Thầy giáo Lê Ngọc Thùy (dạy môn toán Trường THPT Hương Vinh, TP Huế) được Sở GD&ĐT tỉnh TT-Huế tuyên dương về hành động dũng cảm cứu người giữa mưa lũ nguy hiểm.
Bám sát địa bàn, chia sẻ khó khăn với các em học sinh và người dân địa phương, nhiều cán bộ, chiến sĩ BĐBP đã và đang đồng hành cùng các lớp học xóa mù chữ, lớp học tình thương trên khắp nẻo biên cương của Tổ quốc. Bằng tình cảm, lòng nhiệt huyết và tinh thần trách nhiệm của mình, những 'thầy giáo quân hàm xanh' đã góp phần 'gieo chữ', mở ra hy vọng về một tương lai tươi sáng cho các em học sinh và người dân.
Lao mình xuống dòng nước lũ đang cuồn cuộn để ứng cứu 8 người dân bị lật ghe, thầy giáo ở TT-Huế vẫn mang trong mình nỗi day dứt khi không thể cứu nhiều người hơn.
Sáng 20/11, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) Nguyễn Thị Phương Lan đã đến dự họp mặt kỷ niệm 41 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam tại Trường THPT Nguyễn Trung Trực và tổ chức dâng hoa, dâng hương tại 'Niệm sư từ'.
Các thầy giáo, cô giáo Trường THCS Chương Dương không chỉ đem đến kiến thức mà còn quan tâm, yêu thương học sinh hết lòng, qua những bữa trưa, học bổng âm thầm.
Sau khi xuất ngũ, chàng trai Bùi Văn Anh đi học Sư phạm Tiểu học nhưng cơ duyên lại đưa Văn Anh sang ngã rẽ Sư phạm Mầm non...
Sáng 20/11, tại Trường THPT Hương Vinh (TP Huế), Sở GĐ&ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tuyên dương, khen thưởng thầy giáo Lê Ngọc Thùy (giáo viên dạy toán Trường THPT Hương Vinh). Thầy Thùy là người đã có hành động dũng cảm, cứu sống 3 người bị nước lũ cuốn trôi trong đợt mưa lũ lớn vừa qua.
Không may bị khiếm thị, con đường đi tới tương lai của thầy giáo Nguyễn Trung Thái (sinh năm 1985) từng gặp không ít gập ghềnh, gian khó, song thầy đã nỗ lực vượt qua bằng ý chí, tri thức và niềm tin với quan điểm nhất quán: 'Hãy cứ bước đi rồi đường sẽ thẳng'.
Mỗi dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, những câu chuyện cảm động về tình thầy trò giữa đời thường lại khiến nhiều người thấy ấm áp hoặc rưng rưng xót xa.
Phát hiện có người chới với giữa dòng nước lũ, thầy Thùy lập tức ứng cứu, đưa 3 người lên bờ an toàn. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ tuyên dương, khen thưởng trước hành động dũng cảm của thầy Thùy.
Hành động cứu người gặp nạn trong cơn lũ của thầy giáo Lê Ngọc Thùy là hình ảnh đẹp và là tấm gương sáng về lòng dũng cảm cần được tuyên dương và lan tỏa ra cộng đồng.
Gần 10 năm gắn bó công việc thiện nguyện, với thầy Nguyễn Hoàng Nam, giáo viên Trường THCS Long Thạnh (Hậu Giang) trông thấy các hoàn cảnh mình giúp đỡ có cuộc sống mới đã là điều hạnh phúc nhất.
18 năm gắn bó với sự nghiệp 'trồng người', thầy giáo Lê Đức Thịnh, giáo viên trường THPT Chuyên Trần Phú (TP Hải Phòng) đã nuôi dưỡng, chắp cánh cho đam mê toán học của nhiều thế hệ học sinh. Đặc biệt, thầy đã dìu dắt và đào tạo nhiều học sinh giỏi toán các cấp, trong đó có 3 học sinh đoạt HCV trong Kỳ thi Olympic Toán quốc tế vào các năm 2009, 2019 và 2023.
Tính đến nay thầy giáo Đoàn Văn Minh - Trường Mầm non Đông Mai, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) đã có 30 năm đứng lớp. Thầy đã biến điều tưởng như xa lạ, không thể thành một câu chuyện cổ tích.
Sáng 20-11, đúng dịp kỷ niệm 41 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ tuyên dương và khen thưởng thầy giáo Lê Ngọc Thùy, giáo viên dạy toán của Trường THPT Hương Vinh, TP Huế vì đã có hành động dũng cảm, không quản nguy hiểm tính mạng, quên mình lao ra giữa dòng lũ chảy xiết cứu dân trong vụ lật ghe vào ngày 15-11 tại đường Đặng Tất, phường Hương Sơ, TP Huế.
Dù đã U40 nhưng thầy giáo này càng ngày càng lôi cuốn và nam tính hơn.
