Trồng mướp đắng trong chậu tại nhà: Dễ không tưởng, quả sai trĩu trịt!

Bạn không cần phải có khu vườn rộng mới có thể tự tay trồng mướp đắng – loại rau quả giàu dinh dưỡng, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt cho sức khỏe. Chỉ với vài vật dụng đơn giản và một chút kiên nhẫn, bạn hoàn toàn có thể biến chiếc ban công hay sân thượng nhỏ thành 'vườn khổ qua' xanh mướt, sai trĩu quả.

Phát huy giá trị Di tích khảo cổ Gò Thành gắn với giáo dục và du lịch

Di tích khảo cổ Gò Thành tọa lạc tại xã Tân Thuận Bình (huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang) là một trong những địa điểm khảo cổ quan trọng của nền văn hóa Óc Eo - nền văn minh cổ từng phát triển rực rỡ tại khu vực Nam bộ từ thế kỷ I đến thế kỷ VIII.

Những mô hình trồng trọt điển hình trong nhà lưới ở Hậu Lộc

Trong lộ trình phát triển nông nghiệp hiện đại, nhiều nông dân huyện Hậu Lộc đã chủ động phát triển mô hình trồng trọt trong nhà lưới cho hiệu quả kinh tế cao. Không chỉ phát huy được giá trị quỹ đất, nâng cao hiệu quả kinh tế, các mô hình còn tạo hiệu ứng cho ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào trồng trọt, thay đổi tư duy sản xuất nông sản hàng hóa gắn phát triển thị trường tiêu thụ...

Bờ sông Đuống đoạn qua Hà Nội sạt lở, người dân nơm nớp lo sợ

Nước lũ dâng cao, chảy siết vào năm ngoái khiến nhiều tài sản, đất đai, hoa màu tại bờ sông Đuống (đoạn Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội) bị cuốn trôi, để lại một hố sạt dài khoảng 120 mét, ăn sâu vào đất liền khoảng 50 mét, đe dọa khu dân cư đông đúc.

Nông dân Nghi Xuân tích cực bám đồng, vớt vát vụ dưa hấu

Bà con nông dân ở xã Xuân Hồng (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang tích cực bám đồng, vớt vát vụ dưa hấu sau nhiều lần bị thiệt hại do thời tiết bất lợi và gặp sâu bệnh.

Hiệu quả trồng mướp đắng theo hướng canh tác tự nhiên ở xã Hải Dương

Xã Hải Dương, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị có vùng đất cát pha rộng lớn. Trước đây, vùng đất này gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp do đất đai bạc màu. Những năm trở lại đây, người dân Hải Dương áp dụng mô hình trồng mướp đắng theo hướng canh tác tự nhiên đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần cải thiện môi trường canh tác.

Hương Sơn thử nghiệm nhiều giống cây mới

Sâm bố chính, dứa là 2 loại cây trồng mới được người dân xã Kim Hoa (Hương Sơn - Hà Tĩnh) thử nghiệm, kỳ vọng sẽ nâng cao hiệu quả kinh tế, thay thế một số cây trồng đã thoái hóa.

Nông dân Bình Mỹ phát triển diện tích rau màu theo hướng hữu cơ

Thôn Bình Mỹ (thôn Bắc Bình cũ), xã Cam Tuyền được biết đến là vùng trồng rau lớn nhất ở huyện Cam Lộ. Với đặc điểm địa bàn nằm trải dài dọc ven sông Hiếu, đất cát pha; sau mỗi mùa lũ về, lượng phù sa lắng lại nhiều, đất đai màu mỡ phù hợp với việc trồng các loại rau, củ, quả. Phát huy lợi thế này, từ bao đời nay, người dân ở khu dân cư Bình Mỹ đã tập trung phát triển trồng các loại rau màu để bán ra thị trường, tăng thu nhập cho gia đình. Mấy năm trở lại đây, nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng là lựa chọn thực phẩm sạch, an toàn và tốt cho sức khỏe, nhiều nông dân trồng rau ở Bình Mỹ bắt đầu áp dụng phương pháp trồng rau hữu cơ.

