Chiều 5/6, tại Nhà văn hóa xã Tiến Thắng, UBND huyện Gia Viễn phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Công nghệ Âu Mỹ tổ chức hội nghị công bố và cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận 'Dưa Gia Viễn - Ninh Bình'.
Thời điểm này, những vườn mận tam hoa ở xã vùng cao Tà Tổng (huyện Mường Tè) đang vào mùa thu hoạch quả. Bà con tập trung thu hái quả bán tại thị trường trong xã, huyện và du khách thập phương. Đặc biệt, các vườn mận chín đang tạo điểm hấp dẫn thu hút khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm hái mận.
Với đặc tính dễ trồng, dễ chăm sóc, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, cây sen đang được trồng ở nhiều địa phương của huyện Kim Động, mang lại nguồn thu nhập khá cho nhiều gia đình.
Nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của gia đình, những năm trở lại đây, anh Hồ Văn Păn, người dân tộc Vân Kiều ở thôn A Dơi Đớ, xã A Dơi, huyện Hướng Hóa quyết định chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo hướng mô hình kinh tế tổng hợp. Nhờ biết cách khai thác tiềm năng, lợi thế về khí hậu và thổ nhưỡng ở địa phương, mô hình của anh bước đầu mang lại nguồn thu nhập khá, tạo động lực để anh tiếp tục đầu tư phát triển kinh tế bền vững.
Hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới 2025 (5/6), Dự án Ngân hàng cây (TreeBank) đã phối hợp cùng Sở Nông Nghiệp và Môi trường tỉnh Tây Ninh, Ban quản lý Khu du lịch quốc gia Núi Bà Đen, Ban quản lý Khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng, UBND xã Phước Ninh và các đối tác, tổ chức sự kiện 'Trồng rừng giữ nước mùa mưa'
Vụ Đông Xuân 2024-2025, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai mô hình nhân giống lúa LH12 cấp xác nhận tại xã Chư Gu.
Với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp, cây mía đã được bà con nông dân xã Chiềng Sại, huyện Bắc Yên đưa vào trồng từ nhiều năm nay, mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập.
Ngay sau khi Văn Hóa đăng tải bài viết phản ánh những bất thường trong việc cấp mã số vùng trồng (MSVT) sâm Ngọc Linh cho một doanh nghiệp từng bị từ chối hồ sơ chỉ 15 ngày trước đó, UBND tỉnh Kon Tum đã có chỉ đạo nóng.
Với đặc điểm về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, người dân tại các xã vùng cao, biên giới của huyện Mường Tè chỉ canh tác một vụ mùa và phải canh tác sớm để đảm bảo khung thời vụ. Hiện, nông dân tại các xã: Ka Lăng, Thu Lũm, Mù Cả, Tá Bạ, Pa Vệ Sủ… đang chủ động canh tác, nỗ lực hoàn thành kế hoạch sản xuất và nhiệm vụ đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ, tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Ở tuổi 63, ông Cầm Pha Viêng, bản Phèn Sàng, xã Mường Lầm, huyện Sông Mã vẫn luôn phát huy tinh thần gương mẫu, trách nhiệm, không chỉ là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế gia đình, còn là cầu nối tin cậy giữa người dân với chính quyền.
Các chuyên gia cho rằng, sau khi hợp nhất 3 tỉnh: Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Thuận, tỉnh Lâm Đồng mới sẽ là một tổ hợp lợi thế chiến lược. Với những lợi thế khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn nhân lực dồi dào, có kinh nghiệm và trình độ, tỉnh Lâm Đồng xác định phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là một trong những trụ cột trọng tâm của nền kinh tế địa phương.
Để khơi dậy phong trào làm vườn tại các vùng nông thôn, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ người dân cải tạo vườn tạp, qua đó đánh thức tiềm năng quỹ đất vườn, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, từng bước phát triển thành mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao.
Xác định chè là cây trồng chủ lực, mang lại hiệu quả kinh tế cao, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Hồng Thu (huyện Sìn Hồ) tập trung tuyên truyền, vận động hội viên chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng giống chè San Tuyết. Từ đó, nhiều gia đình hội viên có thu nhập cao, trở thành điển hình làm kinh tế giỏi của địa phương, trong đó có chị Giàng Thị Sử (39 tuổi) ở bản Nà Kế 1.
Theo Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Bát Xát, năm 2025, diện tích cây dong riềng trên địa bàn huyện đạt 407 ha, tăng hơn 245 ha (tương đương tăng 2,5 lần) so với năm 2024.
Ngày 28-5, UBND xã Đăk Tơ Ver (huyện Chư Păh) phối hợp với Chi nhánh Công ty cổ phần Mascopex tại Gia Lai và Trung tâm Phát triển Cộng đồng (CDC) tổ chức chương trình hỗ trợ hơn 3.500 cây giống gáo đỏ và nhãn cho 112 hộ dân trên địa bàn xã.