Thầy Lê Quang Vinh là giáo viên Toán tại Trường Wellspring Saigon và cũng là giáo viên giảng dạy SAT Math, các chương trình AP. Ngoài công việc chính tại trường, thầy còn là giáo viên giảng dạy các chương trình ôn thi Toán chuẩn quốc tế (SAT, AP, IGCSE…) tại Summit Education và cả chương trình luyện thi Toán phổ thông của Anh văn Hội Việt Mỹ (VUS). Với kinh nghiệm giảng dạy, lối tư duy hiện đại, thầy đã và đang giúp nhiều học sinh thay đổi nhận thức về sự học.
Sáng 20/11, Học viện Chính trị tổ chức gặp mặt, kỷ niệm 41 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2023). Dự buổi lễ có các đồng chí: Trung tướng, Giám đốc, PGS.TS Nguyễn Văn Bạo - Giám đốc Học viện; Trung tướng Phạm Tiến Dũng, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chính ủy Học viện.
Xã Trung Lý (huyện Mường Lát) là một trong những xã khó khăn nhất của tỉnh Thanh Hóa. Nắm bắt được nghèo đói xuất phát từ trình độ dân trí còn thấp, nên đồn biên phòng Trung Lý đã phối hợp với các cấp chính quyền địa phương mở nhiều lớp xóa mù chữ cho bà con nơi đây.
Khi học Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, tôi may mắn được làm học trò của cố Giáo sư Phan Trọng Luận, chuyên gia đầu ngành Phương pháp giảng dạy Văn học.
Sẽ có thêm ba trường đại học quốc gia; Những thầy giáo quân hàm xanh tâm huyết với trẻ vùng cao; Thanh tra việc lập hóa đơn điện tử ở cây xăng; Nga ngăn chặn thành công nỗ lực tấn công của Ukraine... là một số thông tin đáng chú ý trong bản tin Thời sự 9h00 hôm nay.
Làm cô giáo mầm non đã vất vả, vậy mà thầy Lê Văn Thắng lại còn là thầy giáo mầm non. Nhưng với tình yêu vô hạn, thầy Thắng đã bám bản, bám trường, vượt qua bao trở ngại hết lòng vì đàn em thơ.
'Con hãy bước đi, thầy sẽ theo cùng...', câu nói năm nào của thầy giáo tôi cho đến bây giờ luôn khiến tôi cảm thấy tự tin, vững vàng, dầu thầy không còn nữa. Suốt tháng ngày ấu thơ, biết bao nhiêu khoảnh khắc chúng tôi thiếu bố mẹ đồng hành và điều diệu kỳ, quan trọng nhất là mỗi đứa trẻ luôn được gieo vào tâm hồn trẻ nhỏ ý nghĩ: Mình không phải một mình!
Đừng vội thấy tác phẩm 'Người thầy' cùng dòng chữ nhỏ phía dưới - 'Hồi ức của một nhà giáo Mỹ' mà lướt qua vì nghĩ rằng đó là câu chuyện của một con người ở tận nơi nào xa lơ xa lắc, không có chút can dự hay điểm chung nào trong cuộc sống của chúng ta. Tin tôi đi, ngay khi bạn lật giở những trang đầu tiên của cuốn sách, bạn sẽ nhận ra một điều rằng: Dường như chúng ta đã từng bắt gặp một con người, một câu chuyện nào đó tương tự. Và kinh nghiệm giáo dục của ông thầy giáo Mỹ ấy là những kiến thức bổ ích, lý thú, đáng trăn trở, suy ngẫm cho giáo dục mọi quốc gia, thời đại.
Trong sâu thẳm ký ức mỗi người, thầy cô - mái trường luôn là những kỷ niệm sáng trong, tươi đẹp lung linh.
Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), Báo Thanh Hóa kính chúc các thầy giáo, cô giáo, những người đang công tác trong ngành giáo dục những lời chúc tốt đẹp nhất.
Thầy Lê Văn Trường, giáo viên Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, huyện Vĩnh Bảo, Tp.Hải Phòng đã vượt qua khó khăn do thị lực kém để làm tốt công việc 'đưa đò'.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn, là kim chỉ nam cho công cuộc Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay.
Từ xưa đến nay, sự học và vai trò của người thầy luôn được đề cao, nghề dạy học được thừa nhận là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Người thầy luôn là biểu tượng cho nhân cách, chuẩn mực đạo đức và phẩm hạnh. Trong xã hội hiện đại, vai trò của người thầy càng được xem trọng, không chỉ bởi là người truyền thụ kiến thức, mà còn là người góp phần quan trọng hình thành nên nhân cách cho thế hệ trẻ, thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước.
Trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã hình thành, xây dựng và giữ gìn được nhiều truyền thống tốt đẹp, tạo nên bản sắc văn hóa rất riêng. Vào mỗi dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), trên khắp mọi miền đất nước, các thế hệ học trò lại gửi những lời chúc mừng tốt đẹp nhất, những bông hoa tươi thắm nhất đến các thầy giáo, cô giáo với tấm lòng biết ơn sâu sắc. Đó là truyền thống 'tôn sư trọng đạo' từ bao đời nay của dân tộc ta.