'Làng lu' ở Bình Dương

Trải qua thăng trầm lịch sử và những thay đổi của đời sống, xã hội, làng lu Tương Bình Hiệp vẫn giữ cách thức sản xuất thủ công truyền thống

Thạch Hà phấn đấu treo trỉa 50% diện tích lạc xuân trước Tết

Tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân Thạch Hà (Hà Tĩnh) đang dồn sức ra đồng để phấn đấu phủ kín gần 1.000 ha lạc vụ xuân, trong đó quyết tâm gieo trỉa 50% diện tích trước Tết.

Phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả

Là địa phương có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp, những năm qua, huyện Hoằng Hóa đã thực hiện có hiệu quả việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hỗ trợ người dân xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp ở tất cả các lĩnh vực; nhất là các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Từ đó, đã có nhiều mô hình được nhân rộng, làm thay đổi tập quán canh tác truyền thống, nâng cao thu nhập cho người dân.

Kiệu được giá, nông dân Kỳ Đồng phấn khởi chờ vụ tết

Với giá bán lẻ từ 17.000 – 25.000 đồng/kg, mỗi gia đình trồng kiệu tại xã Kỳ Đồng (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có thể thu về cả mấy chục triệu đồng nhờ cây trồng này trong dịp Tết.

Cách trồng tỏi ở ban công vừa làm gia vị vừa trang trí

Mùa thu đông là thời điểm thích hợp nhất để trồng tỏi; cách trồng tỏi tại nhà cực dễ, bạn sẽ không chỉ chủ động về loại gia vị này mà còn có một bồn cây trang trí.

Thoáng bóng hoàng mai

Tháng 10 âm lịch, 'chính vụ' của mùa mưa xứ Huế, mưa trút từng cơn nặng hạt, lòng tôi cũng bớt một phần lo lắng khi Tường - chàng thanh niên trẻ của làng mai Thế Chí Tây (xã Điền Hòa, huyện Phong Điền) - tự tin: 'Mưa ni tốt chị nờ, bà con mong mưa, hiện chừ mai đã ra nụ kim, năm ni nụ nhiều lắm, mưa lạnh sẽ làm trùm nụ hoa, kịp cho mùa tết. Trời mà nắng nhiều thì hoa mai sẽ nở sớm trước Tết hết'.

Xa rồi những mái nhà tranh!

Mái nhà tranh, vách nứa, cùng với bếp lửa có ông táo chụm bằng củi khô… là những hình ảnh quen thuộc gắn liền với cuộc sống của người nông dân Việt Nam. Ai xa quê mà không hoài nhớ về nơi chôn nhau cắt rốn, nơi có mái tranh nghèo đã một thời chở che, nuôi dưỡng tuổi ấu thơ.

Làng rau vùng biển ngang Thạch Hà tất bật sản xuất phục vụ thị trường Tết

Nhiều hộ dân trồng rau tại xã Thạch Văn (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tích cực bám đồng, xuống giống, chăm sóc rau vụ đông nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ dịp Tết Nguyên đán.

Bí quyết trồng rau xanh tại nhà hiệu quả mà không cần dùng đến phân bón

Việc sử dụng nguyên liệu sẵn có trong bếp như bã cà phê, vỏ trứng phơi khô và vỏ chuối là một cách tốt để đảm bảo cây trồng được cung cấp đủ dinh dưỡng mà không cần phải dùng đến phân bón hóa học độc hại.

Bến Tre: Biển ăn sâu vào đất liền, cuộc sống đảo lộn

Tình trạng sạt lở bờ sông ở Bến Tre diễn biến phức tạp, nhiều nơi nguy hiểm, đe dọa nhà cửa, sản xuất và đời sống dân cư, trong khi kinh phí chống sạt lở còn hạn chế.