Sáng 29/5, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND huyện Nho Quan, Trung tâm Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ Âu Mỹ tổ chức công bố nhãn hiệu chứng nhận 'Trà hoa vàng Cúc Phương' và cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
Pu Lau là bản vùng cao thuộc xã Mường Nhà (huyện Điện Biên). Hầu hết người dân ở Pu Lau đều trồng dứa và dứa mật là cây trồng giúp dân Pu Lau thoát nghèo. Mô hình trồng dứa hiệu quả được người dân học hỏi, làm theo. Dứa Pu Lau đang được xây dựng thương hiệu, trở thành sản phẩm OCOP.
Trong hành trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, xã Pha Mu (huyện Than Uyên) xác định cây quế là một trong những cây trồng chủ lực trên địa bàn. Bởi, loại cây này không chỉ phù hợp với điều kiện, thổ nhưỡng, giúp phủ xanh đất trống, đồi trọc, mà còn mang lại nguồn thu ổn định, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo cho người dân nơi đây.
Công nghệ khảo sát UAV được đánh giá là yếu tố góp phần vào sự thành công của dự án trạm biến áp 220kV Phú Quốc.
Cây ca cao từng được coi là cây trồng phụ, đang dần khẳng định vị thế của mình tại nhiều địa phương ở Việt Nam, đặc biệt là ở các vùng đất có điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp. Tân Biên, một huyện biên giới của tỉnh Tây Ninh, đang nổi lên như một điểm sáng trong việc phát triển vùng trồng ca cao tập trung, mang lại hy vọng về một cuộc sống no đủ hơn cho người nông dân.
Những năm gần đây, Trung tâm Nghiên cứu giống cây trồng (Sở Nông nghiệp và Môi trường) đã nghiên cứu, lai tạo một số giống lúa địa phương có năng suất, chất lượng cao. Trong đó, 2 giống lúa mới là Thơm Gia Lai và Tẻ than Gia Lai được kỳ vọng sẽ nhân rộng trong vụ mùa 2025.
Thực hiện chủ trương đa cây, đa con trong phát triển kinh tế nông nghiệp, những năm gần đây, nông dân xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa tích cực tìm tòi, nghiên cứu để xen canh thêm các loại cây trồng ngắn ngày có giá trị kinh tế cao. Trong đó, dưa hấu được người dân nơi đây lựa chọn đưa vào sản xuất. Đây là loại cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu địa phương, mang lại nguồn thu nhập khá và hiện đang nhân rộng trên địa bàn xã.
Từ cây cói Nga Sơn (Thanh Hóa), nhiều sản phẩm đã được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. Nhưng, để có được những sản phẩm này, người trồng cói phải 'phơi mình' dưới trời nắng nóng.
Bình Liêu là huyện miền núi, biên giới ở phía Đông Bắc của Quảng Ninh, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 96% dân số.
Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã tìm ra nguyên nhân một số lô sầu riêng nhiễm chất cấm, và cho rằng mỗi mắt xích trong chuỗi xuất khẩu cần thay đổi tư duy để đảm bảo toàn ngành tăng trưởng bền vững.
Chỉ còn 1 tuần nữa, huyện Phù Cừ, thủ phủ vải lai chín sớm của tỉnh sẽ bước vào thu hoạch. Dự kiến sản lượng vải quả toàn huyện ước đạt 14.500 -15.000 tấn quả, tăng hơn so với năm trước.
Loại tỏi chất lượng cao của Nhật Bản đã được trồng thử nghiệm thành công tại xã miền núi Na Ngoi (huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An), nhen lên hy vọng góp phần xóa đói giảm nghèo cho bà con.
Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp, một số vùng đất ven hồ Thác Bà, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái phát triển cây thanh long ruột đỏ mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân.
Ngày 17/5, tại Tổng đội thanh niên xung phong 10 Nghệ An thuộc xã Na Ngoi (huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An), Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh cùng các cơ quan liên quan tổ chức Hội thảo phổ biến kỹ thuật trồng tỏi Sanuki.
Những người nông dân kiên trì gắn bó với cây vải u hồng ở xã Đạ Rsal, huyện Đam Rông đang phấn khởi bước vào vụ thu hoạch năm nay vì trái vải vừa được mùa, được giá.
Hà Nội đang hoạch định việc khai thác bãi bồi và vùng ven sông Hồng trở thành các không gian văn hóa, du lịch, môi trường hấp dẫn cho hoạt động cộng đồng và gìn giữ hệ sinh thái bền vững.
Những phiên chợ, chuỗi sự kiện xúc tiến thương mại nông sản chính là cơ hội để tăng cường kết nối, đưa nông sản vùng miền tới gần hơn với người dân Thủ đô.
Ngày 16-5, Bộ đội Biên phòng tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Tỉnh đoàn Đắk Nông cùng cấp ủy, chính quyền, nhân dân xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức (Đắk Nông) tổ chức phát động 'Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ' nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 / 19-5-2025) và trao cây giống mắc ca tặng các hộ nghèo.
Câu lạc bộ các trường Thực hành Sư phạm được thành lập đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc kết nối và phát triển chuyên môn sư phạm cả nước