đề nghị NHNN tiếp tục cho phép các TCTD được sử dụng tỷ lệ tối đa 45% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn trong năm 2019 thay vì giảm về mức 40% như quy định hiện hành. (Xem thêm)

Tràn lan mua bán ngoại tệ trái phép

Đổi ngoại tệ tại các tiệm vàng đã trở thành thói quen không đổi của nhiều người dân TP.HCM. Giữa tháng 10, chị Thu (ngụ Q.7, TP.HCM) ra một tiệm vàng gần nhà thuộc P.Tân Quy mua đô la Hồng Kông chuẩn bị đi du lịch. Chủ tiệm vàng giới thiệu, chị Thu có thể mua hoặc bán tiền của các nước ở tiệm này. Tại một tiệm vàng gần khu chợ Xóm Chiếu, Q.4, khi chúng tôi hỏi có trao đổi ngoại tệ hay không, chủ tiệm vàng cũng khẳng định ở đây thu đổi các loại ngoại tệ.

Đại biểu Quốc hội: “Đổi 100 USD phạt 90 triệu đồng” là đúng

Chia sẻ với báo chí bên hành lang Quốc hội liên quan tới việc ông Nguyễn Cà Rê bị phạt 90 triệu đồng khi đổi 100 USD tại tiệm vàng, ông Nguyễn Đức Kiên - Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho rằng, hành vi mua bán ngoại tệ của ông Rê là trái pháp luật, và việc UBND TP Cần Thơ ra quyết định xử phạt là đúng.

"Người dân vi phạm quy định pháp luật phải xử lý còn hình thức, cách thức như thế nào để kết hợp giữa tính giáo dục và tính nghiêm minh của pháp luật thì cần cân nhắc", ông Kiên nói. (Xem thêm)

“Bỗng dưng” mất tiền trong thẻ ngân hàng, lỗi tại ai?

Luật sư Trần Minh Hải, Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Đào tạo Nghiệp vụ Ngân hàng, Giám đốc điều hành Hãng luật Basico cho hay: Mất tiền trong thẻ thường có hai nguyên nhân chính. Thứ nhất là nguyên nhân đến từ phía khách hàng có thể liên quan đến việc để lộ mật khẩu, mất thẻ không kịp báo cho ngân hàng, trục trặc cây ATM nuốt thẻ nhưng vẫn giao dịch… Thứ hai là trục trặc từ phía ngân hàng. Trước đây từng có ngân hàng gặp trục trặc trong xử lý do hai hệ thống theo dõi không liên thông, bình thường đóng phải đóng cả hai hệ thống. (Xem thêm)

HOÀNG HÀ

Nguồn BizLIVE: http://bizlive.vn/tai-chinh/tai-chinh-tuan-qua-chinh-phu-khong-pha-gia-tien-dong-de-ho-tro-cho-xuat-khau-3477218.html