Sạt lở bờ sông tại Bến Tre diễn biến phức tạp

Hiện tại, sạt lở bờ sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre đang diễn biến phức tạp. Nhiều vị trí có nguy cơ sạt lở nguy hiểm, nhất là ở khu vực các cồn, công trình đê bao, bờ bao, đường giao thông, nguy cơ gây ảnh hưởng, thiệt hại đến nhà ở, sản xuất và dân sinh trong khi nguồn kinh phí để đầu tư xây dựng, gia cố sạt lở rất lớn, vượt quá khả năng cân đối của địa phương.

Nỗi lo sạt lở nhiều đoạn đê, bờ bãi sông Chu ở Thọ Xuân

Ảnh hưởng của mưa lũ thời gian qua khiến một số đoạn đê, bờ bãi sông Chu tại huyện Thọ Xuân bị sạt lở, tiến sát gần khu dân cư. Chính quyền địa phương cùng ngành chức năng cũng đã kịp thời, chủ động khắc phục khẩn cấp, nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống đê điều, tính mạng, tài sản của người dân.

Cận cảnh nơi sông Hồng 'ăn' sâu vào khu dân cư

Đến thời điểm hiện tại, nước sông Hồng đã 'ăn' sâu vào đất canh tác và đất ở của nhiều hộ dân tại thôn 4 và thôn 5, xã Kim Lan, Gia Lâm, Hà Nội.

Cấp bách xử lý 40 điểm đê gặp sự cố

Hiện nay, nước trên hệ thống các sông chính đã xuống, trên 620km đê của thành phố đã xuất hiện hơn 40 điểm sạt lở, nghiêm trọng có nhiều vị trí sụt lún đã áp sát nhà dân.

Sạt lở nghiêm trọng bờ sông Hồng, người dân phải di dời khẩn cấp

Trong những ngày qua, tình trạng sạt lở nghiêm trọng đã xảy ra dọc bờ sông Hồng, tại thôn 4, thuộc xã Kim Lan (huyện Gia Lâm, TP Hà Nội), đe dọa đến đời sống của người dân

Bãi sông ở xã Kim Lan (Gia Lâm) vẫn tiếp tục sạt lở ảnh hưởng đến nhà dân

Ngày 25/9, ông Trương Văn Học, Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm (Hà Nội) cho biết, hiện nay, tại xã Kim Lan tiếp tục xảy ra tình trạng sạt ở khu vực bờ, bãi sông không đảm bảo an toàn về người và tài sản của nhân dân.

Hà Nội: Bãi sông ở Gia Lâm vẫn tiếp tục sạt lở, ảnh hưởng đến nhà dân

Để đảm bảo an toàn tại khu vực sạt lở ở bãi sông xã Kim Lan, Ủy ban Nhân dân huyện Gia Lâm tổ chức di dời 5 hộ dân đến nơi an toàn; đặt biển cảnh báo nguy hiểm, không cho người dân qua lại.

Hạ tầng giao thông xã Hoàng Hanh bị hư hại do mưa lũ

Trong đợt mưa lũ vừa qua, do mưa lớn kéo dài kèm với nước sông Hồng dâng cao đã gây ngập lụt, sạt lở, ách tắc cục bộ một số tuyến giao thông tại xã Hoàng Hanh (thành phố Hưng Yên), ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân.

Thọ Xuân (Thanh Hóa): Hàng trăm hộ dân ven bờ sông Chu sống thấp thỏm vì sạt lở

Do ảnh hưởng của mưa lũ và kết cấu đất cát pha, nhiều diện tích đất khu vực bờ sông Chu đoạn qua xã Thọ Hải, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) bị sạt lở nghiêm trọng. Hàng trăm hộ dân sống cạnh bờ sông không khỏi thấp thỏm, lo lắng.

Sớm xây kè chống sạt lở bờ sông Chu

Người dân mong mỏi các cấp chính quyền quan tâm, sớm đầu tư xây kè chống sạt lở để bảo vệ đất sản xuất, bảo đảm an toàn cho người dân sinh sống gần sông Chu.